Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Về Hệ Thống Chỉ Tiêu Tài Chính Thông


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam. Thêm vào đó, luận án đi sâu tìm hiểu thực trạng năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018.

Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam dựa trên 5 chỉ tiêu của mô hình Camel.

Thứ ba, luận án xác định và đo lường nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm phục vụ cho việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian, không gian: Nghiên cứu và thu thập các thông tin về hệ thống chỉ tiêu tài chính của 31 NHTMCP Việt Nam hoạt động tại địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2013 đến năm 2018.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

5. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính từ năm 2013 đến năm 2018 của các

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, với kích thước mẫu là 31/31.

Tại thời điểm 31/12/2018 (tại thời điểm tiến hành nghiên cứu), hệ thống NHTMCP Việt Nam bao gồm 31 ngân hàng (Phụ lục 1), trong đó có 9 ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên 15.000 tỷ đồng; 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu từ 8000 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng; 15 ngân hàng có vốn chủ dưới 8000 tỷ đồng. Để có cơ sở khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP, tác giả thu thập số liệu của 31 NHTMCP Việt Nam và được chia thành 3 nhóm dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, bao gồm: 9 NHTMCP lớn, nhóm 7 NHTMCP vừa và 15 NHTMCP nhỏ.Với số liệu thu thập của 31 NHTMCP Việt Nam, cơ sở đánh giá của luận án có tính trung thực và bao quát. Mặt khác, việc phân chia thành 3 nhóm ngân hàng sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá của luận án chi tiết và có tính xác thực cao hơn.


- Cụ thể, trong luận án này, chủ yếu tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập bởi:

(1) Dựa vào số liệu thực trạng về hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam tại 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, những thông tin trên các Website về Ngân hàng, tài chính như: www.http//cafef.vn, www.http//thoibaotaichinhvietnam.vn..;

(2) Tổng hợp kết quả thực tế từ các nghiên cứu trước;

(3) Tổng hợp các kết quả trên BCTC, kiểm toán BCTC, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị của các NHTM CP các năm 2013-2018;

(4) Tham khảo các phân tích bình luận của các chuyên gia trên báo chí và

phương tiện truyền thông;

(5) Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, báo báo của NHNN, báo cáo ngân hàng thế giới, báo cáo của hệ thống giám sát ngân hàng trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2013-2018.

- Nguồn dữ liệu thứ cấp mà tác giá thu thập được là dữ liệu đã được kiểm toán và được tác giả lấy trên Website của các NHTMCP. Một vài nguồn dữ liệu thứ cấp về hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các ngân hàng đang sử dụng, tác giả thu thập được từ Phòng Kế toán của các NHTMCP Việt Nam. Đây là những minh chứng quan trọng và cần thiết, phản ánh một cách trung thực và chính xác thực trạng hệ thống chỉ tiêu của các NHTMCP Việt Nam.

- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua việc thu thập phiếu khảo sát và bảng câu hỏi, tác giả cho rằng, nhận thức về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đánh giá năng lực tài chính trong các NHTMCP còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, những câu trả lời này mang tính chủ quan và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người trả lời hoặc người được phỏng vấn. Vì vậy, việc không thể kiểm định được kết quả trả lời của người tham gia khảo sát sẽ ảnh hưởng nhất định đến tính khách quan và chất lượng của luận án. Chính vì lí do đó, luận án không sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp.

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận nguồn dữ liệu của tác giả luận án được chia thành 3

bước cụ thể như sau:


Bước 1: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, luận án tiến hành thu thập các tài liệu và các minh chứng đáng tin cậy về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các NHTMCP sử dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018.

Bước 2: Với hệ thống chỉ tiêu tài chính các NHTMCP Việt Nam đã sử dụng trong giai đoạn 2013- 2018, tác giả sẽ đánh giá xem hệ thống chỉ tiêu tài chính này khi sử dụng tại các NHTMCP có thực sự đem lại hiệu quả không bằng việc đánh giá thực trạng năng lực tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dựa trên năm tiêu chí của mô hình Camel. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy); Chất lượng tài sản có (Asset Quality); Quản lý (Management); Lợi nhuận (Earnings); Thanh khoản (Liquidity).

Bước 3: Cuối cùng, tác giả luận án xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Phương pháp phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được

Sử dụng các phần mềm thống kê để xử lý thông tin, số liệu được áp dụng phổ biến để thể hiện kết quả nghiên cứu như phần mềm SPSS; Excels. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh v.v.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

+ Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu;

+ Bên cạnh đó, luận án cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu.

6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 31/31 NHTMCP Việt Nam từ giai đoạn 2013 đến 2018. Sau đó tính toán từng chỉ tiêu theo 5 tiêu chí lớn và mỗi tiêu chí được phân tích theo từng nhóm, căn cứ trên khung an toàn Camel nghiên cứu sẽ đánh giá từng chỉ tiêu, từ đó xem xét nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới năng lực tài chính các NHTMCP.


Do dữ liệu trong nghiên cứu theo chuỗi thời gian nên phương pháp hồi qui với dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với phân tích hồi qui bằng dữ liệu bảng có thể sử dụng 3 mô hình:

(1) Mô hình Pooled OLS: là mô hình không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong nghiên cứu;

(2) Mô hình FEM (Fixed Effects Model): Phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát từng đặc điểm khác nhau giữa ngân hàng và có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập;

(3) Mô hình REM (Random Effects Model): Phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát từng đặc điểm khác nhau giữa ngân hàng nhưng không có có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập.

Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để xác định lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM là phù hợp để nghiên cứu. Sau khi xác định được mô hình phù hợp, tác giả thực hiện loại bỏ biến thừa ra khỏi mô hình và ước lượng lại mô hình để đưa ra phương trình hồi qui.

Các mô hình hồi quy được sử dụng dưới dạng Ln các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm đồng hóa đơn vị tính của các biến để thuận tiện cho việc phân tích, theo đó, nếu biến độc lập thay đổi 1% thì biến phụ thuộc sẽ thay đổi ci % trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (i = 2 đến 9 với mô hình của ROA và ROE và i= 2 đến 11 với mô hình của NIM).

Các mô hình trong nghiên cứu như sau:

(1) Mô hình tác động của ROA:

LNROA = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV + C(9)*LNCSCPHD + [CX=R]

(2) Mô hình tác động của ROE:

LNROE = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV + C(9)*LNCSCPHD + [CX=R]

(3) Mô hình tác động của NIM:

LNNIM = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNCSCPHD + C(5)*LNTLTKTS + C(6)*LNCAR + C(7)*LNL + C(8)*LNHSDBTG + C(9)*LNHSTKNG + C(10)*LNTLDNCV + C(11)*LNTLCV + [CX=R]


Trong đó:

C(1): Hệ số tự do

C(i) (i = 2 – 11): các hệ số ảnh hưởng riêng phần của biến độc lập đến biến phụ thuộc Các biến độc lập gồm:

VCSH: Vốn chủ sở hữu

CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu L: Hệ số đòn bẩy tài chính

TLCV: Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản TLNX: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ CSCPHD: Chỉ số chi phí hoạt động HSDBTG: Hệ số đảm bảo tiền gửi HSTKNG: Hệ số thanh khoản ngắn hạn TLTKTS: Tỷ lệ thanh khoản tài sản

TLDNCV: Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi ROA, ROE và NIM là các biến phụ thuộc.


Xác lập vấn đề nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Vận dụng mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam


Mục tiêu nghiên cứu

- Thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Việt Nam

- Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam so với khung an toàn Camel

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính


Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, mô tả

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố


Kết quả nghiên cứu


- Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam so với mô hình Camel

- Xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh

giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam



Giải pháp hoàn thiện

- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTM CP Việt Nam


Khung nghiên cứu của luận án như sau:

7. Bố cục của luận án

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 2: Lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các

ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm

đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng

lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển, cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới kéo dài đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế các nước. Song, để cung cấp những thông tin tài chính, giúp các nhà quản trị và các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá thực trạng tài chính trong các doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong nước cũng như các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới thường có các phương pháp tiếp cận khác nhau. Qua việc tìm hiểu và tham khảo các công trình nghiên cứu trước, có thể chia cách tiếp thành hai nhóm sau:

Nhóm thứ nhất: gồm những công trình, các đề tài nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu tài chính thông thường trong phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng. Các tác giả trình bày công thức xác định, nội dung và ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu phân tài chính doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, sau đó kiến nghị phương hướng hoàn thiện các chỉ tiêu đó.

Nhóm thứ hai: gồm các công trình, các đề tài nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại.

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính thông

thường trong phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng

Phân tích tài chính trong doanh nghiệp là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản trị, nhà đầu tư và đối tượng khác quan tâm. Ngoài ra, phân tích chỉ tiêu tài chính còn là một nội dung quan trọng để đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp. Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trước hết, phải kể đến đề tài nghiên cứu cấp bộ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do tác giả Phạm Trọng Bình làm chủ nhiệm vào năm 2000. Phạm Trọng Bình (2000) đã đề xuất mô hình đánh giá tài chính của các doanh nghiệp niêm yết dựa trên cơ cở định mức tín nhiệm thông qua 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Trong các chỉ tiêu định lượng có 3 nhóm chỉ tiêu chính được xem xét đánh giá đó là khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và năng lực hoạt động. Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế và khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đây là nhóm chỉ tiêu rất quan trọng cần được phân tích


cụ thể khi đánh giá tài chính doanh nghiệp. Nhưng các chỉ tiêu phân tích tài chính trong nghiên cứu này chỉ được đưa ra như một nội dung quan trọng để xếp hạng và đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp còn việc phân tích các chỉ tiêu, đánh giá, bình luận, nhận xét và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng là không được đề cập.

Tiếp theo đó, đã có các tác giả đi sâu vào việc hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sau đó đánh giá thực trạng và cuối cùng là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:

Nguyễn Thị Quyên (2011) khi nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng; phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chỉ tiêu phân tích tài chính được chia thành hai phân hệ với các nhóm cụ thể chi tiết như sau:

- Phân hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tài chính: đánh giá khái quát

mức độ độc lập vốn, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán.

- Phân hệ chỉ tiêu sử dụng phân tích chuyên sâu tài chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, tình hình thanh toán và khả năng thanh toán theo thời gian, hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính và dự báo chỉ tiêu tài chính, phân tích luồng tiền.

Qua nghiên cứu thực tế, luận án thấy rằng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được xây dựng, công bố phù hợp. Các chỉ tiêu phân tích tài chính đã được đề cập trong nội dung công bố thông tin của bản cáo bạch và báo cáo thường niên, tuy nhiên chất lượng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chưa cung cấp đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết là vấn đề cần được khắc phục, hoàn thiện hơn nữa. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài các chỉ tiêu phân tích TCDN nói chung, bao gồm: lãi cơ bản trên cố phiếu (EPS), tỉ lệ cổ tức so với giá trị thị trường của cổ phiếu (DYR), tỉ lệ giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E), tỉ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024