Thống Kê Thực Trạng Đổi Mới Về Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Hoạt Động Tdtt Ngoại Khóa

Bảng 3.15: Thống kê thực trạng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TDTT ngoại khóa


TT


Nội dung


Đơn vị tính


Trước TN


Sau TN

Đánh giá kết quả TN: Tăng

trưởng %

A

Nhà đa năng, sân bãi tập luyện

1

Nhà tập đa năng

Cái

1

1

0

2

Nhà tập bóng bàn

Cái

1

1

0

3

Sân bóng đá cỏ nhân

tạo

Sân

1

1

0

4

Sân bóng rổ (sân)

Sân

1

1

0

5

Sân bóng chuyền (sân)

Sân

4

4

0

6

Sân cầu lông (sân)

Sân

4

4

0

B

Dụng cụ tập luyện

8

Bao cát tập võ

Cái

4

6

50

11

Vợt cầu lông

Chiếc

40

65

62.5

12

Lưới cầu lông

Bộ

5

7

40

13

Cầu lông

Hộp

30

50

66.7

14

Lưới bóng đá

Bộ

2

4

100

15

Bóng đá

Quả

10

40

300

18

Lưới bóng rổ

Bộ

5

15

200

19

Bóng rổ

Quả

40

60

50

20

Bảng rổ

Cái

7

9

28.6

21

Bóng chuyền

Quả

30

40

33.3

22

Lưới bóng chuyền

Bộ

4

8

100

25

Bóng bàn

Hộp

20

30

50

26

Bàn bóng bàn

Cái

4

8

100

27

Vợt bóng bàn

Chiếc

20

35

75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.


Giải pháp 4: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên tham gia công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường

Đã tham mưu cho BGH nhà trường xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ, giảng viên đảm bảo công bằng về: giờ chuẩn, tiết dạy quy chuẩn, quy đổi giờ dạy TDTT ngoại khóa, quy đổi giờ công tác trọng tài thể thao, đảm bảo chế độ bồi dưỡng giảng dạy thực hành, chế độ trang phục; có chế độ ưu tiên cho SV các đội tuyển có thành tích xuất sắc và vận động viên có đẳng cấp trong học tập và rèn luyện

Giải pháp 5: Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT ngoại khóa trong nhà trường

Qua khảo sát nhu cầu của SV cho thấy phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT hướng dẫn, giúp đỡ SV trong quá trình tập luyện TDTT ngoại khóa tại nhà trường được đảm bảo về số lượng và chất lượng là việc làm cấp thiết.

Qua quá trình TN với 3 GV tham gia, đã tổ chức được các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên. Qua đó đã tuyển chọn ra được 14 SV ưu tú, có trình độ chuyên môn ....đạt mức độ khá tốt đảm bảo cho công tác giúp đỡ và tổ chức hướng dẫn cho các SV khác tham gia tập luyện ngoại khóa cùng với các CB, GV cơ hữu của nhà trường tại 7 CLB TDTT ngoại khóa.

Giải pháp số 6: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường.

Qua quá trình tổ chức TN, công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa tại Trường đã đạt được các kết quả bao gồm các nội dung như sau:


- Trong thời gian TN đã tổ chức được 3 lần hội thảo cấp bộ môn, 1 lần hội thảo cấp Khoa

- Đã có 2 lần cử CB, GV tham gia tập huấn nghiệp vụ chuyên môn toàn quốc với tổng số 6 lượt người tham gia

- Về tổ chức cho cán bộ, GV nâng cao trình độ chuyên môn: Bộ môn GDTC có 2 GV đang học nghiên cứu sinh tại Trường ĐH TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải pháp 7: Xây dựng động cơ, thái độ tích cực cho SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường

Qua TN cho thấy có sự thay đổi về thái độ của SV khi tham gia TDTT ngoại khóa trong nhà trường thông qua kết quả phân tích sự hứng thú và hài lòng của SV các nhóm sau TN. Trong đó tỷ lệ SV nhóm TN hứng thú và hài lòng về hoạt động TDTT cao hơn SV nhóm ĐC. Kết quả thống kê chi tiết được trình bày tại biểu đồ 3.20, 3.21. Trong đó:

- Kết quả phỏng vấn nhóm TN có 38 SV đánh giá ở mức rất hứng thú, chiếm tỷ lệ 15.8%; có 166 SV đánh giá ở mức hứng thú, chiếm tỷ lệ 69.2%; có 36 SV đánh giá ở mức bình thường, chiếm tỷ lệ 15% và không có SV nào đánh giá ở mức không hứng thú và rất không hứng thú. Kết quả phỏng vấn nhóm ĐC có 25 SV đánh giá ở mức rất hứng thú, chiếm tỷ lệ 10.4%; có 60 SV đánh giá ở mức hứng thú, chiếm tỷ lệ 25%; có 44 SV đánh giá ở mức bình thường, chiếm tỷ lệ 18.3%. Có đến 87 SV đánh giá ở mức không hứng thú, chiếm tỷ lệ36.3% và có 24SV đánh giá ở mức rất không hứng thú, chiếm tỷ lệ 10 %.


Biểu đồ 3 20 So sánh sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm các GP Qua 1

Biểu đồ 3.20: So sánh sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm các GP

- Qua kết quả phân tích sự hài lòng của SV các nhóm sau TN các GP cho thấy:

+ Nhóm TN: có 78 SV đánh giá ở mức rất hài lòng, chiếm tỷ lệ 32.5%; có 137 SV đánh giá ở mức hài lòng, chiếm tỷ lệ 57.1%; có 25 SV đánh giá ở mức bình thường, chiếm tỷ lệ 10.4% và không có SV nào đánh giá ở mức không hài lòng và rất không hài lòng.

+ Kết quả phỏng vấn nhóm đối chứng chỉ có 22 SV đánh giá ở mức rất hài lòng, chiếm tỷ lệ 9.2%; có 31 SV đánh giá ở mức hài lòng, chiếm tỷ lệ 13%; có 18 SV đánh giá ở mức bình thường, chiếm tỷ lệ 7.5%. Có đến 130 SV đánh giá ở mức không hài lòng, chiếm tỷ lệ 54.4% và 38 SV đánh giá ở mức rất không hài lòng, chiếm tỷ lệ 15.8 %.

Biểu đồ 3 21 So sánh sự hài lòng của các nhóm sau thực nghiệm các GP 3 3 2 2 2

Biểu đồ 3.21: So sánh sự hài lòng của các nhóm sau thực nghiệm các GP


3.3.2.2. Hiệu quả phát triển thể lực của sinh viên trường Đại học Sài Gòn tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Để đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đến sự phát triển thể lực, nghiên cứu tiến hành đánh giá thể lực của SV trên 04 test (Chạy 30m XPC (giây), Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy tùy sức 5 phút (m)) và so sánh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được ban hành trong QĐ số 53 của Bộ GD&ĐT sau TN.

Thể lực trước TN của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC

Thể lực trước TN của SV nam nhóm TN và nhóm ĐC

Kết quả kiểm tra thể lực trước TN của SV nam nhóm TN và nhóm ĐC tại bảng 3.16 cho thấy:

-Test nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): Thành tích nằm ngửa gập bụng của SV nam nhóm TN là 21.7 lần, độ lệch chuẩn ± 3.23; SV nam nhóm ĐC là

21.1 lần, độ lệch chuẩn ± 2.99. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.41 >0.05

- Test bật xa tại chỗ (cm): Thành tích bật xa tại chỗ của SV nam nhóm TN là 201.1cm, độ lệch chuẩn ± 22.37; SV nam nhóm ĐC là 198.8cm, độ lệch chuẩn ± 22.40. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.24

>0.05.

- Test chạy 30m XPC (giây): Trước TN, SV nam nhóm TN chạy 30 m với thành tích 5.1s, độ lệch chuẩn ± 0.58; SV nam nhóm ĐC là 5.0s, độ lệch chuẩn ± 0.58s. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.50 >0.05.


- Chạy tùy sức 5 phút (m): Thành tích SV nam nhóm TN chạy 5 phút tùy sức là 918.2m, độ lệch chuẩn ± 101.1; SV nam nhóm ĐC là 881.4m, độ lệch chuẩn ±120.98. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.79>0.05.

Nhận xét:

- Theo bảng phân loại đánh giá thể lực HS, SV của Bộ GD&ĐT, trước TN, thể lực của SV nam nhóm TN có 3 test được đánh giá ở mức đạt (Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC và Nằm ngửa gập bụng), 1 test xếp loại ở mức chưa đạt (Chạy tùy sức 5 phút)

- Nhóm SV nam nhóm ĐC có 2 test được đánh giá ở mức đạt (Nằm ngửa gập bụng, Chạy 30m XPC), 2 test chưa đạt (Chạy tùy sức 5 phút, Bật xa tại chỗ).

- Nhìn chung, thể lực của SV nam trước TN không có sự khác biệt mang có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05 giữa 2 nhóm. Kết quả phân tích cho thấy trước TN giải pháp, thể lực của các nhóm là đồng đều.

Bảng 3.16: Kết quả thống kê thể lực của SV nam 2 nhóm trước TN


TT


Đối tượng

Test đánh giá

Nhóm ĐC (n=120)

Nhóm TN (n=120)


Sig.


P



X



Cv



X



Cv


1

Nằm ngửa gập bụng

(lần/30giây)


21.1


2.99


17.0


21.7


2.72


15.1


0.41


>0.05

2

Bật xa tại chỗ

(cm)

198.8

22.40

13.5

210.1

22.37

12.8

0.24

>0.05

3

Chạy 30m XPC

(giây)

5.0

0.58

14.0

5.1

0.58

13.6

0.50

>0.05

4

Chạy tùy sức 5

phút (m)

881.4

120.98

16.5

918.2

101.10

13.2

0.79

>0.05


Thể chất trước TN của SV nữ nhóm TN và nhóm ĐC

Kết quả kiểm tra thể lực trước TN của SV nữ nhóm TN và nhóm ĐC tại bảng 3.17 cho thấy:

-Test nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): Thành tích nằm ngửa gập bụng của SV nữ nhóm TN là 17.5 lần, độ lệch chuẩn ± 2.57; SV nữ nhóm ĐC là

17.1 lần, độ lệch chuẩn ± 2.27. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.74>0.05.

- Test bật xa tại chỗ (cm): Thành tích bật xa tại chỗ của SV nữ nhóm TN là 161.2 cm, độ lệch chuẩn ± 21.02; SV nữ nhóm ĐC là 167.0 cm, độ lệch chuẩn ± 19.45. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.79>0.05.

- Test chạy 30m XPC (giây): Trước TN, SV nữ nhóm TN chạy 30 m với thành tích 6.0s, độ lệch chuẩn ± 0.64; SV nữ nhóm ĐC là 5.9s, độ lệch chuẩn ± 0.59s. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.71>0.05.

- Chạy tùy sức 5 phút (m): Thành tích SV nữ nhóm TN chạy tùy sức 5 phút là 787.8m, độ lệch chuẩn ± 95.40; SV nữ nhóm ĐC là 764.5m, độ lệch chuẩn ±84.67. Hệ số biến thiên Cv đều >10% chứng tỏ thành tích của 2 nhóm SV là chưa đồng đều và có độ tản mạn quanh giá trị TB cao. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất 95% với sig.=0.92>0.05.

Nhận xét:

- Theo bảng phân loại đánh giá thể lực HS, SV của Bộ GD&ĐT, trước TN cho thấy :


+ Thể lực của SV nữ nhóm TN có 3 test được đánh giá ở mức đạt (Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC và Nằm ngửa gập bụng), 1 test xếp loại ở mức chưa đạt (Chạy tùy sức 5 phút)

+Thể lực của nhóm SV nữ nhóm ĐC có 3 test được đánh giá ở mức đạt (Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC và Nằm ngửa gập bụng), 1 test xếp loại ở mức chưa đạt (Chạy tùy sức 5 phút).

- Nhìn chung, thể lực của SV nữ trước TN không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05 giữa 2 nhóm. Kết quả phân tích cho thấy trước TN giải pháp, thể lực của các nhóm là đồng đều.

Bảng 3.17: Kết quả thống kê thể lực của SV nữ 2 nhóm trước TN



TT

Đối tượng


Test đánh giá

Nhóm ĐC (n=120)

Nhóm TN (n=120)


Sig.


P


X


Cv


X


Cv

1

Nằm ngửa gập bụng

(lần/30giây)

17.1

2.27

16.0

17.5

2.57

17.6


0.74

>0.05

2

Bật xa tại chỗ (cm)

167.0

19.45

14.0

161.2

21.02

15.7

0.79

>0.05

3

Chạy 30m XPC (giây)

5.9

0.59

12.0

6.0

0.64

12.9

0.71

>0.05

4

Chạy tùy sức 5 phút (m)

764.5

84.67

13.3

787.8

95.40

14.5

0.92

>0.05

Như vậy kết quả đánh giá thể lực trước TN các giải pháp của hai nhóm ĐC và TN cho thấy tập hợp mẫu đảm bảo điều kiện không có sự khác biệt, chênh lệch thành tích giữa hai nhóm, đảm bảo yêu cầu khách quan cho việc tiến hành thực nghiệm các giải pháp.

Thể lực sau TN của SV nhóm TN và nhóm ĐC

Sau một năm học TN giải pháp, nghiên cứu tiến hành đánh giá, xếp loại kết quả kiểm tra thể lực của SV (lứa tuổi 20) theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí