kể trong tỷ lệ T/C sau đợt huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải ở các VĐV Futsal TSN. Trái ngược với nghiên cứu của luận án, các nghiên cứu gần đ y đã quan sát thấy tỷ lệ T/C giảm đáng kể do khối lượng các buổi tập luyện cao [40, 99] và giai đoạn thi đấu ngắt quãng [97, 99] ở các VĐV bóng đá chuyên nghiệp. Tương tự, một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tỷ lệ T/C giảm bằng hoặc cao hơn 30% phản ánh trạng thái dị hóa, dẫn đến thời gian phục hồi kéo dài, mệt mỏi và sa sút thành t ch thi đấu bóng đá [93]. Ngoài ra, kết quả của luận án không giống với các nghiên cứu trước đó báo cáo rằng tỷ lệ T/C tăng đáng kể ở các VĐV thể thao đồng đội sau giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải [143, 133, 124]. Trong nghiên cứu của Botelho và cộng sự [56] có kết quả tỷ lệ T/C không thay đổi đáng kể sau giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải có liên quan đến phản ứng thuận lợi với LVĐ huấn luyện và đối phó đầy đủ với căng thẳng huấn luyện. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng LVĐ luyện tập bên trong cao hơn (dựa trên RPE) đã k ch hoạt k ch th ch đồng hóa (tức là tăng tiết testosterone), ảnh hưởng t ch cực đến hiệu suất ở các VĐV bóng đá chuyên nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả việc phòng ngừa nguy cơ chấn thương của các VĐV và chất lượng thể lực của họ trong suốt mùa giải tập luyện và thi đấu. Kraemer và cộng sự
[137] với kết quả điều tra cho thấy phản ứng của nồng độ cortisol (C: 525 - 650 nmol.L -1 ) và testosterone (T: 12.3 - 17 nmol.L -1 ) ở các VĐV bóng đá chuyên nghiệp trong sáu thời điểm của cùng một mùa giải thi đấu (thời lượng 11 tuần). Các kết quả này cho thấy tương ứng với nồng độ C và T của nghiên cứu da Silva và cộng sự (2012). Tuy nhiên, nồng độ testosterone tối thiểu (12.3 nmol.L -1 ) được quan sát thấp hơn nghiên cứu bởi Kraemer và cộng sự. Có thể thực tế này đã xảy ra do sự khác biệt về tuổi tác giữa các nhóm được ph n t ch và sử dụng để thiết kế các bảng ph n vị. Mặt khác, nồng độ nội tiết tố (cortisol: từ 442.9 - 612.2 nmol.L -1 ; testosterone: từ
23.5 - 33.6 nmol.L -1 ; tỷ lệ T / C: giữa 43 - 59 x 10-3 ) do Silva và cộng sự vẫn nằm trong các phạm vi ph n vị tương ứng.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tỷ lệ T/C, không thay đổi đáng kể và ngược lại, sự gia tăng đáng kể của cortisol và testosterone trong thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải có thể được giải th ch bởi một môi trường phản ánh sự c n bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ. Đ y cũng là khuyến nghị cho những dấu hiệu tốt của sự căng thẳng khi tập luyện. Sự c n bằng giữa hormone đồng hóa (T) và catabolic
(C) có thể có những dấu hiệu quan trọng đối với quá trình hoạt động và phục hồi.
Những thay đổi về hormone testosterone và cortisol có liên quan đến các thông số hoạt động sinh lý như cường độ, thời gian và điều kiện luyện tập, có thể thay đổi để đáp ứng với quá trình luyện tập, làm tăng một số hormone và có thể có tác dụng điều hòa miễn dịch. Tỷ lệ testosterone, cortisol và T/C cho thấy sự ph n bổ LVĐ luyện tập và mối quan hệ giữa LVĐ được điều chỉnh tốt trong các giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải và các VĐV Futsal TSN đã đáp ứng đầy đủ với khối lượng luyện tập mà không bị t ch tụ mệt mỏi. Điều này có thể cho thấy các VĐV Futsal TSN chưa bị rơi vào trạng thái của quá trình tập luyện quá sức và quá mức.
Tiểu kết mục tiêu 3: Kết quả nghiên cứu của luận án có sự tương đồng với một số nghiên cứu khác về tổng khối LVĐ trung bình hàng tuần và xu hướng tăng giám LVĐ theo giai đoạn huấn luyện, tuy nhiên về ph n bố thời lượng có khác trong các tuần huấn luyện. Giám sát về cường độ s-RPE có giá trị cao hơn và có sự khác biệt lớn giữa giai đoạn chuẩn bị chuyên môn so với giai đoạn chuẩn bị chung. Nhìn chung cường độ tập luyện trong giai đoạn chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN là khá lớn, tuy nhiên dựa các giá trị tham chiếu được đề cập cho thấy s-RPE của VĐV Futsal TSN được xem là trung bình. Kết quả giám sát các chỉ số đơn điệu và căng thẳng ở các giai đoạn huấn luyện chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN chịu cường độ cao nhưng với điểm số đơn điệu thấp, có tương đồng với một số nghiên cứu trên VĐV Futsal chuyên nghiệp khác, có thể hỗ trợ sự th ch nghi t ch cực cho VĐV, dẫn đến cải thiện hiệu suất của các khả năng vận động sinh học, cải thiện về thành t ch của các test kiểm tra sư phạm về sức nhanh, linh hoạt, sức mạnh tốc độ. Về chỉ số hồi phục thông qua thang đo REST Q–Sports cho thấy các VĐV Futsal TSN không cho thấy sự t ch tụ mệt mỏi lớn sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, các thang đo hồi phục cũng có sự dao động tương đối nhỏ ở mức độ trung bình trên 6 mức độ mà REST đưa ra với hồi phục chung từ 2.79-3.79 và hồi phục thể thao 3.06-3.41.
Kết quả đánh giá các tố chất thể lực sau 2 giai đoạn huấn luyện chuẩn bị, trình độ thể lực của VĐV Futsal TSN đã tăng đáng kể và có ý nghĩa thống kê, đáp ứng cơ bản nhiệm vụ trọng t m huấn luyện thể lực ở các giai đoạn huấn luyện. Qua đó cho thấy kế hoạch & chương trình huấn luyện là phù hợp, tương đồng hoặc thấp hơn không nhiều khi tham chiếu với một số đội bóng Futsal chuyên nghiệp thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhịp Tăng Trưởng Thành Tích Các Test Tố Chất Thể Lực Của Các Vđv Futsal Tsn Ở Giai Đoạn Chuẩn Bị Chuyên Môn
- Sự Biến Đổi Về Các Chỉ Số Hình Thái Thành Phần Cơ Thể Trong Thời Kỳ Chuẩn Bị Của Vđv Futsal Tsn
- Sự Biến Đổi Về Chỉ Số Sinh Hóa Máu Và Hocmon Trong Thời Kỳ Chuẩn Bị Của Vđv Futsal Tsn
- Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam - 22
- Ketolin, T; Foza, V (2010). Periodization Futsal: Description Of The Use Of A Method Of Training Loads Based On Selective. Brazilian Journal Of Biomotricity, (4), 1, 24-31.
- Qúy Vị Có Đồng Ý Về Định Nghĩa, Khái Niệm Trình Bày Ở Trên Về Giám Sát Huấn Luyện Thể Thao.
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số chỉ số huyết học liên quan đến chức năng và tập luyện trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị cho mùa giải của các VĐV
Futsal TSN. Mặc dù không có sự khác biệt lớn được quan sát thấy đối với các chỉ số hình thái (c n nặng, chiều cao, BMI và lượng mỡ cơ thể), kết quả nghiên cứu cho thấy sự th ch nghi sinh hóa thuận lợi trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị cho mùa giải: không có tổn thương cơ xương (LDH) và các dấu hiệu viêm nhiễm. Trong quá trình ph n t ch các dấu hiệu sinh hóa phản ánh một lịch trình huấn luyện đã lên kế hoạch theo trọng t m huấn luyện của đội trong thời kỳ chuẩn bị cho mùa giải, cho thấy sự th ch nghi t ch cực với LVĐ huấn luyện.
Điều này cho thấy hiệu quả huấn luyện thể lực đã góp phần tạo nên thành t ch của đội Futsal TSN ở mùa giải năm 2018 với 2 chức vô địch Quốc gia và Cúp Quốc gia và danh hiệu danh giá là ngôi á qu n cúp các CLB Futsal Ch u Á năm 2018.
Một số tư vấn điều chỉnh:
Kết quả công tác giám sát và đánh giá huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN sau thời kỳ chuẩn bị cho thấy trình độ thể lực của VĐV đã tăng đáng kể, kế hoạch & chương trình huấn luyện là phù hợp. Để có thể hoàn thiện việc ph n bố khối lượng huấn luyện và kiểm soát tốt hơn LVĐ trong quá trình huấn luyện ở các giai đoạn tiếp theo, cần tư vấn cho Ban huấn luyện đội bóng Futsal TSN chú ý điều chỉnh một số nội dung huấn luyện sau:
1. Qua bảng phân bố LVĐ cho thấy: Ở giai đoạn chuẩn bị chung, mục đích chính là tăng dần khả năng thích ứng với LVĐ tập luyện cho cầu thủ theo định hướng ưu tiên huấn luyện thể lực chung (sức bền ưa khí, sức mạnh), tăng dần tỷ trọng thể lực chuyên môn (sức bền tốc độ, tốc độ, linh hoạt); tăng dần tỉ trọng huấn luyện kỹ chiến thuật, nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối cho mục đích phát triển thể lực (tỉ lệ 50:50 hoặc 60:40).
2. Về mặt chức năng, cần tăng dần khả năng chịu đựng của hệ thống tim mạch và hô hấp, nên ưu tiên phát triển sức bền ưa khí ở những tuần đầu tiên và chuyển dần sang tăng cường phát triển sức bền tốc độ, yếm khí (ưa khí giảm dần, yếm khí tăng dần). Tuy nhiên qua bảng ta thấy, sức bền ưa khí mới chỉ được ưu tiên ở tuần đầu tiên (27%), và giảm nhanh ở ngay tuần thứ 2 và các tuần tiếp theo (5 – 8%). Sức bền tốc độ cũng theo xu thế tương tự là cao ở tuần đầu và giảm ở các tuần tiếp theo. Để đảm bảo cơ thể cầu thủ thích nghi, rất cần có sự điều chỉnh.
3. Về sức mạnh, tốc độ: Ở giai đoạn chuẩn bị chung, cũng nên tuân theo quy luật ưu tiên phát triển sức mạnh trước, chuyển dần sang tốc độ và sức mạnh bộc phát để tăng thích nghi cơ bắp, hạn chế quá tải và chấn thương. Qua bảng phân bố cho thấy, cả sức mạnh được duy trì tương đối ổn định trong cả 4 tuần và tốc độ lại có xu hướng giảm dần, cần điều chỉnh và sắp xếp theo hướng tăng dần tỉ trọng huấn luyện tốc độ, để phù hợp với đặc điểm thi đấu của Futsal.
4. Việc phân bố chính là tỉ trọng huấn luyện kỹ chiến thuật trong suốt giai đoạn chuẩn bị chung là tương đối cao, ngoại trừ tuần đầu tiên làm quen, các tuần thứ 2-4 tăng đột ngột từ 32% lên xấp xỉ 67%. Với tỷ trọng cao huấn luyện chuyên môn hóa cao như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tỉ trọng dành cho chuẩn bị thể lực chung, điều này có thể gây quá tải và tích lũy mệt mỏi cho cầu thủ, không có lợi trong các giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Do đó cần đảm bảo cân đối cho mục đích phát triển thể lực, cũng như hồi phục.
5. Tăng cường huấn luyện sức mạnh chân ở giai đoạn huấn luyện chuẩn bị chung nhằm ổn định tỷ lệ sức mạnh tối đa gập/ duỗi khớp gối (tỷ lệ HQ) nâng hiệu quả của cơ khớp gối, tránh mất cân bằng lực cơ, phòng ngừa chấn thương chi dưới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Khảo sát về thực trạng giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam: Quan điểm của các nhà quản lý, HLV về công tác giám sát huấn luyện thể lực: 100% thống nhất khái niệm về giám sát huấn luyện thể lực của luận án và cho rằng giám sát huấn luyện thể lực đóng vai trò quan trọng đối với việc đánh giá và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện cũng như thành t ch môn Futsal. Thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam cho thấy: các đội chưa quan t m đúng mức đến công tác giám sát, phần nhiều chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận để đánh giá, chưa xác định được mức độ phù hợp của chương trình huấn luyện. Hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao công tác giám sát huấn luyện thể lực, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy có 4 nội dung tồn tại và 5 nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả có 100% khách thể phỏng vấn lựa chọn là cần thiết phải có hệ thống tiêu ch giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal.
2. Luận án đã lựa được 21 tiêu ch đo lường để tiến hành giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của cho VĐV Futsal TSN, bao gồm 5 nhóm: (a) Hình thái cơ thể (04 tiêu chí); (b) Tố chất thể lực (10 test); (c) Tâm lý thần kinh (02 công cụ); (d) Chức năng sinh lý đáp ứng LVĐ (03 tiêu ch ) và (e) Xét nghiệm tế máu (02 tiêu chí). Các tiêu ch được phân bố cụ thể phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của từng giai đoạn trong thời kỳ chuẩn bị của đội Futsal TSN.
3. Luận án đã đánh giá được kết quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN: có sự tương đồng với một số nghiên cứu khác về tổng khối lượng vận động trung bình hàng tuần và xu hướng tăng giám LVĐ theo giai đoạn huấn luyện, tuy nhiên về phân bố thời lượng có khác trong các tuần huấn luyện. Giám sát về cường độ s-RPE có giá trị cao hơn và có sự khác biệt lớn giữa giai đoạn chuẩn bị chuyên môn so với giai đoạn chuẩn bị chung. Nhìn chung cường độ tập luyện trong giai đoạn chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN là khá lớn (4.93±0.39) (6.55±0.49), tuy nhiên dựa các giá trị tham chiếu được đề cập (thấp <4 au; trung bình > 4 au và < 7 au; và cao > 7 au) cho thấy s-RPE của VĐV Futsal TSN được xem là trung bình. Kết quả
giám sát các chỉ số đơn điệu và căng thẳng ở các giai đoạn huấn luyện chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN chịu cường độ cao nhưng với điểm số đơn điệu thấp, có tương đồng với một số nghiên cứu trên VĐV Futsal chuyên nghiệp khác, có thể hỗ trợ sự thích nghi tích cực cho VĐV, dẫn đến cải thiện hiệu suất của các khả năng vận động sinh học, cải thiện về thành tích của các test kiểm tra sư phạm về sức nhanh, linh hoạt, sức mạnh tốc độ. Về chỉ số hồi phục thông qua thang đo REST Q–Sports cho thấy các VĐV Futsal TSN không cho thấy sự tích tụ mệt mỏi lớn sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, các thang đo hồi phục cũng có sự dao động tương đối nhỏ ở mức độ trung bình trên 6 mức độ mà REST Q–Sports đưa ra với hồi phục chung từ 2.79-3.79 và hồi phục thể thao 3.06-3.41.
KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu về giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN đã cho thấy tính logic và hiệu quả tốt trong việc kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện của đội Futsal TSN góp phần nâng cao thành tích của đội ở mùa giải năm 2018. Do đó các môn thể thao khác có thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả huấn luyện thể lực, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội có đặc thù tương tự môn Futsal.
2. Cần có thêm nghiên cứu s u hơn để đảm bảo việc cân bằng giữa khối lượng tập luyện và các chỉ số sinh học máu để góp phần duy trì hiệu suất thể chất cao hơn cho các VĐV trong cả mùa giải và ngăn ngừa nguy cơ chấn thương, tập luyện quá sức và quá mức.
3. Cần giám sát theo dõi toàn diện hơn các chỉ số sinh học trong máu, các chỉ số huyết học, dinh dưỡng, sinh hóa, tổn thương cơ và nội tiết tố cùng với các chỉ số LVĐ bên trong và các biện pháp sức khỏe để có thể cung cấp những hiểu biết rõ ràng hơn về cơ chế hoạt động của các VĐV trong suốt mùa giải.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hữu Hoàng Phúc, Lý Vĩnh Trường; Phạm Tuấn Hùng (2021), Thực trạng công tác giám sát quá trình huấn luyện thể lực tại các đội Futsal Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo Thể dục thể thao, Số 6/ 2021.
2. Nguyễn Hữu Hoàng Phúc, Lý Vĩnh Trường; Phạm Tuấn Hùng (2021), Lựa chọn một số tiêu ch đo lường giám sát huấn luyện thể lực ở thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo Thể dục thể thao, Số 6/ 2021.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban B thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24-3-1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng. Bài giảng Sinh lý học Thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao, Hà nội.
3. Bompa T. (2002). Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao. Biên dịch: Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại. NXB Thể dục thể thao, Hà nội.
4. Dương Nghiệp Chí, Phan Hồng Minh (2000). “Khoa học hóa huấn luyện thể thao”. Bản tin Khoa học kỹ thuật TDTT, 12, tr.11-18. Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
5. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002). Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao. NXB Thể dục thể thao, Hà nội.
6. Nguyễn Đăng Chiêu, (2004). Nghiên cứu lượng vận động sinh lý của các vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16 và 16-17 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản. Luận án Tiến sĩ GDH. Viện khoa học TDTT
7. Faks.I.G (1998), “Ảnh hưởng của tập luyện chuyên môn với trình độ thể lực của cầu thủ bóng đá”. Thông tin KHKT TDTT, (2) tr 20-22.
8. Harre.D (1996), Học thuyết huấn luyện. Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi thế Hiển. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội.
9. Lê Văn Lẫm (1999). Làm thế nào để đánh giá hiệu quả huấn luyện, Tạp chí Khoa học thể thao, số 11, tr.4-9. Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
10. Levine, MD, FACC, FAHA (2011), Tim mạch học, Nhà xuất bản Y khoa.
11. Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2005 về Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
12. Nghị quyết 08, NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020.
13. Lê Quý Phượng, Lưu Quang Hiệp, Đặng Quốc Bảo (2007). Bài giảng Y học Thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.