Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 27



- Các biện pháp xử phạt về vi phạm trên TTCK giai đoạn này chưa kịp thời, chưa hiệu quả. Các hình thức xử phạt trước đó chưa có tính răn đe.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng nhiều tài khoản để liên tục khớp chéo trong nhóm tạo cung, cầu giả tạo cho chứng khoán.


PHỤ LỤC 08

Tình huống gian lận của ông H.M.T đối với cổ phiếu KDM


Ngày 29/3/2016 - ngày ông H.M.T bắt đầu hành vi thao túng giá cổ phiếu KDM cũng là ngày công ty đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HNX. Từ ngày 29/03/2016 - 01/04/2017, ông T đã sử dụng 32 tài khoản để liên tục giao dịch, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu KDM. Thời điểm mới lên sàn giá 11.600 đồng/CP, dù không phải tăng nhanh, nhưng đến đầu tháng 5/2016 đã lên 15.400 đồng/cổ phiếu (tăng 33%) dù không có bất kỳ thông tin tốt nào hỗ trợ, sau đó là thời gian giảm điểm và chỉ hơn 1 tháng sau đã nhanh chóng giảm còn 5.500 đồng/cổ phiếu. Độ giao động giá KDM khá lớn khi sau đó không lâu đã quay đầu tăng mạnh, có lúc khớp lệnh ở vùng giá 17.700 đồng/cổ phiếu ngày 12/01/2017 (tăng 234% trong 6 tháng), rồi lại tiếp đà giảm sâu, đến ngày 14/4/2017 đã xuống đến mức giá 3.400 đồng/cổ phiếu.

Ngày 20/09/2018, ông H.M.T bị xử phạt số tiền 550 triệu đồng, cơ quan điều tra không thấy có số lợi bất hợp pháp từ hành vi nêu trên.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác

định được là cung, cầu ảo.


- Quản lý, giám sát chưa hiệu quả.


Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng nhiều tài khoản để giao dịch tạo cung cầu ảo


- Sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa ra các nhận định có tính chất lôi kéo, xúi dục các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu


PHỤ LỤC 09


Tình huống gian lận cổ phiếu AAA của các nhóm nhà đầu tư


Xuất phát từ thông tin AAA từ chối bán 25% cổ phần cho một đối tác chiến lược Nhật Bản (Maruzen Kanri Kaihattsu Co. Ltd) với giá 40.000 đồng/cổ phiếu vì sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông và Hội đồng quản trị đã hướng dẫn đối tác Nhật làm thủ tục chào mua công khai trên sàn. Sau đó, không có thông tin nào được công bố thêm về việc chào mua công khai của đối tác Nhật.

Ngay sau đó, cổ đông lớn nhất của AAA là CTCP Đầu tư Tam Sơn công bố bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu nắm giữ trong thời gian từ ngày 25/8 - 20/9/2010. Việc cổ đông lớn nhất bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ (chiếm hơn 30%), không có nhiều tin tốt nổi bật trên thị trường mà giá AAA vẫn luôn trong xu hướng tăng trần là một hiện tượng lạ. Trong khoảng thời gian từ 13/8 đến 16/9/2010, cổ phiếu AAA đã tăng từ 43.700 đồng lên 91.600 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 109%, trong đó có 15 phiên tăng giá (12 phiên tăng trần liên tiếp). Sau đó từ ngày 17/9 đến 5/10/2010, AAA đã giảm liên tục 13 phiên trong đó có 9 phiên giảm sàn liên tiếp, giá vào ngày 30/9 là 54.800 đồng/cổ phiếu.

Bản thân ông P.A.D, chủ tịch HĐQT cũng phát biểu về việc lượng bán khủng khiến giảm sàn là chủ yếu từ các công ty chứng khoán. Riêng cổ đông lớn nhất của AAA (Công ty Tam Sơn) là tổ chức đầu tư tài chính, việc họ bán ra chốt lời là điều hiển nhiên khi đã đạt được mức giá kỳ vọng. Ngoài ra, một số lãnh đạo chủ chốt của công ty đã sử dụng margin trong giao dịch cổ phiếu AAA tại các công ty chứng khoán, khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, chúng đã bị các CTCK giải chấp.

Điều này được minh chứng bởi nhiều công ty chứng khoán cho biết một số nhà đầu tư VIP của họ đã bị "cháy" bởi chính AAA. Các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ margin tại các công ty chứng khoán có tỷ lệ ký quỹ cao để mua lại khối lượng lớn cổ phiếu với mức giá gần đỉnh, khi giá giảm mạnh, những nhà đầu tư này bị "cháy" tài khoản (giá cổ phiếu giảm quá số tiền nhà đầu tư có) nhưng không chịu nộp tiền vào để "chữa cháy". Các công ty chứng khoán này phải ôm một lượng lớn và chỉ còn cách duy nhất là giải chấp cổ phiếu. Việc hàng loạt công ty chứng khoán xả hàng đã dẫn tới giá tụt dốc không phanh. Có 4,54 triệu cổ phiếu (gần 250 tỷ đồng, giá cổ phiếu lúc bấy giờ là 54.900 đồng/cổ phiếu) được chuyển nhượng trong phiên ngày 28/9 (tương đương 45,8% cổ phần công ty) tạo ra sự chú ý đặc biệt từ công chúng. Tóm lại, đối tượng hưởng lợi lớn nhất là công ty Tam Sơn và các nhà đầu tư làm giá theo kiểu một tay bán ra với giá cao, một tay mua vào bằng tiền của CTCK.

Qua điều tra, của Cục Cảnh sát kinh tế, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) đã phát hiện, từ ngày 13/8 đến 1/10/2010, ông N.H.Q và ông



T.N.B (sử dụng 22 tài khoản tại 5 công ty chứng khoán) cùng với ông P.V.X (sử dụng 03 tài khoản tại 01 công ty chứng khoán), bà N.T.M.H (sử dụng 04 tài khoản tại 01 công ty chứng khoán) đã có hành vi liên tục thực hiện mua, bán cổ phiếu AAA với tần suất, tỷ trọng lớn so với khối lượng giao dịch toàn thị trường; có nhiều phiên thực hiện các giao dịch chéo với các tài khoản trong nhóm, tạo cung cầu giả tạo nhằm thao túng giá đối với cổ phiếu AAA. Ngày 15/11/2011, Ủy ban chứng khoán ra Quyết định xử phạt 4 đối tượng nêu trên, mức phạt cho mỗi cá nhân là 300 triệu đồng.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ

- Tâm lý đám đông của các NĐT chạy theo xu hướng giao dịch mà không xác

định được là cung, cầu ảo.

- Quản lý, giám sát chưa hiệu quả.

- Dịch vụ “tín dụng” của các CTCK tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tranh mua cổ phiếu

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Sử dụng nhiều tài khoản để giao dịch tạo cung cầu ảo

- Công bố thông tin gây hiểu lầm ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường


PHỤ LỤC 10

BCTC của TTF trong 5 năm 2011 - 2015 do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện, các ý kiến đều là chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên, đến khi Tân Liên Phát trở thành cổ đông lớn của TTF và Công ty Kiểm toán Ernst & Young (E&Y) được vào kiểm toán lại trong năm 2016 mới phát hiện ra việc thất thoát hàng tồn kho trị giá 980 tỷ đồng, để lại những hậu quả nặng nề cho chủ nợ và các cổ đông của TTF

BCTC của HNG có chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 sau kiểm toán là 106,002 tỷ đồng, con số mà công ty công bố trước đó là 209,171 tỷ; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chênh lệch số liệu là do công ty không thực hiện trích lập dự phòng khoản lỗ công ty con tại BCTC riêng Quý IV/2016 theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, sai phạm lại tiếp tục lặp lại trong năm 2016. BCTC năm 2017 của HNG cũng bị điều chỉnh giảm 509 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán, từ mức 951 tỷ đồng xuống còn 441 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sau kiểm toán doanh thu tài chính bị điều chỉnh giảm, chi phí tài chính tăng, chi phí quản lý tăng, và đặc biệt phần chi phí khác cũng bị điều chỉnh tăng mạnh.

BCTC của HAI quý IV/2017 tự lập và BCTC năm 2017 sau khi được kiểm toán có tới 10 khoản mục trên Báo cáo KQKD và Bảng cân đối kế toán của KHP đã thay đổi sau kiểm toán với giá trị chênh lệch từ 5% trở lên.

BCTC của AGF niên độ 2016 - 2017 của AGF sau kiểm toán, doanh thu thuần giảm 7,3%, lợi nhuận gộp giảm mạnh 55,2% so với báo cáo tự lập. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh gấp 4,78 lần, khiến lợi nhuận sau thuế của AGF âm 187 tỷ đồng. Số lỗ này tương đương 66,5% vốn điều lệ của AGF.

BCTC của HVG niên độ 2016 - 2017 của HVG, khi sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 705 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá trị khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng mạnh.

Năm 2019, Công ty DCS thông báo đạt lợi nhuận hơn 1,7 tỷ đồng. Sau kiểm toán, khoản lợi nhuận này biến thành lỗ hơn 715 triệu đồng. Không chỉ vậy, phía kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến với báo cáo tài chính của DCS do chưa thu thập được báo cáo tài chính của công ty liên kết là CTCP Xuân Minh SĐ Thanh Hoa để làm cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. DCS cũng lấy tiền tạm ứng thực hiện dự án Phú Thượng để cho các tổ chức, cá nhân vay và không thực hiện tính lãi phải thu.



Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận nói trên:

- Giám đốc/tổng giám đốc lạm dụng quyền lực, vị trí để thao túng số liệu BCTC


- Công ty có giao dịch phức tạp với các công ty liên kết


- Xử phạt vi phạm về công bố thông tin, sai lệch BCTC không có tính răn đe, nên các hành vi này diễn ra khá phổ biến.

- Các quy định về lập BCTC còn nhiều bất cập để các đối tượng lợi dụng thao túng BCTC.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Tạo dựng, điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công bố thông tin sai lệch gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường


PHỤ LỤC 11

Đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.754

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 27


Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

FRD1

14.14

8.299

.516

.711

FRD2

14.30

8.897

.485

.722

FRD3

14.23

8.432

.578

.690

FRD4

14.27

8.540

.498

.718

FRD5

14.16

8.487

.523

.708


PHỤ LỤC 12

Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến độc lập


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.802

7


Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

ISD1

19.77

19.237

.525

.779

ISD2

19.89

19.584

.580

.769

ISD3

20.01

19.252

.601

.765

ISD4

20.47

20.754

.363

.809

ISD5

19.92

19.466

.572

.770

ISD6

20.07

18.949

.632

.759

ISD7

20.10

19.759

.496

.784


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.758

6


Item-Total Statistics


Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

IVT1

16.50

13.330

.413

.746

IVT2

16.82

13.241

.403

.750

IVT3

16.43

12.908

.515

.719

IVT4

16.49

12.762

.540

.712

IVT5

16.53

12.595

.570

.705

IVT6

16.49

12.236

.564

.705

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022