trước hoặc sau thuế trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo tác giả, các chỉ tiêu này cần có sự điều chỉnh về cách tính như sau:
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế TNDN
-
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
hoặc trước thuế và lãi vay Doanh thu thuần
(3.2)
-
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế TNDN
hoặc trước thuế và lãi vay Tài sản bình quân
(3.3)
-
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế TNDN
hoặc trước thuế và lãi vay
= Vốn chủ sở hữu bình quân
(3.4)
Các chỉ tiêu trên có thể được tính với tử số là lợi nhuận sau thuế để phản ánh số lợi nhuận thực sự còn lại cho Tổng công ty hoặc được tính với lợi nhuận trước thuế để loại trừ ảnh hưởng của thuế thu nhập là yếu tố mà Tổng công ty không kiểm soát được hoặc có thể được tính với lợi nhuận trước thuế và lãi vay để loại trừ ảnh hưởng của kết cấu nguồn vốn. Đặc biệt, với các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, mẫu số nên sử dụng giá trị bình quân vì tử số trong các chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận được tạo ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy mẫu số là số bình quân sẽ hợp lý hơn là chỉ lấy số cuối kỳ.
Trong kế hoạch phát triển, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ được cổ phần hóa vào năm 2008. Vì vậy, cần bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu, lãi cơ bản trên vốn cổ phần, hệ số giá cả cổ phiếu so với lợi nhuận và hệ số lợi tức cổ phần (được thể hiện trong bảng 3.1).
* Nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ tăng trưởng của Tổng công ty
Tăng trưởng được thể hiện qua sự phát triển lớn mạnh của Tổng công ty cả về chiều rộng và chiều sâu. Mức độ tăng trưởng được phản ánh qua các chỉ tiêu cơ bản: tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, số lượng lao động, thu nhập bình quân của người lao động.
Hiện nay, tại Tổng công ty chưa sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng. Để phân tích vấn đề này, theo tác giả cần sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: tốc độ tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuân, tốc độ tăng trưởng lao động và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân người lao động (được thể hiện trong bảng 3.1).
Trong đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế để phản ánh mức lợi nhuận thực sự còn lại của Tổng công ty sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước hoặc lợi nhuận trước thuế để loại trừ ảnh hưởng của thuế thu nhập là yếu tố Tổng công ty không kiểm soát được.
Các chỉ tiêu trên cần được kết hợp sử dụng để phản ánh mức độ tăng trưởng trên nhiều khía cạnh. Mức độ tăng trưởng tài sản, tăng trưởng số lượng cán bộ công nhân viên cho thấy sự tăng quy mô về vốn và yếu tố lao động. Mức độ tăng trưởng doanh thu phản ánh vị trí của Tổng công ty trên thị trường vận tải hàng không. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu vừa phản ánh quy mô tăng vốn vừa phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận lại phản ánh sự lớn mạnh của Tổng công ty theo chiều sâu trên khía cạnh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
* Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro
Rủi ro có nhiều loại, trong khuôn khổ luận án, tác giả xin được đề cập đến hai loại là rủi ro trong kinh doanh và rủi ro tài chính.
- Rủi ro trong kinh doanh:
Trong kinh doanh, có nhiều rủi ro tác động có thể gây cản trở hoặc thiệt hại cho Tổng công ty, chẳng hạn thời tiết xấu có thể khiến phải hủy hoặc hoãn các chuyến bay, thiên tai, dịch bệnh có thể làm giảm lượng khách du lịch dẫn đến giảm doanh thu....Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, tác giả xin được trình bày rủi ro mà Tổng công ty có thể quản lý và tác động để giảm thiểu thiệt hại, đó là rủi ro về chi phí.
Trong các khoản mục chi phí của Tổng công ty, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn (chi phí nhiên liệu chiếm 24%, 25% và 25% giá vốn hàng bán trong các năm 2004, 2005 và 2006-theo số liệu báo cáo tài chính của Tổng công ty-phụ lục 7,
11, 15). Do vậy, khi giá nhiên liệu thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Hiện tại, Tổng công ty sử dụng nhiên liệu cho các đường bay trong nước do công ty Xăng dầu Hàng không cung cấp. Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, là công ty con của Tổng công ty. Công ty Xăng dầu Hàng không nhập khẩu xăng dầu trực tiếp từ nước ngoài. Với các đường bay quốc tế, Tổng công ty mua nhiên liệu từ các công ty nước ngoài. Do vậy, khi giá nhiên liệu trên thị trường thế giới biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí nhiên liệu của Tổng công ty. Để giảm thiểu rủi ro do tác động của sự biến động giá này, Tổng công ty nên sử dụng hợp đồng mua nhiên liệu xác định trước giá cho tương lai. Theo hợp đồng đó, Khối lượng nhiên liệu sẽ được cung cấp trong tương lai nhưng giá mua được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Như vậy, dù giá nhiên liệu trên thị trường thế giới có biến động cũng không ảnh hưởng đến giá mua và do đó chi phí nhiên liệu không bị ảnh hưởng. Hiện tại, Tổng công ty chưa sử dụng loại hợp đồng trên nhưng với tình hình biến động của giá nhiên liệu trên thế giới, đây là một biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro về chi phí nhiên liệu- một loại chi phí lớn của Tổng công ty. Để xác định được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nếu Tổng công ty sử dụng loại hợp đồng trên, theo tác giả có thể sử dụng chỉ tiêu sau:
Mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
khi sử dụng = hợp đồng xác định
trước giá cho tương lai
Khối lượng nhiên liệu *
mua trong kỳ
Giá thực tế trên thị trường-
Giá xác định trước trong hợp đồng
(3.5)
- Rủi ro tài chính:
Mức độ rủi ro tài chính được phản ánh qua cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty. Nếu nguồn vốn vay nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, Tổng công ty sẽ phải chịu sức ép lớn về mặt tài chính, mức độ rủi ro sẽ cao. Ngược lại, khi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, Tổng công ty sẽ tự chủ cao trong tài chính, mức độ rủi ro sẽ giảm. Tuy nhiên, nguồn vốn vay nợ có thể được sử dụng hữu hiệu trong
huy động vốn, đặc biệt là cho các dự án dài hạn như đầu tư cho đội máy bay để nâng cao năng lực vận chuyển, mở rộng mạng lưới bay, tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty... Do vậy, Tổng công ty cần phân tích cơ cấu nguồn vốn, duy trì cơ cấu này ở mức thích hợp để giảm bớt rủi ro tài chính nhưng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để phản ánh mức độ rủi ro tài chính, hiện nay Tổng công ty đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ. Bên cạnh đó, theo tác giả nên bổ sung hệ số vốn vay nợ trên vốn chủ sở hữu để phản ánh mối tương quan trực tiếp giữa hai nguồn vốn này (được thể hiện trong bảng 3.1). Hệ số này càng lớn, mức độ rủi ro tài chính của Tổng công ty sẽ càng cao và ngược lại.
Trên cơ sở bổ sung, điều chỉnh các chỉ tiêu phân tích tài chính như trên, tác giả đã hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hệ thống chỉ tiêu được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tên chỉ tiêu | Công thức | Ý nghĩa | Ghi chú | |
Nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn | ||||
1 | Tổng tài sản Tổng nguồn vốn | Tổng tài sản =Tổng nguồn vốn | Phản ánh quy mô của Tổng công ty qua giá trị tài sản đầu tư và nguồn tài trợ | Được bổ sung |
2 | Tỷ suất đầu tư | TSCĐ đã và đang đầu tưx100 (%) Tổng tài sản | Phản ánh thực trạng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật | Đã được sử dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 14
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 15
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 16
- Các Chỉ Tiêu Phân Tích Khái Quát Tài Sản, Nguồn Vốn Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
- Các Chỉ Tiêu Phân Tích Tình Hình Công Nợ Và Khả Năng Thanh Toán Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
- Các Chỉ Tiêu Phân Tích Mức Độ Tăng Trưởng Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Tỷ suất tài sản ngắn hạn | Tài sản ngắn hạnx100 (%) Tổng tài sản | Phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn có phù hợp không | Đã được sử dụng | |
4 | Tỷ suất tự tài trợ | Vốn chủ sở hữux100 (%) Tổng nguồn vốn | Phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính | Đã được sử dụng |
5 | Tỷ lệ nợ | Tổng nợ phải trảx100 (%) Tổng nguồn vốn | Phản ánh mức độ phụ thuộc hay rủi ro tài chính | Đã được sử dụng |
Nhóm chỉ tiêu phân tích công nợ và khả năng thanh toán | ||||
6 | Hệ số khả năng thanh toán tổng quát | Tổng tài sản Tổng nợ phải trả | Phản ánh khả năng trang trải các khoản nợ của Tổng công ty từ tài sản hiện có | Đã được sử dụng |
7 | Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn | Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn | Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn | Đã được sử dụng |
8 | Hệ số thanh toán nhanh | Tổng số tiền và tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn | Đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn | Đã được sử dụng |
9 | Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản | Tổng số tiền và tương đương tiền Tài sản ngắn hạn | Đánh giá tiềm lực thanh toán nợ ngắn hạn từ khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
ngắn hạn | ||||
10 | Vốn hoạt | Tài sản - Tổng số nợ ngắn hạn ngắn hạn | Khả năng thanh toán | Chưa sử |
động | nợ ngắn hạn bằng tài | dụng-Được | ||
thuần | sản ngắn hạn thông | bổ sung | ||
qua chỉ tiêu số tuyệt | ||||
đối | ||||
11 | Hệ số | Khả năng chi trả lãi | Chưa sử | |
thanh toán | vay của Tổng công | dụng-Được | ||
lãi vay | Lợi nhuận trước thuế và lãi vay | ty (có ý nghĩa quan | bổ sung | |
Lãi vay | trọng do lãi vay | |||
chiếm tỷ trọng lớn | ||||
trong chi phí) | ||||
12 | Hệ số | Khả năng chi trả lãi | Chưa sử | |
thanh toán | vay và các khoản | dụng-Được | ||
lãi vay và | chi phí thuê máy | bổ sung | ||
các khoản | Lợi nhuận trước thuế, lãi vay | bay của Tổng công | ||
chi phí | và các khoản chi phí thuê máy bay Lãi vay và các khoản | ty (có ý nghĩa quan | ||
thuê máy | chi phí thuê máy bay | trọng vì Tổng công | ||
bay | ty có chi phí thuê | |||
máy bay lớn và ổn | ||||
định) | ||||
13 | Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả | Các khoản phải thu Các khoản phải trả | Mối quan hệ giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
14 | Hệ số quay vòng hàng tồn kho | Giá vốn hàng bán Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân | Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua đó phản ánh năng lực hoạt động | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho | Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng hàng tồn kho | Số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho | Chưa sử dụng-Được bổ sung | |
16 | Hệ số quay vòng các khoản phải thu | Tổng tiền hàng bán chịu Số dư bình quân các khoản phải thu | Tốc độ thu hồi các khoản phải thu | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
17 | Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu | Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng các khoản phải thu | Thời gian thu hồi công nợ trung bình | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
18 | Hệ số quay vòng các khoản phải trả | Tổng tiền hàng mua trả chậm Số dư bình quân các khoản phải trả | Phản ánh khả năng kiểm soát các khoản nợ phải trả | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
19 | Số ngày của một vòng quay các khoản phải trả | Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng các khoản phải trả | Thời gian thanh toán công nợ trung bình | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
Nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền | ||||
20 | Hệ số luồng tiền trên doanh | Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Doanh thu | Khả năng tạo tiền từ doanh thu của Tổng công ty | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
thu | ||||
21 | Hệ số luồng tiền trên lợi nhuận | Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh | Khả năng tạo tiền từ lợi nhuận của Tổng công ty | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
22 | Hệ số luồng tiền trên tài sản | Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng tài sản | Khả năng tạo tiền từ việc sử dụng tài sản của Tổng công ty | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
23 | Mức độ | Mức độ tạo tiền từ | Chưa sử | |
tạo tiền từ | hoạt động kinh | dụng-Được | ||
hoạt động | Lưu chuyển tiền thuần | doanh so với toàn bộ | bổ sung | |
kinh | từ hoạt động kinh doanh | hoạt động của Tổng | ||
doanh | Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ | công ty | ||
24 | Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền | Tổng số nợ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | Khả năng chi trả các khoản nợ của Tổng công ty bằng tiền | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
25 | Hệ số đảm nhận chi trả cổ tức | Cổ tức Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | Khả năng chi trả cổ tức bằng tiền của Tổng công ty | Chưa sử dụng-Được bổ sung |
Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản | ||||
26 | Sức sản xuất của TSCĐ | Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân (hoặc giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ | Một đồng đầu tư vào TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần | Chưa sử dụng-Được bổ sung |