Tình Hình Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước


nước ngoài để ước tính sản lượng sữa cả kỳ tiết sữa của bò cái đẻ lứa 1, lứa 2 và các lứa sau người ta lấy sản lượng sữa đạt cao nhất của kỳ tiết sữa và nhân với các hệ số nhất định sau đó tính toán sản lượng sữa cả chu kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sử dụng tốt để đánh giá sản lượng sữa của bò trong điều kiện chăn nuôi ở nước ngoài.

Lượng mỡ sữa cũng là chỉ tiêu để xác định năng suất sữa. Nhiều tác giả nhấn mạnh rằng chỉ tiêu phổ biến nhất để xác định công mà bò sản ra khi tiết sữa là giá trị về năng lượng của sữa và đề nghị tính tất cả lượng sữa thành sữa 4% mỡ sữa với đương lượng nhiệt năng (1kg – 750 Kcal). Năng lượng có liên quan mật thiết với khối lượng sữa cũng như khối lượng mỡ (Phan Cự Nhân, 1972) [70]. Ngoài ra, sản lượng sữa thực tế, năng suất sữa 305 ngày hay 300 ngày, sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)... cũng là những chỉ tiêu để đánh giá năng suất sữa. Sản lượng sữa của từng giống, từng cá thể, từng chu kỳ và môi trường sống khác nhau đều khác nhau. Sản lượng sữa là tính trạng số lượng quan trọng nhất đối với bò sữa, được các nhà di truyền và chăn nuôi chú ý nghiên cứu. Gen về cấu trúc vú, khả năng tiết sữa, chức năng sinh sản, nội tiết trong cơ thể, khả năng thu nhận và tiêu hoá thức ăn, tính chất và cường độ trao đổi chất, sức khỏe, thể trạng con vật... đều có ảnh hưởng đến sản lượng sữa.

Phẩm chất sữa

Như chúng ta biết lượng sữa phần lớn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Ảnh hưởng đó mạnh nhất đối với hàm lượng mỡ và protein. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng sữa là cần thiết, nó đảm bảo cho người tiêu thụ, người chế biến một sản phẩm vệ sinh và chất lượng đồng thời cho phép phát hiện sớm các bệnh của đàn bò.

Thông thường các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa là hàm lượng các chất có trong sữa như vật chất khô, vật chất khô không mỡ, mỡ, protein,


đường, tỷ trọng.

Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng và giá thành của sữa. Trong nhiều thí nghiệm người ta thấy sự tương quan thay đổi chặt chẽ giữa hàm lượng mỡ và hàm lượng protein sữa trong chu kỳ. Nghiên cứu tương quan giữa protein và lipit trong lượng sữa hàng ngày suốt chu kỳ (từng con bò) thấy hệ số tương quan là 0,5. Hàm lượng protein và lipit trong sữa thay đổi phụ thuộc vào nhau vì vậy có thể thay tỷ lệ cân xứng giữa 2 thành phần chọn lọc. Tuy nhiên, Johansson và Cleason nhận xét rằng phần biến dị tự do của protein không nhiều lắm vì vậy khả năng tăng hàm lượng protein mà không đồng thời tăng hàm lượng lipit rất hạn chế. Roberson và CS (1956) thấy tương quan di truyền giữa hàm lượng lipit và lactose là 0,57, giữa protein và lactose là – 0,41. Politiek (1957) cho biết hệ số tương quan giữa lipit và protein là 0,58. Các tác giả này cũng cho biết hệ số di truyền của protein biến động trong khoảng 0,48 – 0,75, của lipit là 0,32 – 0,70 (dẫn từ Phan Cự Nhân, 1972)[70]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[94] hệ số di truyền về tỷ lệ mỡ sữa và protein tương ứng là 0,6 – 0,78 và 0,5 – 0,7.

Thời gian cho sữa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Thời gian cho sữa/chu kỳ là chỉ tiêu thể hiện sức sản xuất dẻo dai của bò sữa. Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa ngày quyết định sản lượng sữa. Thời gian cho sữa phụ thuộc vào phẩm giống, môi trường, trong đó ảnh hưởng trực tiếp nhất là đặc điểm cá thể, thức ăn, thời gian có chửa lại sau khi đẻ... Thời gian kéo dài của chu kỳ sữa phụ thuộc rất nhiều vào thời gian giữa lứa đẻ. Để giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố biến dị ở thời kỳ giữa các lứa đẻ đến sản lượng sữa, thời kỳ tiết sữa phải có một số ngày nhất định (tiêu chuẩn quốc tế là 305 hay 355 ngày) tuy nhiên thông thường được quy định là 300 – 305 ngày. Schahidi và CS (1994)[178] nghiên cứu trên đàn bò sữa lai cấp tiến HF với bò địa phương Sarabi và Mazandarani ở Iran thông báo thời gian cho


Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 6

sữa thấp nhất là bò F3 (7/8HF) với 270 ± 94 ngày, bò F2 (3/4HF) là 288 ± 49 ngày và bò F1 (1/2HF) là 273 ± 36 ngày.

Hệ số di truyền thời gian cho sữa của bò khá thấp. Tajane và CS (1989)[186] cho biết hệ số di truyền của thời gian cho sữa chỉ bằng 0,01 trong trường hợp tỷ lệ máu HF trong con lai thấp và bằng 0,16 khi tỷ lệ máu HF trong con lai cao. Hệ số di truyền thời gian cho sữa trên bò 5/8HF ở Cuba là 0,24 (Lopez và CS, 1981)[153], ở bò lai HF nhiệt đới là 0,27 (Madelena, 1990)[156]. Nguyễn Văn Thiện (1995)[94] thông báo hệ số di truyền thời gian cho sữa của đàn bò sữa lai (HF x lai Sind) là 0,2.


1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Bò HF có nguồn gốc từ Châu Âu, đầu tiên giống bò này tập trung ở Hà Lan, điển hình là ở 2 tỉnh phía Bắc Hà Lan là North Holland và Friesland. Đàn bò gốc có màu lang trắng đen thuộc vùng Batavians và Friesians nơi mà các bộ lạc Châu Âu định cư trong vùng châu thổ sông Rhine khoảng 2000 năm trước đây. Sau đó các nhà chăn nuôi đã đưa giống bò này sang Hoa Kỳ và những người dân Hoa Kỳ đã xây dựng nên con giống HF của họ. Từ thế kỷ 15, nhiều nước đã nhập giống bò này để nhân thuần lai tạo với bò địa phương để khai thác sữa. hiện nay giống bò HF đã được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [Holstein Canada, 2006)[138]. Để đáp ứng nhu cầu sữa, ở các nước thuộc châu Á, châu Úc, châu Mỹ và châu Phi, các nhà chăn nuôi đã tìm cách phát triển chăn nuôi bò sữa của mình. Đầu tiên người ta đã nhập các giống bò sữa ôn đới để nuôi thích nghi và phát triển. Nhìn chung các giống bò sữa ôn đới kém thích nghi với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới. Vì vậy, bên cạnh việc nuôi các giống bò thuần nhập nội, nghiên cứu lai tạo giống bò sữa nhiệt đới được nhiều nước chú trọng. Vương Ngọc Long (2002, 2008)[53,54] cho biết


khoảng cách lứa đẻ của bò HF ở Hà Lan năm 2000 là 404 ngày, ở Arhentina là 421 ngày, ở Bỉ 408 ngày, Nhật Bản 433 ngày, của giống bò HF nuôi tại các vùng nhiệt đới là 497 ngày.

Nghiên cứu của Chamberlain (1992)[125] cho biết khi bò ôn đới chuyển đến vùng nhiệt đới tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn và chịu ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng. Singh và CS (1986)[183] nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất sữa của bò lai ở Chotanagpur, Ấn Độ cho biết bò HF x Zebu (< 50% HF) có sản lượng sữa 2.888,8kg, thời gian cho sữa 319,2 ngày, bò HF x Zebu (50% HF) sản lượng sữa là 3.655,1kg, thời gian cho sữa 305 ngày và bò HF x Zebu (> 50% HF) sản lượng sữa là 3.556,2kg, thời gian cho sữa 292,8 ngày.

Bò 50% HF x Zebu ở Thái Lan có thời gian cho sữa 190 ngày, sản lượng sữa 2.403kg, bò 75% HF x Zebu có thời gian cho sữa 258 – 266 ngày, sản lượng sữa 2.741 – 2.745kg và ở bò > 75% HF x Zebu tương ứng là 333 ngày và 3.527kg (Chantalakhana, 1997)[127]. Nghiên cứu của Jariorowki và CS (1988)[141] cho thấy sản lượng sữa của bò F1 1/2 HF x Zebu, F2 3/4 và F3 7/8 HF x Zebu ở Venezuela tương ứng là: 3.087kg; 3.560kg và 3.643kg.

Chaudhary và McDowell (1987)[128] cho thấy khối lượng cơ thể thấp nhất ở bò sữa lai F2 3/4 Jersey tại Pakistan là 296,20 ± 31,58kg và cao nhất ở đàn bò lai F1 1/2 HF là 374,66 ± 67,54kg. Nghiên cứu của các tác giả Schroeder và Tigemeyer (2008)[180], Radcliff và CS (1997, 2000)[170,171] nghiên cứu ảnh hưởng của năng suất sữa đối với khẩu phần đáp ứng đáp ứng năng lượng và protein.

Các công trình của Saun và Van Sniffen (1996)[177], Adrienne và CS (2006)[111], Varga và Vallimont (2000)[193], Lara và CS (2006)[148], Chiou và CS (1995)[129] cho biết để duy trì và nâng cao năng suất sữa cần phải cung cấp cho bò cái khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần


thiết. Nhiều công trình nghiên cứu bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau đã làm tăng thành phần các chất trong sữa: Contarini (1996)[130], Murphy (1999)[160], Sawal và Kurar (1998)[176], Akerlind và CS (1999)[116],

Schwab (1996)[181], Izumi (2000)[140]...

Hall (2007)[137] thông báo bò HF nuôi tại trang trại Crystal Brook, Canada có hoạt động sinh sản lúc 9 – 10 tháng tuổi, phối giống lần đầu lúc 14

– 15 tháng tuổi, sản lượng sữa 12.500kg/chu kỳ. Nghiên cứu của Mandalena (1990)[156] cho biết ở châu Mỹ La Tinh, trong điều kiện quản lý, nuôi dưỡng kém, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ có khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu HF trong con lai (từ 625 ngày lên trên 700 ngày).

Djioko và Mahyudin (1994)[133] thông báo khoảng cách lứa đẻ của bò F1 ở Malaysia dao động từ 409,2 đến 447,8 ngày. Chanpongsang và CS (1996)[126] cho biết bò lai HF ở Thái Lan có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ trung bình 439,4 ± 108,7 ngày (dao động từ 326 – 800 ngày).

Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt và phương pháp hạn chế yếu tố này trên bò sữa như: Kadzere và Murphy (2002)[144], Padila và CS (2005)[167]. Uchida và CS (2000)[190] nghiên cứu bổ sung Zn, Mn, Co và axit amin tổng hợp trên đàn bò HF cao sản ở chu kỳ tiết sữa đầu tiên. Val-Arreolal và CS (2004)[191], Macciotta và CS (2005)[155], Dematawa và CS (2008)[132]... nghiên cứu sự biến đổi năng suất sữa trong chu kỳ thông qua đường cong tiết sữa.


1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Giống bò Vàng nước ta có đặc tính quý như: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thích nghi lâu đời với điều kiện khí hậu nhiệt đới, chịu đựng được các điều kiện kham khổ về thiếu thốn thức ăn, sức chống chịu bệnh tật tốt. Nhược điểm là tầm vóc nhỏ bé, khối lượng thấp, chậm thành thục tính dục, năng suất


sữa và thịt đều thấp... Chu kỳ cho sữa khoảng 6 - 7 tháng, sản lượng sữa từ 300 - 400kg/chu kỳ. Vì vậy để tạo ra con lai có tầm vóc lớn hơn và sức sản xuất tốt hơn, đã từ lâu có nhiều công trình lai tạo giữa bò địa phương và bò nhập ngoại.

Để giải quyết vấn đề sữa, nước ta đã nhập bò hoặc tinh bò sữa ôn đới như: Lang trắng đen Bắc Kinh, HF, Brown Swiss, Jersey và phát triển bằng cách nhân thuần tại 2 vùng Mộc Châu – Sơn La, Đức Trọng – Lâm Đồng. Cho đến nay đã có nhiều thế hệ bò HF được sinh ra, tuy nhiên bò sữa ôn đới chỉ thích hợp với những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân dưới 210C như ở các vùng nói trên. Nếu chỉ dựa vào việc nhập bò sữa ôn đới thì chỉ nuôi

được ở một số vùng nhất định và ngành chăn nuôi bò sữa sẽ không đáp ứng được nhu cầu về sữa. Vì thế phải có những nghiên cứu tạo ra giống bò sữa Việt Nam bằng con đường lai tạo giữa bò sữa ôn đới với bò Vàng Việt Nam đã có máu bò Zebu (Nguyễn Văn Thưởng, 1987)[97]. Ở nước ta, con lai giữa 3 giống đã được tạo ra trên cơ sở lai bò Vàng Việt Nam với bò Zebu và bò HF. Các thế hệ bò lai đã được nuôi và phát triển tại Ba Vì, Phù Đổng – Hà Nội, Mộc Châu – Sơn La... ở phía Bắc, Lâm Đồng, Đắc Lắc ở Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, An Phước - Đồng Nai, Thuận An, Bến Cát – Bình Dương... ở phía Nam.

Nguyễn Văn Thưởng và CS (2002)[98] theo dõi nuôi thích nghi giống bò sữa Holstein Friesian Cu Ba và dùng đực giống bò này cho lai với bò cái vàng địa phương có chọn lọc (công thức Hà - Việt), bò cái lai Sind (công thức Hà - Ấn) và với bò cái Sind thuần (HF x Sind) cho thấy: dùng bò cái lai Sind cho lai với bò đực giống HF và cho lai cấp tiến để đạt 75% HF, có bò lai F1 1/2HF, F2 3/4HF, F3 7/8HF lấy sữa, sản lượng sữa cao hơn hẳn so với lai với bò nội (Hà - Việt). Nếu đàn bò cái nền là bò Sind thuần thì hiệu quả lai tạo và cho sữa còn cao hơn.


Lê Đăng Đảnh và Đặng Quan Điện (1985)[26], nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất sữa của các nhóm bò lai vùng Đông Nam bộ. Trần Trọng Thêm và CS (2001)[90, 91] nghiên cứu chọn lọc bò đực giống hướng sữa có 3/4 và 5/8 máu bò HF. Trần Quang Hạnh và Đặng vũ Bình (2009)[42] đánh giá sinh trưởng của bò cái Holstein Friesian (HF) và con lai F1, F2, F3 (HF x lai Sind) nuôi tại Lâm Đồng.

Nguyễn Kim Ninh (1997)[73] nghiên cứu trên đàn bò vắt sữa hạt nhân

nuôi trong nông hộ tại Ba Vì cho biết nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ bò lai F1 và F2 có tỷ lệ mỡ sữa là: 4,3% và 3,98%; protein sữa là: 3,54% và 3,46%. Nguyễn Kim Ninh (2000)[74] nghiên cứu nuôi thâm canh đàn bê cái lai hướng sữa từ sơ sinh đến 24 tháng ở Ba Vì. Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004)[105] nghiên cứu một số chỉ tiêu của bò HF nuôi tại Mộc Châu. Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004)[95] nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò HF nuôi tại Lâm Đồng.

Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] nghiên cứu một số đặc điểm về giống của đàn bò cái lai (Holstein Friesian x lai Sindhi) hướng sữa nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2002)[30] nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của đàn bò HF thuần nhập nội nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Trạch (2004)[100] nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất sữa của các loại bò lai hướng sữa nuôi tại Mộc Châu và Hà Nội.

Ngô Thành Vinh và CS (2007)[108] nghiên cứu sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh viêm tử cung cho bò sau khi đẻ đã rút ngắn được khoảng cách lứa đẻ trên đàn bò thuần từ 489 ngày và đàn bò lai từ 427 ngày còn 385 ngày.

Nhiều công trình khoa học sử dụng hormon sinh sản đã làm giảm đáng kể thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại, rút ngắn được khoảng cách lứa đẻ: Tăng Xuân Lưu (2001, 2004)[58,59], Nguyễn Thanh Dương và CS


(1995)[24], Nguyễn Thị Tú và Đặng Thái Hải (2004)[107], Phan Văn Kiểm và Đặng Bá Mùi (2005)[49]...

Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đối với năng suất sữa như: Lê Trọng Lạp (1996, 1999)[51, 52], Đoàn Đức Vũ (1999)[109], Vũ Duy Giảng và CS (1999)[36], Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007)[77], Nguyễn Văn Hải và CS (2006)[39], Vũ Chí Cương và CS (2007)[14]...

Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hân (2003)[45] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của bò HF, F1 và F2 giữa HF và lai Sind nuôi tại tỉnh Đắc Lắc. Trần Quang Hạnh, Đặng Vũ Bình, 2007[42] nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian nuôi tại tỉnh Lâm Đồng...

Như vậy trong những năm qua để nâng cao được khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của các giống bò nhiệt đới, đã có rất nhiều nghiên cứu ở hầu khắp các nước. Ở Việt Nam, nhìn chung đàn bò sữa phát triển khá tốt. Những con bò HF thuần nhập nội dần dần đã cải thiện được khả năng sản xuất, tuy nhiên so với giống gốc thì vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Ở điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt các con lai sinh ra có các đặc điểm di truyền trung gian về các tính trạng sinh sản và sản xuất của bố và mẹ. Phần lớn các công trình nghiên cứu ở miền Bắc và miền Nam đều cho thấy khi tăng tỷ lệ máu trong con lai thì khả năng sản xuất có xu hướng giảm xuống nhưng nuôi ở Lâm Đồng có tuân theo quy luật này hay không, đến nay chưa có công trình nào đề cập đến. Lâm Đồng là tỉnh có số lượng đàn bò HF và các con lai khá lớn. Với lợi thế về điều kiện khí hậu thích hợp, nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi bò sữa chất lượng cao nhưng việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn hạn chế. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học trên bò sữa để đóng góp cho thực tiễn sản xuất ở tỉnh Lâm Đồng còn ít và chưa đồng bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí