Tăng Cường Kiểm Tra Chất Lượng Hàng Hoá Xuất Khẩu Sang Nhật Bản

Nam thời kỳ 2001 – 2010, trong đó chỉ rõ những định hướng lớn về thị trường và mặt hàng xuất, nhập khẩu. Các Bộ, ngành, địa phương, dựa trên chiến lược xuất nhập khẩu đã được Chính phủ phê duyệt để xây dựng các chiến lược xuất nhập khẩu của mình, ví dụ Bộ thủy sản đã xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có chương trình xuất khẩu rau quả tới năm 2010,… Tuy nhiên, những định hướng chiến lược của Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương được xây dựng trong thời gian qua chưa đầy đủ và chưa dựa trên việc phân tích một các sâu sắc tình hình thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển của thị trường các sản phẩm vì vậy mục tiêu đặt ra cũng như các bước đi cụ thể và phương thức thực hiện đều phải liên tục được điều chỉnh làm giảm ý nghĩa và hiệu lực thực thi của các chiến lược. Hơn nữa, hầu như chúng ta còn thấy thiếu vắng các chiwns lược xuất nhập khẩu các mặt hàng cụ thể đối với một thị trường cụ thể, ví dụ chiến lược xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản,… Việc thiếu vắng các chiến lược xuất khẩu ngành/sản phẩm cụ thể sang các thị trường nhất định là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian tới, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược xuất khẩu các mặt hàng cụ thể sang thị trường này một cách tỉ mỉ. g

1.4. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản

Như đã phân tích trong bài, thị trường Nhật Bản là một thị trường vô cùng khó tính. Do có mức sống cao và có khiếu thẩm mỹ, người Nhật Bản đặt ra yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa. Do vậy, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhất là khi chúng ta đã là thành viên của WTO.

Chẳng hạn, đối với mặt hàng thịt, hải sản, rau quả,… vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là Nhật Bản có quy định và quy chế chặt chẽ về thực phẩm nhập khẩu. Về mặt quản lý Nhà nước, từ năm 1947 Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản đã được ban hành và lần sửa đổi gần đây nhất là năm 2005 nhằm quản lý, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay từ nguồn cung cấp ở nước xuất khẩu. Do đó, nếu không giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì hàng Việt Nam khó có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Sau đây là một số đề xuất kiến nghị:

_ Các bộ, ban, ngành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tăng cường quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố rõ danh mục các chất kháng sinh và hóa chất; quản lý chặt chẽ nhập khẩu và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu các loại kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật vào nước ta.

_ Nhà nước cần đầu tư cho việc nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu. Nếu cần có thể thuê các doanh nghiệp giám định có uy tín của nước ngoài thực hiện các dịch vụ kiểm tra. Đặc biệt, đối với mặt hàng nông thủy hải sản cần kiểm tra chặt chẽ về thành phần dư lượng kháng sinh bên trong sản phẩm.

_ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh bên cạnh các hình thức xử phạt hành chính.

1.5. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngoại thương và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho doanh nghiệp

Bên cạnh những tiềm năng to lớn như nguồn lao động dồi dào, thông minh, khéo tay, chịu khó, ham học hỏi và nhanh chóng tiếp thu tri thức và công nghệ,… nguồn nhân lực Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung như: tác phong và tư duy của người sản xuất nhỏ chưa quen với điều kiện nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn làm việc hợp lý và hiệu quả,...

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản, cần thiết phải có cán bộ thành thạo về tiếng Nhật và tốt hơn nữa là được đào tạo lại tại Nhật Bản một thời gian để có thể hiểu sâu sắc hơn về thị trường và người tiêu dùng Nhật Bản, qua đó mà hình thành nên hành vi ứng xử phù hợp với đặc điểm của thị trường này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nhà nước có thể khuyến khích, hỗ trợ việc phát triển nguồn nhân lực xuất khẩu sang Nhật bản bằng các cách sau:

_ Các cơ quan hữu quan của Nhà nước nên nghiên cứu và tập hợp nhu cầu về đào tạo tiếng Nhật cho kinh doanh với thị trường Nhật Bản trong phạm vi cả nước và tham vấn cho các cơ sở đào tạo về quy mô, nội dung và phương pháp đào tạo về kinh doanh với thị trường Nhật Bản…

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 12

_ Các cơ quan Nhà nước hữu quan đứng ra tổ tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam , chuyên gia của Nhật Bản hay các chuyên gia quốc tế về giảng dạy.

_ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trường Nhật Bản, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nhà xuất khẩu thành công.

_ Khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hợp đồng thầu phụ…

_ Khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tọa nghề của các khu vực nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế.

_ Thực hiện tốt các chương trình giáo dục cộng đồng, giáo dục hướng nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

2. Giải pháp vi mô

2.1. Giải pháp tác động đến giai đoạn trước khi mua hàng

2.1.1. Tạo lập và tăng cường quảng bá thương hiệu của hàng hóa xuất khẩu

sang thị trường Nhật Bản

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm. Qua nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản có thể thấy thương hiệu là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp sản phẩm thành công trên thị trường này. Do đó, doanh nghiệp không chỉ cần có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu, mà còn phải có chiến lược cụ thể nhằm tạo dựng và quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Xây dựng được một thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng sẽ góp phần tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, hiện

nay vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài lại là một trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không ít các sản phẩm của Việt Nam đã bị đánh cắp thương hiệu ở nước ngoài như thuốc là Vinataba, sản phẩm xăng, dầu nhớt Petro, sản phẩm may Việt Tiến, mỳ ăn liền Vifon,… hoặc phải mang nhãn hiệu của người khác (các nhà nhập khẩu, phân phối,…). Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quán triệt nguyên tắc “thương hiệu đi trước hàng hóa”. Cần nhanh chóng khắc phục thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam là đưa hàng hóa ra thị trường rồi mới đăng ký thương hiệu. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, hàng dệt may, giày dép, các mặt hàng nông sản chế biến như cà phê, chè, hạt điều,… vần phải được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản cũng như các quốc gia đối tác xuất khẩu khác để tránh việc bị sao chép, đánh cắp thương hiệu…

Đối với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần:

_ Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu công nghiệp – Bộ khoa học và công nghệ);

_ Yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm tại thị trường Nhật Bản;

- Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp nước này;

_ Tìm kiếm sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thỏa các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Nhật;…

2.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh trên thị trường Nhật Bản

Các công cụ xúc tiến hỗ trợ kinh là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giới thiệu hình ảnh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, góp phần quảng bá thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng các công cụ này cần chú ý một điều là thị trường Nhật Bản mang đậm nét đặc trưng truyền thống của các quốc gia phương Đông là hướng nội, coi trọng gia đình và truyền thống dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và quê hương xứ sở, vì vậy không thể sử dụng các thông điệp trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.1.2.1. Quảng cáo

Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường sử dụng các công cụ quảng cáo tại thị trường Nhật Bản nhằm đưa sản phẩm của mình nhanh chóng tiếp cận với khách hàng Nhật Bản. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo, trước hết doanh nghiệp cần phải xác định rõ chính sách sản phẩm rồi từ đó mới đề ra mục tiêu và chiến lược cụ thể của quảng cáo. Trước khi xây dựng các chương trình quảng cáo, doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành các cuộc điều tra thị trường nhằm đi sâu khai thác tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản sau đó mới đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp với kết quả điều tra. Hiện nay, đối với thị trường Nhật Bản, chi phí quảng cáo rất tốn kém, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành quảng cáo theo 3 hướng chủ yếu sau: Một là, sử dụng các phương tiện quảng cáo qua in ấn là chủ yếu. Hoạt động quảng cáo nên được sử dụng để quảng bá thương hiệu và hình ảnh chung của từng nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nên do các Hiệp hội ngành hàng thực hiện. Các doanh nghiệp tiến hành riêng lẻ sẽ ít thu được hiệu quả cao trong điều kiện còn hạn hẹp về tài chính. Quảng cáo có thể thông qua báo và các tạp chí chuyên ngành của Nhật Bản hoặc các tạp chí tiếng Anh. Một hình thức quảng cáo phổ biến ở Nhật là làm các tờ rơi bằng tiếng Nhật và để ở các giá sách miễn phí cho người đọc tại các siêu thị, các địa điểm công cộng như trạm tàu điện ngầm, góc phố,… để những người có quan tâm có thể chọn đọc để biết thêm thông tin. Hai là, kết hợp quảng cáo với các kỳ hội chợ, triển lãm, giới thiệu trưng bày sản phẩm. Cũng giống như quảng cáo, ưu tiên hàng đầu đặt ra là quảng cáo cho thương hiệu Việt Nam trước. Chẳng hạn, đối với mặt hàng thủy sản, VASEP đang tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu logo biểu trưng cho nhãn hiệu cá tra – cá basa Top Quanlity – Pangasius, thì việc quảng bá cho nhãn hiệu này và những thông điệp mà nó chứa đựng cần phải được đẩy mạnh tại các kỳ triển lãm, giới thiệu trưng bày sản phẩm. Ba là, sử dụng các phương tiện quảng cáo di động. Đây cũng là một hình thức quảng cáo phổ biến ở Nhật Bản và hiệu quả tương đối tốt. Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo di động như quảng cáo trên xe buýt, tàu điện ngầm,… rất thông dụng ở Nhật do hệ thống giao thông công cộng của Nhật rất phát triển và đại đa số người Nhật sử dụng các phương tiện giao thông này để đi lại. Quảng cáo qua các phương tiện quảng cáo di động có ưu điểm là chi phí rẻ và có thể tiếp cận được đại đa số người tiêu dùng.

2.1.2.2. Quan hệ công chúng

Do truyền thống kinh doanh của người Nhật là dựa trên mối quan hệ hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau là yếu tố ưu tiên nên tác động của các hoạt động quan hệ công chúng có hiệu quả rất lớn đối với hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Nhật Bản mà chi phí cũng không lớn hơn so với quảng cáo. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng các hình thức quan hệ công chúng như hội nghị khách hàng tại Nhật Bản, tài trợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa tại Nhật Bản. Trong các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tiến hành phát miễn phí catalog, bản giới thiệu doanh nghiệp và các trang thông tin khuyến mãi, đồng thời tặng các sản phẩm mẫu cho các khách hàng trung thành hay bạn hàng lâu năm đối với các mặt hàng có giá trị nhỏ. Còn đối với mặt hàng có giá trị lớn, doanh nghiệp có thể thay thế bằng những đồ lưu niệm có in logo của công ty hay nhãn hiệu của sản phẩm như mũ, áo phông, ví,… Cách làm này giúp các doanh nghiệp duy trì các mối quan hệ khách hàng lâu năm và gây sự chú ý đối với các khách hàng trên thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, hoạt động quan hệ công chúng thông qua báo và tạp chí trong nước và quốc tế cũng là một cách làm phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các Hiệp hội ngành hàng có thể phát hành các tạp chí giới thiệu sản phẩm của Việt Nam bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, ví dụ hiện nay VASEP có tạp chí Thương mại thủy sản phát hành hàng tháng tuy nhiên mới chỉ bằng tiếng Anh, nên bổ sung thêm bản bằng tiếng Nhật tặng cho Hiệp hội thủy sản Nhật Bản, Hiệp hội các nhà bán buôn Nhật Bản, JETRO,… nhằm tăng cường các kênh thông tin về hàng hóa và các nhà xuất khẩu Việt Nam với các đối tác Nhật Bản.

2.1.2.3. Hội chợ, triển lãm

Để thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật. Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ tính chất, đặc điểm hội chợ chuyên ngành để tham gia các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản một cách có hiệu quả, ví dụ như hội chợ bán buôn lại mang hàng

mục đích bán lẻ và ngược lại. Cần chú ý tại Nhật Bản việc tham gia hội chợ, triển lãm có ý nghĩa và mục đích khác so với việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ và EU. Tại Nhật Bản, tham gia hội chợ, triển lãm với mục đích là giới thiệu sản phẩm mới, duy trì quan hệ với các khách hàng đang kinh doanh và mở rộng quan hệ với các khách hàng mới chứ không phải cứ đi hội chợ là ký ngay hợp đồng như nhiều nước khác. Các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cẩn thận trước khi tham dự hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, chuẩn bị đầy đủ tài liệu giới thiệu doanh nghiệp, cần đặc biệt chú trọng vào văn hóa kinh doanh của Nhật như nhân viên bán hàng phải có danh thiếp, khi trao danh thiếp/catalog cho đối tác tìm hiểu phải đưa bằng hai tay, nhận danh thiếp của đối tác Nhật phải xem danh thiếp rồi mới để trên bàn hoặc cất đi. Doanh nghiệp cũng cần liên hệ với các bạn hàng và đối tác truyền thống để mời đến gian hàng của mình nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc công nghệ mới hoặc giới thiệu chương trình xúc tiến bán hàng… Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến xuất khẩu và am hiểu về thị trường Nhật Bản để tham dự hội chợ cũng là một yếu tố quan trọng, tránh tình trạng đưa nhân viên đi tham quan Nhật Bản. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng kết hợp với các kỳ hội chợ triển lãm như tổ chức hội thảo về chất lượng sản phẩm,… ngay tại các kỳ hội chợ triển lãm.

2.1.2.4. Bán hàng cá nhân

Hình thức này áp dụng đối với khách hàng là tổ chức mua. Quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong hình thức này là việc đào tạo được đội ngũ nhân viên chào hàng. Nhân viên của doanh nghiệp phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu sản phẩm, có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Đặc biệt nhân viên chào hàng phải thông hiểu văn hóa, tập tục kinh doanh của đối tác và thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) để giao dịch với đối tác. Người chào hàng có thể thay đổi thông điệp cho phù hợp với nhu cầu, biết đưa ra những lời quảng cáo đúng lúc. Nhân viên chào hàng không chỉ phải là những người cởi mở, nhiệt tình và chu đáo với khách hàng mà còn phải có kiến thức về sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng và phải tạo được sự tin tưởng của khách hàng Nhật Bản.

2.1.2.5. Văn minh thương mại

Làm ăn với các đối tác Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải tìm hiểu văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản và có cách ứng xử phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng và tôn trọng của đối tác Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ buôn bán lâu dài. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý khi làm ăn với người Nhật. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là về những việc nhỏ nhất; đặc biệt coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi có quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật Bản nhất thiết phải đặt “chữ tín” lên hàng đầu như việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm hàng hóa trung thưc, rõ ràng,… Có như vậy mới có thể duy trì quan hệ đối tác lâu dài với người Nhật Bản. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường. Người Nhật cũng có thói quen tặng quà nên các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống…

2.2.Giải pháp tác động đến giai đoạn khi mua hàng

2.2.1. Phát triển những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của ngườitiêu dùng Nhật Bản

2.2.1.1. Sản phẩm có chất lượng, giá thành hợp lý

Một thương hiệu thành công phải bắt nguồn từ sự bền vững của chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nào biết chinh phục người tiêu dùng nhờ sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định thì sẽ có cơ hội đứng vững trên thị trường. Những thương hiệu lớn trên thế giới như Heineken, Coca – Cola, Mc Donald,… đều đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng kém thì mọi hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuếch trương chỉ là lừa dối và không thể thuyết phục được người tiêu dùng, nhất là những người đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm như người tiêu dùng Nhật Bản. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để lấy được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản đối với các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp không thể không đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022