Mức Độ Đồng Ý Của Anh/chị Về Các Yếu Tố Cơ Hội Tác Động Đến Hành Vi Gian Lận Trên Ttck Việt Nam (Mức 5 Là Rất Đồng Ý)?


Phần 2: Nội dung khảo sát

Ông/bà hãy khoanh tròn vào lựa chọn.

Trong đó: 1 (RẤT KHÔNG ĐỒNG Ý); 2 (KHÔNG ĐỒNG Ý); 3 (BÌNH THƯỜNG); 4 (ĐỒNG Ý); 5 (RẤT ĐỒNG Ý).

5. Mức độ đồng ý của anh/chị về các yếu tố CƠ HỘI tác động đến hành vi gian lận trên TTCK Việt Nam (mức 5 là rất đồng ý)?

TT

Yếu tố

Mức độ đồng ý

I

Các cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành


1

Người có thông tin nội bộ chưa công bố của công ty

làm tăng

1

2

3

4

5

2

Sự thông đồng của tổ chức phát hành, người nội bộ và

công ty chứng khoán

1

2

3

4

5

3

Lạm dụng quyền lực, vị trí để thực hiện hành vi gian lận

hoặc lôi kéo, dụ giỗ người khác vi phạm

1

2

3

4

5

4

Khi được bạn bè, người quen nhờ có thể đứng tên công

ty nhưng không tham gia góp vốn hay điều hành cty

1

2

3

4

5

5

Tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan,

công ty mẹ - công ty con

1

2

3

4

5

6

Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một

người kiêm nhiệm nhiều vị trí.

1

2

3

4

5

7

Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ

1

2

3

4

5

II

Các cơ hội do nhà đầu tư


1

Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của TCPH

như bản cáo bạch, thuyết minh BCTC…

1

2

3

4

5

2

Nhà đầu tư cho bạn bè, người quen mượn tài khoản

chứng khoán

1

2

3

4

5

3

Nhà đầu tư mua bán chứng khoán theo người nội bộ

hoặc được cho là có thông tin nội bộ

1

2

3

4

5

4

Nhà đầu tư có xu hướng giao dịch theo nhà đầu tư

nước ngoài

1

2

3

4

5

5

Nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của nhà môi giới

1

2

3

4

5

6

Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn

đàn chứng khoán

1

2

3

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 26


TT

Yếu tố

Mức độ đồng ý

III

Các cơ hội do quản lý, giám sát thị trường


1

Các dịch vụ “tín dụng tạo đòn bẩy” của CTCK

1

2

3

4

5

2

Hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà

nước chưa kịp thời

1

2

3

4

5

3

Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập (để lọt hoặc đánh giá không đúng loại tội phạm, chưa có chính sách người

tố cáo…)

1

2

3

4

5

4

Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe

1

2

3

4

5

5

Các biện pháp xử phạt không kịp thời, chậm trễ

1

2

3

4

5

6

Thẩm quyền của UBCK trong thanh tra, kiểm tra, xử

phạt còn nhiều hạn chế

1

2

3

4

5


6. Mức độ đồng ý của anh/chị về các cách thức thực hiện hành vi gian lận? (Mức 5 là rất đồng ý)

Hình thức gian lận

Mức độ đồng ý

Dùng một hay nhiều tài khoản để liên tục mua, bán tạo ra cung, cầu giả tạo cho chứng khoán.


1


2


3


4

5

Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối tại thời điểm

xác định giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới của chứng khoán đó.


1


2


3


4


5

Đưa ra ý kiến thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng

đến giá của loại chứng khoán.


1


2


3


4


5

Tạo dựng, công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm

ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường


1


2


3


4

5

Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố để giao dịch chứng khoán.


1


2


3


4

5


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


PHỤ LỤC 02


Tình huống giao dịch nội gián cổ phiếu KSH.

Bà Đ.T.K, do là cổ đông của công ty đồng thời là vợ của tổng giám đốc công ty nên có được thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoang của công ty KSH. Bà K đã lợi dung thông tin này để làm lợi cho chính mình đồng thời tiết lộ cho người quen là bà N.T.N và ông N.V.G. Tổng số cổ phiếu những người này gom thêm là 100.000 cổ phần.

Đến ngày 22/09/2009, công ty công bố thông tin khai thác mỏ vàng. Với thông tin tốt nói trên, giá cổ phiếu KSH đã tăng từ 18.000 đồng/CP vào đầu tháng 9.2009, tiếp theo đó là 19 phiên tăng trần liên tục và đạt đỉnh 93.000 đồng/CP vào tháng 10 (tăng hơn 400% trong vòng 2 tháng). Do đó, số tiền lãi của nhóm nhà đầu tư này hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quyết định xử phạt hành chính, 3 đối tượng trên bị xử phạt 165 triệu đồng, số tiền quá nhỏ so với số lợi nhuận mà họ thu được từ hành vi giao dịch nội gián kể trên.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:

- Có mối quan hệ quen thân với người nội bộ hoặc người có liên quan với người nội bộ giúp tiếp cận được thông tin quan trọng chưa công bố của công ty. Những thông tin này có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trong tương lai.

- Hình thức xử phạt còn quá nhẹ. Số tiền phạt chỉ vài chục triệu không đáng là bao so với số tiền tỷ lãi thu về từ hoạt động gian lận nói trên.

- Thời gian phát hiện và ra quyết định chậm trễ. Gian lận chỉ được phát hiện sau khi đã hoàn thành giao dịch, các quyết định xử phạt được đưa ra sau 6 tháng kể từ khi vi phạm.

Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.


PHỤ LỤC 03


Tình huống gian lận của ông V.T.N đối với cổ phiếu SBC.

Ngày 05/12/2014, ông V.T.N chủ tịch HĐQT công ty đã bán ra 115.000 cổ phiếu SBC của công ty nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Trước đó cổ phiếu SBC tăng kịch trần 10 phiên liên tiếp. Phía Công ty cũng giải trình về việc tăng kịch trần này là do công ty đã CBTT về kết quả kinh doanh sau khi liên tục bị nhắc nhở và xử phạt vì lỗi chậm CBTT.

Tuy nhiên, việc ông V.T.N bán ra chỉ được giải thích rõ khi ngày 15/01/2015 công ty thông báo sẽ hủy niêm yết từ ngày 12/02/2015. Thông tin xấu nói trên đã khiến cổ phiếu lao dốc trên thị trường. Giá cổ phiếu đã giảm từ đỉnh 36.500/cổ phiếu ngày 05/12/2014 xuống 17.500 đồng/cổ phiếu ngày 29/01/2015 (giảm 52% trong gần 1 tháng).

Như vậy, ông V.T.N đã lợi dụng lợi thế thông tin có được để giao dịch nội gián trước khi công ty CBTT ra công chúng, ông đã tránh được khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng. Ông N sau đó đã bị xử phạt 42,5 triệu đồng vì không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:

- Là người có vị trí cao trong công ty nên có được thông tin quan trọng chưa công bố của công ty.

- Hình thức xử phạt còn quá nhẹ.

Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.


PHỤ LỤC 04


Tình huống gian lận của ông T.V.Đ đối với cổ phiếu D2D


Ông T.V.Đ - Thành viên HĐQT đã mua 19.640 cổ phiếu D2D từ ngày 15/01/2018 - 22/01/2018 nhưng không báo cáo UBCK NN, giao dịch này được thực hiện trước khi CBTT về KQKD khả quan nêu trên. Trước khi CBTT tốt về KQKD, từ ngày 30/01/2018 - 09/02/2018, ông Đ lại mua thêm 20.000 cổ phiếu nữa nhưng có thông báo giao dịch.

Ngày 28/03/2018 công ty CBTT từ Nghị quyết của HĐQT với nội dung chính: KQKD năm 2017 doanh thu thuần đạt hơn 241,4 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016 và vượt gần 24% kế hoạch năm. LNST cả năm đạt trên 75,33 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016, vượt 70,3% kế hoạch cả năm. Tổng LNST chưa phân phối đến cuối năm 2017 đạt hơn 86 tỷ đồng. Dự kiến chi trả cổ tức 30% mệnh giá. Với thông tin tốt nêu trên, từ ngày 17/01/2018 đến ngày 10/04/2018, cổ phiếu D2D đã tăng từ 62.100 lên

78.000 đồng (tăng 25,8% chỉ trong 3 tháng)

Ông Đ đã hưởng lợi từ thông tin nội bộ chưa công bố khoảng 640 triệu đồng (giá D2D tính đến ngày 10/04/2018). Ông giải trình lý do thực hiện mua trước thời điểm CBTT là nhu cầu đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, việc liên tục mua vào trước thời điểm CBTT tốt đặt ra nghi vấn của việc sử dụng lợi thế thông tin người nội bộ có được để kiếm lợi nhuận vượt trội so với thị trường. Ông Đ sau đó đã bị xử phạt với số tiền 10 triệu đồng.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:

- Lợi dụng vị trí là thành viên HĐQT, người nội bộ có khả năng tiếp cận được sớm các thông tin có giá trị trước khi công bố ra công chúng.

- Tổ chức phát hành không quản lý tốt thông tin nội bộ.


- Chế tài xử phạt không có tính răn đe, việc xử phạt các hành vi gian lận trên TTCK còn khá nhẹ, khiến cho các đối tượng có tâm lý sẵn sàng chấp nhận mức xử phạt ít hơn nhiều so với mức lãi có được từ các hành vi gian lận.

Các cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố để kiếm lợi.


PHỤ LỤC 05


Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu TNT

Giá trị cổ phiếu TNT vào cuối năm 2014 tới cuối tháng 5/2015 chỉ giao động từ

2.000 - 3.000 đồng/CP. Từ ngày 9/6/2015, giá cổ phiếu TNT liên tục kịch trần nhiều phiên liên tiếp, trong vòng nửa tháng giá cổ phiếu này đã đẩy lên hơn gấp gần 3 lần. Đến ngày 24/7/2015, giá cổ phiếu TNT đã lên tới 8.200 đồng/CP.

Qua điều tra phát hiện, từ ngày 09/6/2015 đến 24/7/2015, ông H.Đ.D đã sử dụng 26 tài khoản của mình và người khác để giao dịch cổ phiếu TNT. Ông D bị xử phạt 550 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi gian lận là hơn 491 triệu đồng. Với tổng số tiền phải nộp là hơn 1,041 tỷ đồng, đây được coi là số tiền phạt lớn nhất đối với cá nhân trong lĩnh vực xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, giá cổ phiếu TNT vẫn tiếp tục tăng trần, đến cuối tháng 12/2015, giá cổ phiếu TNT đã đại nhảy vọt lên đứng ở mức 25.000 đồng/CP. Đầu năm 2016, toàn thị trường khá ảm đạm nhưng cổ phiếu TNT vẫn ổn định giá hơn

23.000 đồng/CP. Điều này là bất thường bởi cổ phiếu TNT thuộc lĩnh vực bất động sản, vốn điều lệ và mục tiêu lợi nhuận chỉ ở mức khiêm tốn, nhưng giá cao hơn gấp 2, gấp 3 lần giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này như Vinaconex, sông Đà. Ngoài ra, công ty này thành lập năm 2006, với vốn điều lệ chỉ là 3,6 tỷ đồng.

Qua điều tra đã phát hiện, từ ngày 23/12/2015 - 10/10/2016, bà L.T.T đã sử dụng 29 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu TNT. Bà T bị xử phạt số tiền 550 triệu đồng, và không nhận thấy có số lợi bất hợp pháp do hành vi nêu trên.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Dễ dàng tạo lập và sử dụng nhiều TK chứng khoán từ bạn bè, người quen.

- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác

định được là cung, cầu ảo.

- Nhà đầu tư chưa đánh giá đúng giá trị chứng khoán dựa trên các thông tin cơ bản.

- Các biện pháp xử phạt về TTCK giai đoạn này chưa kịp thời, chưa hiệu quả.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Vụ thao túng của bà T và ông D sử dụng chiêu thức kinh điển là dùng nhiều tài khoản để liên tục mua bán tạo nhu cầu giả tạo đối với chứng khoán TNT.


PHỤ LỤC 06


Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu SPI

Đầu tháng 9 năm 2015, SPI chỉ có mức giá 3.100 đồng/cổ phiếu nhưng đến phiên giao dịch cuối tháng 5 năm 2016, giá cổ phiếu này đã leo lên mức 14.500 đồng/cổ phiếu (tăng 368 %). Sau đó cổ phiếu quay đầu đến cuối tháng 12 năm 2016 giá cổ phiếu chỉ còn 2.300 đồng.

Qua điều tra xác minh, bà Đ.T.C.T, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của SPI đã sử dụng 29 tài khoản tại 04 công ty chứng khoán liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu SPI trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2015 - 13/5/2016.

Bà T đã bị xử phạt số tiền 600 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 9,28 tỷ đồng. Căn cứ kết quả xác minh của cơ quan công an thì chưa đủ căn cứ để khởi tố bà Đ.T.C.T theo Điều 181c Bộ Luật Hình sự 1999 (tội thao túng chứng khoán).

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Đối tượng từng là lãnh đạo cấp cao, biết rõ tình hình tài chính công ty và nắm

được nhiều thông tin nội bộ của công ty.

- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác

định được là cung, cầu ảo.

- Dễ dàng mượn tài khoản chứng khoán từ bạn bè, người quen.

- Với số tiền xử phạt hành chính lớn, chế tài chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự đối với bà Giang.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Bà T đã sử dụng chiêu thức kinh điển là dùng nhiều tài khoản để liên tục mua bán tạo nhu cầu giả tạo đối với chứng khoán SPI.

- Ngoài ra, do nguyên là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty SPI nên bà T đã kết hợp sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố để thực hiện các hành vi thao túng nói trên.


PHỤ LỤC 07


Phân tích tình huống thao túng giá cổ phiếu MTM

Sau khi đăng ký giao dịch UPCoM, T.H.T, khi đó là Chủ tịch HĐQT MTM đã giao cho P.T.C, Trưởng Ban kiểm soát MTM và 2 nhân sự khác là Đ.H.T, B.T.L mở

59 TK tại 3 CTCK là CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Maritime (MSI). Các TK này đứng tên những người có trong danh sách cổ đông giả, người thân, người quen do P.T.C nhờ.

Mỗi khi khớp lệnh, C nhờ người đứng tên TK rút ngay tiền bán để nộp tiền vào TK khác để quay vòng mua chứng khoán, tạo cung - cầu giả tạo. Khi không đủ tiền thực hiện lệnh mua, P.T.C sử dụng dịch vụ bảo lãnh sức mua do MSI cung cấp. Thực tế, CTCK không giải ngân tiền vào TK chứng khoán mà cấp bút toán trên hệ thống ghi nhận TK có tiền cho TK. Mặc dù không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, nhưng MSI vẫn đưa ra sản phẩm trên.

Trong 43 phiên giao dịch từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016, P.T.C trực tiếp đặt lệnh và chỉ đạo 2 nhân sự khác đặt lệnh mua bán cổ phiếu MTM khớp chéo giữa các TK trong nhóm.

P.T.C đã nhờ N.N.H, Trưởng phòng giao dịch một CTCK cho mượn 1 TK, rút hộ 370 triệu đồng; nhờ T.S.T, Phó trưởng phòng cho mượn 2 TK, rút hộ 4,4 tỷ đồng. Cơ quan điều tra không đủ căn cứ kết luận H, T thông đồng thao túng giá, các đối tượng này được tách vụ án điều tra và kết luận tội danh về làm giả hồ sơ tài liệu, giả mạo trong công tác. Nhóm tội Thao túng chứng khoán bị kết án gồm có B.T.L và Đ.H.T cùng mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Có sự thông đồng, tiếp tay của nhóm lợi ích, các nhân viên ở các CTCK.

- Sự dễ dãi của những người cho mượn hoặc được nhờ mở TK giao dịch chứng khoán.

- Lợi dụng vị trí trưởng phòng, phó trưởng phòng CTCK, T.N.H và T.S.H đã cho P.T.C mượn TK để rút tiền, đồng thời hỗ trợ các đối tượng tiếp cận các dịch vụ “tín dụng” từ CTCK.

- Các dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, bảo lãnh sức mua tại các CTCK

đã giúp các đối tượng có lượng tiền xoay vòng nhanh nhằm thực hiện tạo cung, cầu ảo.

- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác

định được là cung, cầu ảo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022