Một Số Yếu Tố Về Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Lâm Đồng


năng suất của bò HF và các con lai giữa bò HF và lai Sind vừa có ý nghĩa khoa học vừa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất ở tỉnh Lâm Đồng.


1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG

1.4.1 Địa hình

Lâm Đồng là 1 trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.764,79km2, gồm 9 huyện, 1 thị xã và thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính, kinh tế xã hội của tỉnh. Phía Bắc tỉnh Lâm Đồng giáp tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận (bản đồ phụ lục 1). Độ cao trung bình của Lâm

Đồng từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao.

Địa hình cao trung bình so với mặt biển tại thành phố Đà Lạt là 1.500m, thấp dần xuống các huyện Đức Trọng (1.047m), Di Linh, Lâm Hà (850m), Cát Tiên, Dạ Tẻh (420m). Địa hình của tỉnh Lâm Đồng bị chia cắt bởi nhiều sông suối ở thượng nguồn, có trữ lượng nước dồi dào so với các tỉnh khác thuộc Tây Nguyên đồng thời ở đây cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng, động, thực vật với những cảnh quan kỳ thú. Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.


1.4.2 Khí hậu

Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có 2 mùa mưa và


khô rõ rệt nhưng lại chịu ảnh hưởng của độ cao là nơi giao lưu giữa các luồng khí quyển thấp giữa lục địa với biển Đông, vì vậy khí hậu quanh năm mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao ổn định. Biên độ nhiệt dao động ít, nhiệt độ bình quân cả năm từ năm 2000 đến 2008 trung bình là 20,240c – 20,720c. Lượng mưa trung bình

1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân đó là lợi thế của tỉnh.

Với những đặc điểm tài nguyên, tỉnh Lâm Đồng rất phù hợp cho việc bố trí các tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng. Từ đó cho phép người dân lựa chọn các loại hình trang trại khác nhau phù hợp với đặc trưng, thế mạnh của từng nhà đầu tư theo hướng phát triển sản xuất nông - lâm kết hợp gắn với chăn nuôi bò thịt hay bò sữa hoặc kết hợp cả hai.

Sản xuất nông nghiệp là ngành chính trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, tuy nhiên diện tích rừng càng ngày càng giảm xuống, đất trồng lúa màu giảm tương đối, thay thế vào đó là phát triển cây công nghiệp như: chè, cà phê, dâu tằm. Đất trồng cỏ tăng không đáng kể, chủ yếu dùng để trồng và nhân giống cỏ hòa thảo, do không còn đồng cỏ lớn, chăn nuôi trâu bò đang gặp khó khăn. Các cây hoa màu chính là lúa và ngô được trồng 2 vụ chủ yếu ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh. Cây rau trở thành vùng chuyên canh, thâm canh trồng nhiều vụ quanh năm ở Đà Lạt, Đơn Dương... Sau thu hoạch nông sản nguồn phụ phẩm có sản lượng lớn như rơm lúa, thân lá cây ngô, dây lang, thân cây họ đậu, đặc biệt phụ phẩm cây rau được nông dân sử dụng làm thức


ăn cho trâu, bò. Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi hỗ trợ phát triển có hiệu quả trong từng nông hộ, từng cơ sở và từng vùng sản xuất.


1.4.3 Một số nét về tình hình chăn nuôi bò sữa và sử dụng thức ăn của tỉnh Lâm Đồng

Ngành chăn nuôi bò sữa phát triển dựa trên tiềm năng của địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn phong phú. Trước năm 1975, Lâm Đồng chỉ có một trang trại chăn nuôi bò sữa với khoảng 20 con cái sinh sản. Từ năm 1977, có 2 đơn vị chăn nuôi bò sữa là nông trường Đức Trọng và nông trường Phú Sơn. Đầu năm 1981, đàn bò đã tăng lên 600 con. Tính đến tháng 7 năm 2009, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 3.300 con bò sữa với tổng sản lượng sữa gần 7.000tấn/năm (chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng, 2009)[7]. Trong nhiều năm đàn bò được chọn lọc và bán đi với một số lượng khá lớn con giống đến nhiều địa phương trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 phương thức chăn nuôi bò sữa: phương thức tập trung và trong nông hộ. Đàn bò sữa HF thuần ở Lâm Đồng hiện nay nuôi tập trung trong công ty liên doanh Thanh sơn (Việt Nam – Hà Lan), Công ty Cổ phần sữa Lâm Đồng, trong các nông hộ thuộc thành phố Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc, Lâm Hà… Các bò lai, chủ yếu là HF x lai Sind với các tỷ lệ máu khác nhau (1/2 HF, 3/4HF, 7/8HF) được nuôi chủ yếu trong các nông hộ, một phần ít được nuôi tập trung.

Nguồn thức ăn chủ yếu cho bò sữa mà người dân sử dụng chủ yếu ở đây bao gồm thức ăn thô xanh là cỏ voi và một vài giống cỏ khác tự trồng, cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (lá cà rốt, dây lang)... Tuy nhiên phụ phẩm nông nghiệp được chế biến sử dụng còn ít. Thức ăn tinh thường là do người chăn nuôi tự phối trộn dựa trên các nguyên liệu sẵn có (đậu tương, bột ngô, bột sắn, cám gạo, khô dầu lạc, khô dầu bông...) và bột cá hoặc sử dụng cám tổng hợp của hãng Uni-President. Việc trồng cỏ cho bò được chú trọng đặc


biệt là cỏ voi. Các đơn vị chăn nuôi tập trung như công ty liên doanh Thanh Sơn, Công ty giống bò sữa Lâm Đồng chủ động giành đất để trồng thâm canh cây ngô gieo dày, cỏ hoà thảo (cỏ voi, cỏ sả), trong đó cỏ voi là chủ yếu, cân đối đủ thức ăn cho đàn bò. Nhìn chung lượng thức ăn thô xanh trong khẩu phần bò tương đối cao. Do khí hậu quanh năm mát mẻ, cỏ xanh tươi tốt quanh năm nên lượng thức ăn bò thu nhận khá cao (trung bình 50 – 60kg), nhiều hơn so với khẩu phần nuôi bò ở các địa phương khác. Tiềm năng phụ phẩm rau quả cũng khá lớn, tuy nhiên thì việc sử dụng còn ít. Theo dự đoán khi đàn bò sữa tăng 2 – 3 lần thì tỉnh vẫn đáp ứng được nhu cầu thức ăn xanh (Trần Quang Hạnh, 2006)[40].


Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Bò cái hậu bị và vắt sữa là bò HF (Holstein Friesian), con lai F1 (50% HF), F2 (75% HF) và F3 (87,5%HF) giữa HF với lai Sind nuôi tại Công ty Giống bò sữa Lâm Đồng, Công ty Liên doanh Thanh Sơn (Hà Lan - Việt Nam), nuôi tại các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa ở huyện Bảo Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.


2.1.1 Bò HF (Holstein Friesian)

Bò HF có nguồn gốc từ Châu Âu. Đầu tiên giống bò này tập trung ở Hà Lan, điển hình là ở 2 tỉnh phía Bắc Hà Lan là North Holland và Frisland. Đàn bò gốc có màu lang trắng đen thuộc vùng Batavians và Friesians nơi mà các bộ lạc Châu Âu định cư trong vùng châu thổ sông Rhine khoảng 2.000 năm trước đây. Sau đó các nhà chăn nuôi đã đưa giống bò này sang Hoa Kỳ, và những người dân Hoa Kỳ đã tạo nên con giống HF của họ. Bò HF được phân biệt bởi màu lông đặc biệt và khả năng sản xuất sữa vượt trội. Bê HF sơ sinh khoẻ mạnh cân nặng 35 – 45kg hoặc hơn. Từ thế kỷ 15, nhiều nước đã nhập giống bò này nhân thuần lai tạo với bò địa phương để khai thác sữa. Hiện nay giống bò HF đã được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bò HF trưởng thành cân nặng khoảng 450 – 750kg (con cái) và 750 – 1100kg (con đực). (The Holstein Canada, 2006)[138].

Bò HF có màu lông lang trắng đen (tỷ lệ trắng đen thông thường là 50%/50%), hoặc đen hoàn toàn. Có 6 vùng trắng: ở trán, chóp đuôi và 4 chân. Một số ít có màu lông đỏ trắng. Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu của giống cho sữa. Bầu vú to, tĩnh mạch nổi rõ, thân hình cân đối, ngực sâu, bụng có


dung tích lớn, da mỏng, lông mịn… Bò cái thành thục về tính sớm, có khả năng phối giống có chửa ở 14 – 15 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu 24 – 27 tháng. Sản lượng sữa đạt 6.000 – 8.800kg hoặc hơn/chu kỳ 305 ngày. Tỷ lệ mỡ của sữa khoảng 3,5 – 4%. Tuy xuất phát từ Hà Lan nhưng nhiều nước hiện nay đã nhân thuần giống bò này thành bò riêng của nước mình như: bò Hà Lan Pháp, bò Hà Lan Canada,…

Năm 1958, Việt Nam đã nhập bò lang trắng đen Bắc Kinh nuôi thử nghiệm ở Ba Vì (Hà Tây), Sapa (Lao Cai), Đồng Giao (Ninh Bình). Năm 1970 – 1978, Việt Nam nhập 883 con bò HF của Cu Ba về nuôi thích nghi ở Mộc Châu, đàn bò này có nguồn gốc từ Canada. Năm 1977 chuyển 255 con từ Mộc Châu vào Lâm Đồng để tiếp tục nuôi nhân đàn. Kể từ khi có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001 QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001 – 2010, nước ta đã nhập 99 con bò sữa giống HF thuần chủng từ Hoa Kỳ, trong đó Lâm Đồng có 29 con, năng suất sữa chu kỳ 305 ngày đạt bình quân 5.300kg (chu kỳ 1), 5.243kg (chu kỳ 2). Tính đến hết tháng 9/2008, Lâm Đồng có 117.350 con bò trong đó có 4.170 con bò sữa, tập trung nhiều nhất là ở huyện Đơn Dương và Đức Trọng (chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng, 2009)[7].


2.1.2 Nhóm bò lai hướng sữa

Trong chương trình phát triển bò sữa của nước ta, chúng ta đã sử dụng bò đực chuyên dụng sữa Holstein Friesian (HF) lai với bò cái lai Sind (xem ảnh ở phần phụ lục 5) ở mức độ ”máu” khác nhau để tạo bò lai hướng sữa.

Bò lai F1 (1/2 HF): Được tạo ra bằng cách phối tinh bò đực HF với bò cái lai Sind. Bò F1 thường có màu lông màu đen tuyền, có thể có vết lang trắng nhưng rất nhỏ ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi và trán. Khối lượng bê sơ sinh 20 - 25kg. Bò cái F1 trưởng thành có khối lượng 350 – 420 kg, bò đực


trưởng thành cân nặng khoảng 500 - 550kg. Sản lượng sữa đạt 2.500 – 3.000kg/chu kỳ. Ngày cao nhất có thể đạt 15 – 20kg. Tỷ lệ mỡ sữa khoảng 3,6

– 4,2%. Thời gian cho sữa có thể kéo dài trên 300 ngày.

Bò F2 (3/4HF): Được tạo ra bằng cách sử dụng tinh bò đực HF giao phối với bò lai F1, con lai sinh ra có 75% máu HF. Bò F2 (tỷ lệ đen nhiều hơn) có ngoại hình gần giống bò HF với màu lông lang trắng đen. Khối lượng bê sơ sinh khoảng 30 – 35kg. Bò cái trưởng thành cân nặng khoảng 400 – 450kg, bò đực cân nặng khoảng 600 – 700kg. Sản lượng sữa 300 ngày có thể đạt

3.000 – 3.500kg hoặc cao hơn. Tỷ lệ mỡ sữa khoảng 3,2 – 3,8%.

Bò F3 (7/8 HF): Được tạo ra bằng việc tiếp tục sử dụng tinh bò đực HF phối với cái F2, con lai sinh ra có 87,5% máu HF. Bò F3 thường có màu lông lang trắng đen (tỷ lệ trắng nhiều hơn), ngoại hình hướng sữa, bầu vú phát triển. Bò có tầm vóc lớn hơn bò F1 và bò F2. Khối lượng cơ thể bò cái khoảng 420 – 480kg. Nuôi dưỡng tốt bò F3 có thể cho sản lượng sữa cao hơn bò F2 và F1. Sản lượng sữa của bò F3 khoảng 3.900 – 4.200kg.

Sơ đồ lai cấp tiến giữa bò HF và lai Sind như sau:


Bảng 2 1 Số mẫu nghiên cứu của đề tài Nhóm bò Số mẫu Theo dõi Nuôi thí 1


Bảng 2.1. Số mẫu nghiên cứu của đề tài

Nhóm bò Số mẫu Theo dõi Nuôi thí nghiệm

Bò cái hậu bị:


- F1

114

20

- F2

118

20

- F3

116

20

- HF

257

20

Bò cái sinh sản:



- F1 (số con/số lứa)

152/595

20/20

- F2 (số con/số lứa)

186/593

20/20

- F3 (số con/số lứa)

171/591

20/20

- HF (số con/số lứa)

227/743

20/20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.


Thu thập theo sổ sách ghi chép và xác định trực tiếp các số liệu về khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất sữa của đàn bò cái là con lai F1, F2 và F3 giữa HF với lai Sind và HF. Tổng số bê theo dõi ban đầu là 856 con, trong suốt thời gian thí nghiệm có một số con bị loại thải hoặc đem bán đi, số con con lại trong bảng trên là số con được theo dõi liên tục. Bò theo dõi được bố trí tại Công ty Liên doanh Thanh Sơn (Hà Lan - Việt Nam), Công ty Cổ phần sữa Lâm Đồng với 234 con HF và 582 con F1, F2, F3, HF nuôi tại 167 nông hộ chăn nuôi bò sữa huyện Bảo Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Bò thí nghiệm được nuôi tại 27 nông hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau (qui trình nuôi dưỡng, thời gian cho ăn, thời gian tắm chải, vận động, vắt sữa...). Thức ăn được phối trộn dựa trên các nguyên liệu sẵn có của nông hộ theo khẩu phần đã được hướng dẫn.

Đề tài được tiến hành trong thời gian từ 2004 – 2008. Những số liệu tích lũy từ năm 2000 – 2004 cũng được sử dụng để phân tích và so sánh.


2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khả năng sinh trưởng của bê, bò cái lai F1, F2, F3 và HF:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022