ty con thì ban tài chính-kế toán của Hãng sẽ trở thành ban tài chính-kế toán của Tổng công ty đảm nhận chức năng phân tích tài chính cho Tổng công ty và toàn tổ hợp.
Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam được thể hiện trên báo cáo “Đánh giá khái quát tình hình hoạt động và kết quả
tài chính” [Phụ lục 16]. Đây là một báo cáo phân tích độc lập được lập vào đầu năm
sau để phản ánh kết quả hoạt động của toàn năm trước. Hiện tại, trong các đơn vị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, chỉ có Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là quan tâm đến phân tích tài chính một cách tương đối đầy đủ. Phân tích tài chính được thực hiện một cách độc lập, thể hiện qua báo cáo nói trên.
Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính được thực hiện bao gồm:
- Phân tích tài sản và nguồn vốn kinh doanh:
Tài sản và nguồn vốn được phân tích mức độ biến động so với năm trước trên tổng số cũng như theo từng loại.
Nguồn vốn được phân tích theo cơ cấu bao gồm nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Các nguồn vốn được đánh giá mức độ biến động so với năm trước kèm theo các nguyên nhân gây ra biến động như lãi trong năm, Nhà nước cấp phát vốn từ ngân sách…
Trong các loại tài sản, tài sản dài hạn được chú trọng phân tích với sự biến động của số liệu năm báo cáo so với năm trước. Trong tổng giá trị tài sản cố định, giá trị của đội máy bay được quan tâm nhiều do chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất vận tải hàng không. Bên cạnh đó là các đánh giá về sự biến động của các loại tài sản dài hạn khác như đầu tư chứng khoán dài hạn, các khoản ký quỹ đặt cọc dài hạn đối với các hợp đồng thuê máy bay…Tài sản ngắn hạn được phân tích mức độ biến động so với năm trước theo từng nhóm tài sản như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tồn kho.
Công nợ trong thanh toán được xem xét trong phần phân tích tài sản và nguồn vốn. Trong đó, phân tích riêng các khoản phải thu và các khoản phải trả. Đặc biệt, các khoản nợ phải thu quá hạn và nợ khó đòi được quan tâm nhiều. Đây
thường là các khoản nợ có giá trị lớn của các hãng hàng không nước ngoài hoặc các đại lý ở nước ngoài. Báo cáo cũng đánh giá khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác nhau như bán nợ, bù trừ nợ thông qua quan hệ và tác động của Chính phủ.
- Phân tích kết quả kinh doanh: bao gồm 3 phần: kết quả khai thác, phân tích thu nhập - chi phí và đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
+ Phân tích kết quả khai thác:
Phân tích kết quả vận tải hàng không với các chỉ tiêu như tổng số ghế cung ứng luân chuyển, sản lượng vận tải hành khách, thu suất bình quân trên một hành khách-km, thị phần hành khách trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Đồng thời cũng phân tích mức độ biến động của các chỉ tiêu này so với năm trước.
+ Phân tích thu nhập và chi phí
Thu nhập được chi tiết với doanh thu vận tải hàng không, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính. Phân tích thu nhập chủ yếu dựa trên so sánh với số liệu năm trước để xác định mức độ biến động, trong đó doanh thu vận tải hàng không được chú trọng nhiều do chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu vận tải hàng không cũng được quan tâm phân tích như sự tăng, giảm sản lượng vận chuyển, doanh thu bình quân trên một hành khách vận chuyển…
Chi phí được đánh giá trên cơ sở so sánh với tổng chi phí năm trước và phân tích các yếu tố ảnh hưởng như tăng sản lượng khai thác, vận chuyển, chênh lệch tỷ giá do mất giá một số đồng tiền bản tệ…
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Các yếu tố được phân tích bao gồm 2 nhóm là các yếu tố khách quan và chủ
quan.
Nhóm các yếu tố khách quan được xem xét bao gồm các chính sách vĩ mô
của Nhà nước và các yếu tố tác động của thị trường và môi trường kinh doanh như mức độ tăng trưởng kinh tế, biến động tỷ giá, sự tác động của thị trường vận tải
hàng không thế giới.
Nhóm các yếu tố chủ quan chủ yếu đề cập đến chính sách tăng cường đầu tư và các nỗ lực của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam trong việc tăng năng lực vận tải hàng không, mở rộng thị trường và tăng thị phần khai thác.
- Cân đối tiền tệ và khả năng thanh toán:
Phân tích biến động số dư tiền ở thời điểm cuối năm so với đầu năm, bên cạnh đó xem xét các yếu tố tác động dẫn đến sự biến động này. Mặt khác, dự báo tình hình sử dụng quỹ tiền tệ trong năm tiếp sau.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước được chi tiết theo các số liệu: số dư phải nộp đầu kỳ, số phải nộp trong kỳ, số đã nộp trong kỳ, số còn phải nộp đến cuối kỳ.
- Thu nhập của người lao động
Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương so với năm trước, đồng thời tính đến mức độ tăng giảm của thu nhập bình quân người lao động. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động này như doanh thu hoạt động kinh doanh, số lượng lao động trong năm.
- Một số chỉ tiêu phân tích tài chính [Phụ lục 16]
Các chỉ tiêu phân tích tài chính được tính toán trong một phần riêng, bao gồm các chỉ tiêu được phân theo từng nhóm:
- Các chỉ tiêu sinh lời: bao gồm 3 chỉ tiêu:
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: bao gồm 4 chỉ tiêu:
+ Khả năng thanh toán tổng quát
+ Khả năng thanh toán nhanh
+ Khả năng thanh toán lãi vay
+ Hệ số nợ
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản: bao gồm 3 chỉ tiêu:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
+ Tài sản ngắn hạn/ Tài sản dài hạn
+ Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
Bảng 2.5: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính áp dụng tại cấp 3- Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
Chỉ tiêu | Công thức | Nguồn số liệu | |
1 | Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu | Lợi nhuận sau thuế TNDNx100 (%) Vốn chủ sở hữu | Tử số là chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và mẫu số là chỉ tiêu mã số 400 trong bảng cân đối kế toán |
2 | Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu | Lợi nhuận trước thuế TNDNx100 (%) Tổng doanh thu | Tử số là chỉ tiêu mã số 50 và mẫu số là chỉ tiêu 01 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
3 | Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu | Lợi nhuận sau thuế TNDNx100 (%) Tổng doanh thu | Tử số là chỉ tiêu mã số 60 và mẫu số là chỉ tiêu 01 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
4 | Khả năng thanh toán tổng quát | Tổng tài sản Tổng nợ phải trả | Tử số là chỉ tiêu mã số 270 và mẫu số là chỉ tiêu 300 trong bảng cân đối kế toán |
5 | Khả năng thanh toán nhanh | Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn | Tử số là chỉ tiêu mã số 100 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 310 trong bảng cân đối kế toán |
6 | Khả năng thanh toán lãi vay | Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay | Tử số là chỉ tiêu mã số 50 cộng với chỉ tiêu mã số 23 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 23 trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
7 | Hệ số nợ | Phải trả Phải thu | Tử số là chỉ tiêu mã số 312 và mẫu số là chỉ tiêu 131 trong |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 10
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Áp Dụng Tại Cấp 1-Tổng Công Ty
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Áp Dụng Tại Cấp 2- Khối Thuộc Tổng Công Ty
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 14
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 15
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
bảng cân đối kế toán | |||
8 | Tỷ suất tự tài trợ | Vốn chủ sở hữux100 (%) Tổng nguồn vốn | Tử số là chỉ tiêu mã số 400 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 440 trong bảng cân đối kế toán |
9 | Cơ cấu tài sản | Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn | Tử số là chỉ tiêu mã số 200 và mẫu số là chỉ tiêu mã số100 trong bảng cân đối kế toán |
10 | Tỷ suất đầu tư | Tài sản dài hạnx100 (%) Tổng tài sản | Tử số là chỉ tiêu mã số 200 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 270 trong bảng cân đối kế toán |
Như vậy, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính áp dụng tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã đề cập đến ba khía cạnh tài chính quan trọng là khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán và cơ cấu nguồn vốn, tài sản.
Số liệu về các chỉ tiêu tài chính được áp dụng tại Hãng được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây.
STT | Chỉ tiêu | 2005 | 2006 |
1 | Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu | 13,5% | 19,5% |
2 | Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu | 6,2% | 9,1% |
3 | Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu | 4,8% | 6,7% |
4 | Khả năng thanh toán tổng quát | 1,014 | 1,157 |
5 | Khả năng thanh toán nhanh | 1,09 | 0,86 |
6 | Khả năng thanh toán lãi vay | 2,3 | 6,5 |
7 | Hệ số nợ | 9,785 | 10,09 |
8 | Tỷ suất tự tài trợ | 13,35% | 16,63% |
9 | Cơ cấu tài sản | 1,54 | 6,21 |
10 | Tỷ suất đầu tư | 60% | 86% |
Bảng 2.6: Số liệu về các chỉ tiêu phân tích tài chính tại cấp 3- Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
[Nguồn: Số liệu từ Báo cáo đánh giá khái quát tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam-Phụ lục 16]
Trong các chỉ tiêu nêu trên có nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được xem xét phân tích về các nguyên nhân gây ra biến động của các chỉ tiêu. Chẳng hạn, khả năng thanh toán lãi vay 6,5% (năm 2006) đã tăng nhiều so với
năm trước (2,3%) do lợi nhuận năm 2006 tăng và lãi vay tăng không đáng kể [Phụ
lục 16]. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi và cơ cấu nguồn
vốn, tài sản mới chỉ dừng ở mức so sánh số liệu với năm trước để thấy được mức độ biến động mà chưa phân tích được các yếu tố, nguyên nhân gây ra biến động. Chẳng hạn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 19,5% (năm 2006) tăng so với năm trước (13,5%) do nguyên nhân gì? Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng từ 4,8% (năm 2005) lên 6,7% (năm 2006) chịu tác động của các yếu tố nào? Mặt khác, các chỉ tiêu cũng chưa được xem xét đánh giá để phản ánh khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, tài sản của Hãng có ở mức độ hợp lý hay không, các giải pháp phù hợp để khắc phục những vấn đề tồn tại và phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Ví dụ, tỷ suất tự tài trợ của Hãng là 16,63% (năm 2006), mặc dù tăng so với năm 2005 (13,35%) nhưng như vậy có đảm bảo được mức độ độc lập về mặt tài chính trong kinh doanh không? Tỷ suất đầu tư tăng từ 60% (năm 2005) lên 83% (năm 2006) có phù hợp với yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của Hãng không? Tất cả những vấn đề này chưa được đề cập đến khi áp dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.
Phương pháp phân tích chỉ tiêu tài chính
Trong phân tích chỉ tiêu tài chính tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, một số phương pháp đã được sử dụng kết hợp, đó là các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích chi tiết.
Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích các chỉ tiêu tài chính với tiêu chuẩn so sánh là số liệu năm trước. Phương pháp so sánh tại Hãng được thể hiện rõ nét hơn ở Khối. Kỹ thuật so sánh được sử dụng bao gồm so sánh tuyệt đối là kết quả chênh lệch giữa số liệu năm nay với số liệu năm trước và so sánh tương đối thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của năm nay với số liệu của năm trước, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2006 là 6,7% tăng 1,9% so với 2005, tỷ
suất tự tài trợ năm 2006 là 16,63 % tăng 3,28% so với 2005 [Phụ lục 16]. Tuy
nhiên, kỹ thuật so sánh này chưa được áp dụng cho toàn bộ các chỉ tiêu mà chủ yếu mới chỉ áp dụng cho nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi là những chỉ tiêu được đặc biệt quan tâm.
Phương pháp phân tích tỷ lệ được áp dụng trong tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính được trình bày thành 3 nhóm như đã nêu, bao gồm các chỉ tiêu sinh lời, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu này so với năm trước.
Phương pháp phân tích chi tiết được sử dụng để chi tiết hoá các chỉ tiêu theo yếu tố cấu thành, chi tiết các loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí.
Cơ sở dữ liệu cho phân tích
Cơ sở dữ liệu được tập hợp từ nhiều nguồn, bao gồm:
- Thông tin từ hệ thống kế toán và thống kê:
Các số liệu kế toán được cung cấp từ phòng kế toán tổng hợp bao gồm các báo cáo tài chính tổng hợp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các số liệu thống kê được thu nhận từ trung tâm thống kê bao gồm thông tin về kết quả vận tải hàng không như số giờ bay, số chuyến bay, số hành khách vận chuyển, lượng hàng hóa vận chuyển…
- Thông tin bên ngoài hệ thống kế toán: bao gồm các nhóm:
+ Thông tin chung về tình hình kinh tế: được cung cấp từ Ban Kế hoạch thị trường. Thông tin từ nguồn này chủ yếu đánh giá về tình hình kinh tế xã hội, giá cả thị trường, tỷ giá tiền tệ và các hoạt động ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hàng không như hoạt động du lịch, hoạt động đầu tư.
+ Thông tin về ngành hàng không khu vực và quốc tế: được cung cấp từ Hiệp hội Hàng không Châu Á Thái Bình Dương (Association of Asia Pacific Airlines-AAPA), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization – ICAO) và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association – IATA). Thông tin từ nguồn này cung cấp
tình hình thị trường vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới cùng các yếu tố ảnh hưởng như mức độ tăng trưởng kinh tế hoặc xu hướng phát triển du lịch. Bên cạnh đó là thông tin về kết quả vận tải hàng không của các hãng hàng không khu vực (ví dụ như số lượng hành khách, hàng hóa đã chuyên chở, số ghế-km cung ứng, số tải-km cung ứng… ) và các số liệu tài chính khá chi tiết như số liệu phân tích doanh thu, chi phí, các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số phân tích tài chính…
Tổ chức công tác phân tích
Hiện nay, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam chưa có một bộ phận độc lập riêng đảm nhận công tác phân tích tài chính. Công việc này do một nhân viên phòng tài chính đầu tư thuộc ban tài chính kế toán không chuyên trách thực hiện với định kỳ mỗi năm một lần. Ngoài ra, nhân viên này còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác trong năm. Loại hình phân tích được thực hiện là phân tích sau, thường được tiến hành trong đầu năm sau để phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm trước. Phân tích được tiến hành tổng thể trong phạm vi toàn Hãng và phân tích toàn diện các khía cạnh tài chính. Hiện tại, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam chưa có quy trình phân tích tài chính, công việc xây dựng quy trình này đang được nhân viên phòng chế độ tiến hành cùng với việc thiết lập những bảng biểu báo cáo phân tích mẫu.
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Trên cơ sở thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, phần đánh giá được trình bày trên hai khía cạnh là ưu điểm và nhược điểm của chỉ tiêu phân tích cũng theo 3 cấp: Tổng công ty- Khối- Đơn vị trực thuộc
2.3.1. Ưu điểm
* Cấp 1: Tổng công ty
Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Tổng công ty đã có sự quan tâm đến phân