Bảng Số Cơ Sở Lưu Trú Và Doanh Nghiệp Lữ Hành Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn Từ Năm 2011- 2015

- Kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh thang lương, khung lương cho các loại lao động trực tiếp của Ngành du lịch nhằm tạo thuận lợi cho ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch thu hút và duy trì tốt NNL. Mức lương của các đối tượng này cần được gia tăng so với các loại lao động khác vì đặc điểm hoạt động của ngành du lịch là phải làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ và làm đêm, thời gian nghỉ phép không được đáp ứng theo ý muốn do tính thời vụ trong hoạt động...

- Kiến nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo xác định cụ thể hơn cơ cấu ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo...để gắn chặt hơn đào tạo với việc làm; phân định rõ sự khác nhau về đầu ra giữa đào tạo trung học và đào tạo nghề. Mặt khác, Bộ cần giao chỉ tiêu cử tuyển vào các Trường Trung học Du lịch cho các tỉnh Tây nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh khác để giải quyết tốt hơn quan hệ cung và cầu về NNL du lịch.

- Kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng với Tổng cục Du lịch và các ngành liên quan để phối hợp các tiêu chuẩn nghề nghiệp theo các vị trí công việc trong ngành du lịch.

- Kiến nghị UBND tỉnh cần nghiên cứu thành lập Hội đồng đào tạo NNL DL ở địa phương; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tu thập, lưu trữ các dữ liệu liên quan đến NNL nói chung và NNL du lịch nói riêng; đầu tư xây dựng các trang thông tin điện tử về lao động và việc làm; triển khai công tác xây dựng chiến lược phát triển NNL trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch địa phương được điều chỉnh.

2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

- Các Bộ, ngành liên quan cần ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng ngành nghề; điều chỉnh các quy định về chương trình khung, học phí, tiêu chuẩn thành lập các cơ sở đào tạo... phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Các địa phương cần hoàn thành sớm công tác điều tra, đánh giá nguồn nhân lực du lịch và xây dựng chiến lược, chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ban hành các chính sách, tiêu chuẩn liên quan đến thu hút, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; có đầu tư thỏa đáng cho

công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lich; hình thành Website cung cấp thông tin về lao động và việc làm nói chung, trong đó có thông tin về lao động, việc làm và đào tạo du lịch.

- Hỗ trợ phát triển đào tạo viên, thẩm định viên (giáo viên tại các cơ sở đào tạo và đào tạo viên tại các doanh nghiệp); tăng cường giám sát kiểm tra công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch

- Tổ chức các hội thảo về chuyên đề phát triển nguồn nhân lực du lịch

2.3. Đối với các cơ sở đào tạo

Ngoài việc phát triển thêm các cơ sở đào tạo theo quy hoạch của Ngành du lịch, để góp phần giải quyết các bất cập, yếu kém đã nêu trên, mỗi cơ sở đào tạo cần làm các việc sau đây:

Một là, nghiên cứu chiến lược, chương trình phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương, thường xuyên nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đào tạo, xác định quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp nhu cầu trong từng giai đoạn

Hai là, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên kể cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và phương pháp giảng dạy. Hàng năm, các trường Trung học và dạy nghề du lịch cần bố trí cho giáo viên đến thực tập tại các Doanh nghiệp du lịch - khách sạn để cập nhật kiến thức, kỹ năng và hiểu rõ hơn nhu cầu đào tạo.

Ba là, tăng cường quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, các hiệp hội du lịch, các trường du lịch và các tổ chức liên quan trong việc triển khai các khâu của quá trình đào tạo. Liên doanh, liên kết, hợp tác với các trường quản trị khách sạn, quản trị du lịch có danh tiếng trên thế giới để đào tạo các chuyên ngành: Quản trị khách sạn, nhà hàng; quản trị khu vui chơi giải trí (chuyên ngành mới); quản trị kinh doanh hội nghị, hội thảo (chuyên ngành mới); hướng dẫn viên du lịch; công nhân lành nghề, kỹ thuật viên khách san, nhà hàng theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

Hoạt động liên doanh, liên kết nhằm 3 mục tiêu: có đủ người quản trị viên đạt chất lượng cao cung cấp cho các dự án du lịch mới; sử dụng lao động trong nước để thay thế “lao động cao cấp” hiện đang phải nhập khẩu từ các nước; góp phần tăng

cường xuất khẩu “lao động ngành nghề” làm việc trong các khách sạn cao cấp ở các nước đang tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài.

Bốn là, thường xuyên nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, sớm đổi mới nội dung chương trình đào tạo các chuyên ngành hiện đang thiếu như: hướng dẫn viên du lịch, quản trị vui chơi giải trí, khu hội nghị...; cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tăng tỷ lệ học phần các môn chuyên sâu, có một tỷ lệ nhất định các môn học được lựa chọn theo nhu cầu của học viên và phù hợp với việc phân nhánh nghề nghiệp; bổ sung nội dung đào tạo về kỹ năng thực hành và phong cách làm việc.

Sáu là, huy động nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, nhất là cơ sở thực hành và tổ chức các dịch vụ có thu tạo môi trường thực tế cho học viên thực hành.

Tóm lại, yêu cầu phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế đòi hỏi phải giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp du lịch, thông qua đó góp phần nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Hoài Ân (2009),“Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên huế hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Kinh tế Huế.

2.Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2015

http://baodientu.chinhphu.vn/Dia-phuong-tong-ket-nam-2014/Bao-cao-tinh- hinh-phat-trien-KTXH-nam-2014-tinh-Thua-ThienHue/216504.vgp

3.Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2013- 2030) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Đơn vị tư vấn: AKITEK TENGGARA, SINGAPORE, tháng 6/2013

4.Báo nhân dân, năm thứ 64, số 21606 thứ hai (17/11/2014)

5.Nguyễn Long Giao (2013), “Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí khoa học xã hội số 2

6. Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.Hà Thị Hằng (2014), “Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

8.Hoàng Thanh Uyên Nhã (2012), “ Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh.

http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-thu-hut-du-khach-quoc-te-den-tinh- thua-thien-hue-thong-qua-loai-hinh-du-lich-van-hoa-62574/

9. Niêm giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

10. Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015

11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, Đề án tái cơ cấu kinh tế lĩnh vực Du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

12. Nguyễn Lê Giang Thiên (2013), Tạp chí Du lịch Việt Nam, http://psu.duytan.edu.vn/Details/ArInstructorDetail/59/1

13. Nguyễn Thế Thìn (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn cao học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

14. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, Nhà xuất bản lao động- xã hội, Hà Nội

15. Nguyễn Quang Tuấn (2012), “Phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế.

16. Đào Quang Vinh (2006), “Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, đại học Quốc gia, Hà Nội, Viện kinh tế Việt Nam.

Tài liệu tiếng Anh

17.ADB (1991), Key indicators of developing member countries of ADB, Manila.

18.Stivastava M/P. (1997), Human resource planning: Approach needs assessments and priorities in manpower plainning, Manak Publication limited, New Delhi.

19.World Bank (1991), World Development report, Oxford University Press, New York.


Tài liệu trên mạng

20.http://dised.danang.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=hydZAWujfOI%3D &tabid=70

21. http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/singapore-giai-phap-nguon-nhan-luc- nganh-du-lich-khach-san-1021452.htm

22. http://svhttdl.thuathienhue.gov.vn/?gd=6&cn=50&cd=6

23. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-2711-QD- UBND-phe-duyet-Quy-hoach-phat-trien-nhan-luc-vb133871t17.aspx

24. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNViet Nam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&article Id=10038377

25. http://www.huongdanvien.vn/home.php?options=training&code=11

26. http://www.phuxuanuni.edu.vn/?cat_id=8&gid=0&id=392

27. http://www.saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=articl e&id=4947:du-lch-trong-t-chc-va-qun-ly&catid=283:th-mi-tham-d-hi- tho&Itemid=1003

28. http://www.vjol.info/index.php/khxh/article/viewFile/15166/13619

29. http://www.zbook.vn/ebook/giai-phap-phat-trien-du-lich-tinh-thua-thien- hue-den-2015-41018/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng số cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2011- 2015

Nội dụng

Đvt

2011

2012

2013

2014

TH5/2015

Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

535

535

526

540

542

Cộng khách sạn


199

198

206

212

214

Cơ sở có sao

Nt

100

101

122

142

143

5 sao

Nt

4

4

5

5

5

4 sao

Nt

9

9

9

12

12

3 sao

Nt

11

11

11

9

9

2 sao

Nt

29

27

32

43

43

1 sao

Nt

47

50

65

73

74

Cơ sở ĐTC

Nt






Khách sạn khác

Nt

97

95

82

67

71

NNDL

Nt

2

2

2

3

3

Nhà nghỉ, nhà trọ


336

337

321

328

328

Tổng số phòng

Phòng

9570

9709

9925

10256

10296

Cộng khách sạn


6671

6755

7343

7595

7635

Phòng có sao

Nt

4572

4541

5198

5935

5953

5 sao

Nt

648

648

926

921

921

4 sao

Nt

1231

1231

1231

1490

1490

3 sao

Nt

765

761

761

668

668

2 sao

Nt

1007

964

1077

1535

1535

1 sao

Nt

921

937

1203

1321

1339

Phòng ĐTC

Nt






Phòng KS khác

Nt

2083

2198

2129

1642

1682

NNDL

Nt

16

16

16

18

18

Nhà nghỉ, nhà trọ

nt

2899

2954

2582

2661

2661

Tổng số giường

Giường

16622

16720

16843

17074

17142

Cộng khách sạn


12246

12299

13206

13364

13432

Giường có sao

Nt

8355

8264

9350

10546

10582

5 sao

Nt

990

990

1427

1422

1422

4 sao

Nt

2235

2235

2235

2675

2675

3 sao

Nt

1429

1415

1425

1205

1205

2 sao

Nt

1967

1874

2035

2859

2859

1 sao

Nt

1734

1750

2228

2385

2421

Giường ĐTC

Nt






Giường KS khác

Nt

3823

3967

3788

2748

2850

NNDL

Nt

68

68

68

70

70

Nhà nghỉ, nhà trọ

Nt

4376

4421

3628

3710

3710

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 15

Nguồn: Sở Văn hóa- Thế thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 5/ 2015

PHỤ LỤC 2: Số trường phổ thông năm học 2013- 2014 phân theo huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh



Tổng số

Chia ra

Tiểu học

Trung

học cơ sở

Trung

học phổ thông

Phổ thông cơ sở

Trung học

Tổng số

397

225

120

37

12

3

Thành phố Huế

74

35

25

11

2

1

Huyện Phong Điền

46

27

15

4



Huyện Quảng Điền

37

23

11

3



Thị xã Hương Trà

49

30

14

4

1


Huyện Phú Vang

62

37

20

4


1

Thị xã Hương Thủy

30

17

9

2

2


Huyện Phú Lộc

50

27

15

5

3


Huyện Nam Đông

19

11

5

2

1


Huyện A Lưới

30

18

6

2

3

1

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014


PHỤ LỤC 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: %



Năm


Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2010

16,9

19,2

14,5

30,6

8,4

2011

18,5

20,4

16,6

28,7

7,8

2012

20,9

22,4

19,4

27,9

10,1

2013

24,2

25,9

22,5

29,3

12,7

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023