Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM



Tên viết tắt

Tên đầy đủ

ACB

NHTMCP Á Châu

Asia Commercial Joint Stock Bank

ABB

NHTMCP An Bình

An Binh Commercial Joint Stock Bank

BVB

NHTMCP Bảo Việt

Bao Viet Joint Stock commercial Bank


BanViet

NHTMCP Bản Việt

Viet Capital Commercial Joint Stock Bank

BacA

NHTMCP Bắc Á

BAC A Commercial Joint Stock Bank

LPB

NHTMCP Bưu điện Liên Việt

LienViet Commercial Joint Stock Bank – Lienviet Post Bank

PVB

NHTMCP Đại Chúng Việt Nam

Public Vietnam Bank

EAB

NHTMCP Đông Á

DONG A Commercial Joint Stock Bank

Seabank

NHTMCP Đông Nam Á

Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank

MSB

NHTMCP Hàng Hải

The Maritime Commercial Joint Stock Bank

KLB

NHTMCP Kiên Long

Kien Long Commercial Joint Stock Bank

TCB

NHTMCP Kỹ Thương

Viet Nam Technological and Commercial Joint Stock Bank

NAM A

NHTMCP Nam Á

Nam A Commercial Joint Stock Bank

OCB

NHTMCP Phương Đông

Orient Commercial Joint Stock Bank

MB

NHTMCP Quân Đội

Military Commercial Joint Stock Bank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2



Tên viết tắt

Tên đầy đủ

VIB

NHTMCP Quốc Tế

Vietnam International Commercial Joint Stock Bank

NCB

NHTMCP Quốc dân

National Citizen bank

SCB

NHTMCP Sài Gòn

Sai Gon Commercial Joint Stock Bank

SGB

NHTMCP Sài Gòn Công Thương

Saigon Bank for Industry & Trade

SHB

NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank

STB

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

Saigon Thuong TinCommercial Joint Stock Bank

TPB

NHTMCP Tiên Phong

TienPhong Commercial Joint Stock Bank

VIETA

NHTMCP Việt Á

Viet A Commercial Joint Stock Bank

VPB

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprise

Vietbank

NHTMCP Việt Nam Thương Tín

Viet Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

PGBank

NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank

EIB

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu

Viet nam Export Import Commercial Joint Stock

HDB

NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank

CTG

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Mục tiêu sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các đối tượng liên quan ...30

Bảng 2.2. Các tiêu chí CAMEL 51

Bảng 2.3. Bảng đo lường các biến độc lập 57

Bảng 2.4. Bảng đo lường các biến phụ thuộc 57

Bảng 3.1. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của CTG 65

Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn của MB 66

Bảng 3.3. Chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng tại ACB 67

Bảng 3.4. Thực trạng chỉ tiêu phân tích tình hình vốn đầu tư của các NHTMCP Việt Nam 68

Bảng 3.5. Cơ cấu đầu tư của CTG năm 2017-2018 69

Bảng 3.6. Thực trạng chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 70

Bảng 3.7. Phân tích tài sản sinh lợi của ACB 71

Bảng 3.8. Thực trạng chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 72

Bảng 3.9. Hệ số an toàn vốn của ACB 74

Bảng 3.10. Phân tích hệ số CAR của một số Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.74 Bảng 3.11. Thực trạng chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 75

Bảng 3.12. Phân tích rủi ro tín dụng của ACB 76

Bảng 3.13. Phân loại tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất của BID năm 2018 .77 Bảng 3.14. Thực trạng chỉ tiêu phân tích rủi ro thanh khoản của các MHTMCP Việt Nam .78 Bảng 3.15. Bảng rủi ro thanh khoản của BID 79

Bảng 3.16. Bảng phân tích rủi ro thanh khoản của BID 81

Bảng 3.17. Phân tích khả năng thanh khoản của ACB 81

Bảng 3.18. Phân tích rủi ro tỷ giá BID năm 2018 82

Bảng 3.19. Chỉ tiêu phân tích cổ phiếu của CGT 84

Bảng 3.20. Chỉ tiêu phân tích cổ phiếu của VCB 85

Bảng 3.21. Bảng phân nhóm các NHTMCP theo qui mô vốn chủ sở hữu 88

Bảng 3.22. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai

đoạn 2013- 2018 (ĐV tỷ VNĐ). 89

Bảng 3.23. Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018 90

Bảng 3.24. Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018 91

Bảng 3.25. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai

đoạn 2013-2018. (ĐV: Tỷ VND) 92

Bảng 3.26. Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản giai đoạn 2013-2018 94

Bảng 3.27. Qui mô và tăng trưởng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân các

NHTMCP giai đoạn 2013- 2018. 95

Bảng 3.28. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018. 97

Bảng 3.29. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5/Tổng dư nợ của các NHTMCP (2013-2018) 98

Bảng 3.30. Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTMCP*. 99

Bảng 3.31. Tỷ lệ ROE, ROA của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018 100

Bảng 3.32. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản có sinh lợi (NIM). 101

Bảng 3.33. Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản 102

Bảng 3.34. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với vốn huy động* 102

Bảng 3.35. Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động một số NHTMCP 2012-2018103

Bảng 3.36. Chỉ số hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2013 - 2018 103

Bảng 3.37. Các biến trong mô hình 105

Bảng 3.38. Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 107

Bảng 3.39. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến dưới dạng logarit hóa 109

Bảng 3.40. Kết quả kiểm định mô hình dạng REM 112

Bảng 3.41. Bảng mô tả sự khác nhau của các tác động ngẫu nhiên 113

Bảng 3.42. Bảng tác động của các biến độc lập đến ROA 115

Bảng 3.43. Kết quả kiểm định mô hình dạng REM của ROE 118

Bảng 3.44. Bảng kết quả các ảnh hưởng chéo ngẫu nhiên của ROE 119

Bảng 3.45. Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 121

Bảng 3.46. Kết quả kiểm định mô hình dạng REM đến NIM 123

Bảng 3.47. Kết quả ảnh hưởng chéo ngẫu nhiên đến NIM 124

Bảng 3.48. Bảng kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến NIM 126

Bảng 4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của STB 136

Bảng 4.2. Phân tích VTC của BID 138

Bảng 4.3. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động 140

Bảng 4.4. Phân tích Tổng dư nợ tín dụng 141

Bảng 4.5. Phân tích quy mô và cơ cấu vốn đầu tư 142

Bảng 4.6. Phân tích tài sản sinh lợi 144

Bảng 4.7. Phân tích các nhân tố tác động ROA 145

Bảng 4.8. Phân tích các nhân tố tác động ROE 145

Bảng 4.9. Phân tích các nhân tố tác động NIM 146


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Danh sách 10 NHTMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2017 62

Biểu đồ 3.2. Danh sách 10 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất năm 2017 62

Biểu đồ 3.3. Tình hình tăng trưởng tài sản của VCB năm 2018 64

Biểu đồ 3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của VCB 73

Biểu đồ 3.5. Tác động của GDP, CPI đến ROA 129

Biểu đồ 3.6. Tác động của GDP, CPI đến ROE 130

Biểu đồ 3.7. Tác động của GDP, CPI đến NIM 131


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, NHTMCP lại là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trong hệ thống ngân hàng của cả nước. NHTMCP là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, các NHTMCP luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, phân tích tài chính thông qua việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đối với NHTMCP ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần nghiên cứu.

Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua và trong tương lai dẫn đến việc thành lập hàng loạt ngân hàng và các chi nhánh mới. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro cho hệ thống ngân hàng còn non yếu như: dễ bị phá sản, thiếu vốn để cạnh tranh, thua lỗ và mất thị phần. Do vậy, việc đánh giá dự báo “sức khỏe” các tổ chức tín dụng và đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời luôn là yêu cầu không chỉ dành cho các nhà quản lý, cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước mà còn là việc vô cùng quan trọng đối với các nhà phân tích, đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư.

Một minh chứng rõ nét cho việc áp dụng các đánh giá thông thường dựa trên phân tích báo cáo tài chính không giúp nhiều cho việc phát hiện sớm “thể trạng” yếu kém của các TCTD, điển hình như hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng lớn trong những năm gần đây như Lehman Brothers, Washington Mutual vào năm 2008. Tại nước ta, trong năm từ năm 2011 đến nay, nhiều tổ chức rơi vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng, kết quả cuối năm 2011, một số ngân hàng phải sáp nhập, hợp nhất (Ba ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn và Tín nghĩa Ngân hàng đã hợp nhất và chính thức hoạt động dưới tên NH TMCP Sài Gòn kể từ 01/01/2012) và chịu sức ép tái cấu trúc lại để phù hợp với xu hướng hiện tại. Cuối năm 2014, “Sau khi mua lại bắt buộc ngân hàng xây dựng Việt Nam với giá 0 đồng/cổ phiếu, lãnh đạo chuyên trách Ngân hàng nhà nước cho biết sẽ tiếp tục làm tương tự với GP Bank” (Vn Economy, 2014). Điều đó chứng tỏ sự hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng thương mại này. Tất cả những vẫn đề trên đã không được phản ánh và cảnh báo sớm thông qua các kênh dự báo, phân tích thông thường.


Với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào, lợi nhuận cũng là mục đích cuối cùng cần đạt được (Ongore V.O & Kuss, 2013; Ishaq AB & cộng sự, 2016). Mặc dù là loại hình tổ chức kinh doanh có tính đặc biệt, nhưng cũng như các tổ chức kinh doanh khác, lợi nhuận là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ một NHTM nào. Nếu căn cứ vào số liệu công bố của các ngân hàng (số liệu tự thu thập của tác giả) thì những kết quả mà các NHTMCP đạt được cũng đáng ghi nhận, tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tài sản của các NHTMCP cao hơn so với mặt bằng chung toàn hệ thống và với nhóm NHTMNN. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của NHNN thì mức sinh lợi của các NHTMCP lại thấp hơn so với khối NHTMNN và toàn hệ thống trong giai đoạn 2016- 2018 (Chính phủ, 2018). Điều này cho thấy tình trạng thiếu chính xác về con số nợ xấu do các NHTMCP tự đánh giá. Thêm vào đó, nếu so sánh về khả năng sinh lợi của các NHTMCP qua chỉ tiêu ROA, ROE với các NHTM trong khu vực thì các NHTMCP Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều (Phụ lục 2). Đây cũng là minh chứng cho việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP chưa chính xác dẫn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc phân tích tài chính bằng hệ thống chỉ tiêu tài chính cũng góp một phần không nhỏ vào việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam, vì từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện được cơ cấu lại hệ thống ngân một cách có cơ sở, định hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học.

Hiện nay đã có một số ít các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới áp dụng khung an toàn Camel thay cho những chỉ số phân tích thông thường nhằm đánh giá năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng. Được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước, mô hình Camel là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được sử dụng phổ biến đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung (Zedan and Daas, 2017).

Do đó, tác giả nhận thấy rằng, các NHTM với tư cách là nhà cung cấp vốn và là trung gian thanh toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tình hình tài chính của các NHTM tốt hay không tốt, thuận lợi hay khó khăn không những ảnh hưởng tới năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, phân tích đánh giá chính xác, khách quan thực trạng tài chính của các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng là công việc không thể thiếu của các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm tới các NHTM. Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của các NHTM


ngoài hệ thống chỉ tiêu truyền thống, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam vận dụng mô hình Camel nhằm đánh giá năng lực tài chính các NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu định tính và áp dụng chung cho một vài ngân hàng Việt Nam chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu về chỉ tiêu tài chính và vận dụng mô hình Camel nhằm đánh giá năng lực tài chính các NHTMCP Việt Nam.

Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm luận án tiến sỹ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm

đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các NHTMCP.

- Nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

- Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi 1: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

- Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng

lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

- Câu hỏi 3: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam hiện nay là gì?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024