Tiêu tốn ME/tăng khối lượng tăng dần khi tăng mức độ thay bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần, cao hơn ở các nghiệm thức BCT75 và BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05).
41,97a
43,66b
44,43bc
45,95c
47,98d
ME/tăng khối lượng (MJ/kg)
60
50
40
30
20
10
0
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
Nghiệm thức
Đồ thị 3.6: ME/tăng khối lượng (MJ/kg)
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế theo các nghiệm thức
Chỉ tiêu Nghiệm thức
BCT0 | BCT25 | BCT50 | BCT75 | BCT100 | |
Phần chi Tiền giống(1) | 38,0 | 38,0 | 38,0 | 38,0 | 38,0 |
Tiền thức ăn(2) | 33,0 | 31.0 | 30,0 | 28,5 | 27,0 |
Chi khác (3) | 23,0 | 23,0 | 23,0 | 23,0 | 23,0 |
Tổng chi | 94,0 | 92,0 | 91,0 | 89,5 | 88,0 |
Phần thu | |||||
Tiền bán gà(4) | 127,5 | 127 | 127 | 125,5 | 123 |
Lợi nhuận | 33,5 | 35 | 36,0 | 37,0 | 35,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thí Nghiệm 3: Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Bột Cá Nhạt Bằng Bột Phụ Phẩm Cá Tra Đến Sinh Trưởng Của Gà Sao Giai Đoạn 5 - 13 Tuần Tuổi
- Thành Phần Nguyên Liệu Thức Ăn Của Các Khẩu Phần Thí Nghiệm
- Tỷ Lệ Tiêu Hoá Toàn Phần Các Chất Dinh Dưỡng Trong Mẫu Thức Ăn Thí Nghiệm
- Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi
- Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi
- Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông Và Nguyễn Văn Chào (2012). Ảnh Hưởng Của Giống Gà Đến Kết Quả Xác Định Năng Lượng Trao Đổi Có Hiệu Chỉnh Nitơ (Men)
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
(1)Con giống 6 tuần tuổi: 38.000 đ/con, (2)Thức ăn hỗn hợp; (3)thuốc thú y, (3)chuồng trại và lao động: 23.000đ/con (4)Giá bán gà thịt: 95.000 đ/kg năm 2011.
Phân tích hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức của thí nghiệm (bảng 3.9) cho thấy tổng chi phí cao nhất ở nghiệm thức BCTO (100 % bột cá nhạt) và thấp dần ở các nghiệm thức có sử dụng bột phụ phẩm cá tra, chủ yếu là do sự chênh lệch về chi phí thức ăn. Tuy nhiên, tiền thu được từ bán gà cao nhất ở nghiệm thức BCTO là 127,5 nghìn đồng/con và thấp nhất là nghiệm thức BCT100 là 123 nghìn đồng. Lợi nhuận thu được cao nhất ở nghiệm thức BCT75 là 37 nghìn đồng/con.
Như vậy qua phân tích hiệu quả kinh tế nhận thấy gà Sao được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp (18 % CP, 12,8 MJ ME/kg DM) thay thế 75% bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức
Nghiệm thức
BCT0 | BCT25 | BCT50 | BCT75 | BCT100 | SE | P | |
Khối lượng sống (g) | 1.350a | 1.340a | 1.345a | 1.320ab | 1.295b | 27,7 | 0,017 |
Khối lượng thân thịt (g) | 988a | 988a | 997a | 962ab | 908b | 33,1 | 0,038 |
Tỷ lệ thân thịt (%) | 73,2 | 73,7 | 74,1 | 72,9 | 70,1 | 1,99 | 0,767 |
Khối lượng thịt ức (g) | 213ab | 203b | 232a | 193b | 192b | 9,46 | 0,004 |
Tỷ lệ thịt ức (%) | 21,6 | 20,5 | 23,3 | 20,1 | 21,1 | 0,81 | 0,058 |
Khối lượng thịt đùi (g) | 118a | 111ab | 117a | 112ab | 109b | 3,13 | 0,040 |
Tỷ lệ thịt đùi (%) | 11,8 | 11,2 | 11,7 | 11,5 | 12,1 | 0,46 | 0,746 |
Khối lượng mỡ (g) 10,0a 12ab 12,7b | 15,7bc | 19,0c | 0,71 | 0,001 | |||
Tỷ lệ mỡ bụng | 1,02a | 1,21ab | 1,37b | 1,63bc | 2,09c | 0,04 | 0,045 |
Dài ruột non (cm) | 95 | 83,3 | 91,7 | 100 | 91,8 | 5,93 | 0,433 |
Dài ruột già (cm) | 12,0 | 13,0 | 12,3 | 11,8 | 12,7 | 0,87 | 0,705 |
Dài manh tràng (cm) | 13,0 | 11,9 | 13,5 | 12,7 | 13,8 | 1,24 | 0,825 |
Khối lượng gan (g) | 23,0 | 20,3 | 24,3 | 22,7 | 21,7 | 4,27 | 0,670 |
Khối lượng tim (g) | 9,0 | 10,3 | 8,00 | 10,3 | 8,67 | 0,89 | 0,079 |
Khối lượng mề (g) | 20,0 | 18,7 | 21,7 | 20,3 | 20,7 | 1,88 | 0,566 |
Dài thân (cm) | 18,5 | 17,5 | 17,7 | 17,5 | 17,7 | 0,61 | 0,762 |
Dài ức (cm) | 15,4ab | 15,3ab | 16,0a | 15,0b | 14,6b | 0,22 | 0,010 |
Dài chân (cm) | 6,23 | 6,67 | 6,30 | 6,43 | 6,20 | 0,32 | 0,219 |
Dài đùi (cm) | 18,5 | 20,1 | 18,5 | 17,7 | 19,0 | 0,53 | 0,071 |
Rộng ngực (cm) | 5,70 | 5,13 | 6,07 | 5,60 | 5,43 | 0,35 | 0,271 |
Sâu ngực (cm) | 11,4 | 11,8 | 11,5 | 11,6 | 10,9 | 0,13 | 0,437 |
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05.
Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và các cơ quan nội tạng gà Sao qua các nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10 cho thấy khối lượng gà Sao mổ khảo sát giữa các nghiệm thức BCT0, BCT50 và BCT75 tương đương nhau lần lượt là 1350g/con, 1340g/con và 1345g/con, thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 1295g/con có ý
nghĩa thống kê (P 0,05). Kết quả này dẫn đến khối lượng thân thịt cũng có cũng xu hướng tương tự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P 0,05), cao nhất ở nghiệm thức BCT50 là 997 g/con và thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 908 g/con.
Tỷ lệ thân thịt của gà Sao không có sự biến động nhiều giữa các nghiệm thức (P>0,05), nằm trong khoảng từ 70,1% đến 74,1%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Saina (2005) mổ khảo sát gà lúc 16 tuần tuổi là 71,6% [112] và kết quả công bố của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 70,9 - 73,5% [32], tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khi mổ khảo sát gà Sao ở thời điểm 12 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt là 76,6% [29] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Ayorinde (1991) là 68% [53]. Kết quả của thí nghiệm này so với các giống gà khác thì kết quả tỷ lệ thân thịt của Azharul và cs., (2005) là 74,0% trên gà Ai
Cập trống lúc 14 tuần tuổi [56], gà H’Mông là 72,6% trong nghiên cứu của
Lương Thị Hồng và cs. (2007) [11] và gà Tàu vàng là 66% theo nghiên cứu của Lâm Minh Thuận (2003) [34].
Khối lượng thịt ức của gà Sao thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 192 g và cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở nghiệm thức BCT50 là 232 g. Tuy nhiên tỷ lệ thịt ức giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05), biến động trong khoảng từ 20,1% đến 23,3%. Kết quả này thấp hơn so với báo cáo của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) mổ khảo sát gà Sao lúc 12 tuần tuổi có tỷ lệ thịt ức là 26,9% [29] và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) mổ khảo sát lúc 16 tuần tuổi là 24,8% [32]. Tỷ lệ thịt ức của gà Sao so với các giống gà khác thì tỷ lệ thịt ức gà Ai Cập là 17,1% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé Ba (2009) [1] và gà Tam Hoàng là 17,9% theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998) [24].
Khối lượng thịt đùi cao hơn ở các nghiệm thức BCT0 đến nghiệm thức BCT50 có ý nghĩa thống kê (P 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng
thịt đùi cao nhất ở nghiệm thức BCT0 là 118 g và thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 109 g. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là 136 - 148g [32]. Tỷ lệ thịt đùi biến động trong khoảng từ 11,2% đến 12,1% không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05).
Tỷ lệ mỡ bụng tăng dần ở các nghiệm thức có thay thế bột phụ phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05), thấp nhất ở nghiệm thức BCT0 là 1,02% và cao nhất ở nghiệm thức BCT100 là 2,09%. Kết quả này tương đương với kết quả công bố của Nguyễn Đình Thái (2009) là 0,76% - 2,39% [31].
Khi quan sát các chỉ tiêu như dài manh tràng và khối lượng mề nhận thấy chiều dài manh tràng và khối lượng mề có khuynh hướng cao hơn ở khẩu phần BCT100 nhưng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Quan sát tổng thể các chỉ tiêu mổ khảo sát nhận thấy ở các mức độ thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như khối lượng sống, khối lượng thân thịt, khối lượng thịt ức, khối lượng thịt đùi, dài ức và khối lượng mỡ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan nội tạng khác.
Thành phần chất dinh dưỡng thịt gà Sao qua các nghiệm thức được thể hiện qua bảng 3.11.
Bảng 3.11: Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí nghiệm (%, trạng thái tươi)
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
SE P
BCT0 | BCT25 | BCT50 | BCT75 | BCT100 | |||
DM | 28,5 | 25,9 | 27,6 | 26,9 | 25,7 | 0,75 | 0,115 |
OM | 98,4 | 98,8 | 98,6 | 98,7 | 98,8 | 0,15 | 0,519 |
CP | 20,4 | 21,2 | 20,6 | 22,5 | 21,4 | 0,62 | 0,199 |
EE | 1,95 | 1,82 | 1,79 | 1,94 | 1,73 | 0,24 | 0,954 |
Ash | 1,56 | 1,25 | 1,37 | 1,30 | 1,21 | 0,15 | 0,519 |
Kết quả trình bày ở bảng 3.11 cho thấy các chỉ tiêu về thành phần chất dinh dưỡng như vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô, béo và tro của thịt gà Sao khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), các mức độ thay thế protein bột cá biển bằng protein bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần không ảnh hưởng lên chất lượng thịt của gà.
Hàm lượng DM của thịt gà Sao trong thí nghiệm từ 25,7% đến 28,5%, tương
đương với thịt gà Sao nuôi bán chăn thả là 26,1% trong nghiên cứu của Saina (2005)
[112] và thịt gà Sao trong nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] là 25,2%. Tuy nhiên, kết quả này cao hơn so với thịt gà Sao nuôi thâm canh (22,9%) trong nghiên cứu của Saina (2005) [112]. Hàm lượng DM của thịt gà Sao so với các giống gà khác thì hàm lượng vật chất khô của thịt gà Ai Cập là 25,8% và thịt gà Tam Hoàng là từ 24,9% đến 25,6% trong nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998) [24]. Hàm lượng protein thô của thịt gà thí nghiệm tương đương so với nghiên cứu của Belshaw (1985) [58] CP là 20% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 20,2% đến 21,7% [32]. Tuy nhiên, kết quả phân tích của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Panda (1998) là 25% [105]. Hàm lượng đạm thô của thịt gà Ai Cập là từ 19,8 đến 20,5% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé Ba (2009) [1] và thịt gà Ác là 21,1% theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lợi (2009) [19]. Hàm lượng béo thô của thịt gà Sao trong nghiên cứu của chúng tôi từ 1,73% đến 1,95% tương đương với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 1,43% đến 2,22 % [32]. Thịt gà Ai Cập có hàm lượng mỡ thô là từ 1,60% đến 1,73% trong báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) [1], thịt gà Tam Hoàng và gà Nagoya có hàm lượng mỡ thô lần lượt là 3,48% và 3,1% theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998) [24].
3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt.
Bảng 3.12: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (% DM)
Nguyên liệu
Khô dầu
Bột phụ
Bã bia Ngô Tấm Cám đậu nành phẩm cá tra | ||||||
DM | 25,9 | 88,6 | 86,7 | 86,0 | 89,5 | 91,9 |
OM | 96,4 | 98,6 | 99,5 | 89,6 | 94,8 | 78,1 |
CP | 29,9 | 8,08 | 9,29 | 14,5 | 43,4 | 65,4 |
EE | 18,1 | 4,85 | 0,82 | 18,1 | 1,22 | 12,7 |
CF | 16,3 | 2,12 | 0,59 | 6,59 | 5,44 | 0,19 |
NDF | 71,7 | 28,5 | 7,35 | 32,1 | 12,25 | 11,0 |
Ash | 3,6 | 1,40 | 0,51 | 10,4 | 6,82 | 21,9 |
ME (MJ/kg/DM) | 7,4 | 13,7 | 16,2 | 13,0 | 10,3 | 12,6 |
ME: năng lượng trao đổi được tính theo kết quả của thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [83].
Kết quả bảng 3.12 cho thấy ngô và tấm có hàm lượng CP lần lượt là 8,08% và 9,29%, kết quả này cao hơn báo cáo của Đặng Hùng Cường (2010) [9]. Bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng CP là 65,4%, giá trị này cao hơn báo cáo của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) và Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011), bột cá tra có hàm lượng CP lần lượt là 56,2% và 53,6% [13][119]. Bã bia trong thí nghiệm này có DM (25,9%) tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông (2003) là 25% [100], tuy nhiên hàm lượng CP của bã bia (29,9%) cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông (2003) là 23,6 - 28,1% [100]. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.13, 3.14 và 3.15
Bảng 3.13: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 5-9 tuần tuổi
Nghiệm thức
TAHH | TAHH | TAHH | TAHH | TAHH | SE | P | |
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
Bã bia - DM | - | 7,6a | 14,3b | 20,1c | 26,1d | 1,84 | 0,001 |
TAHH - DM | 45,1a | 36,1b | 26,6c | 17,6d | 8,9e | 1,22 | 0,001 |
Tổng DM | 45,1a | 43,7b | 40,9bc | 37,7c | 35,0d | 2,45 | 0,049 |
Quy ra nguyên trạng Bã bia | - | 29,5a | 55,3b | 77,6c | 100,6d | 4,28 | 0,001 |
TAHH | 51,0a | 40,8b | 30,1c | 19,9d | 10,1e | 1,98 | 0,001 |
Tổng | 51,0a | 70,3b | 85,4c | 97,5d | 110,7e | 3,56 | 0,001 |
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05
Từ kết quả ở bảng 3.13 cho thấy lượng bã bia ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P 0,05) khi giảm mức độ TAHH trong khẩu phần. Lượng bã bia ăn vào cao nhất (P 0,05) ở nghiệm thức TAHH 20 (26,1g/con/ngày). Trong khi lượng TAHH ăn vào giảm dần theo bố trí thí nghiệm (P 0,05). Tổng lượng DM ăn vào cao hơn ở 2 nghiệm thức TAHH100 và TAHH80 (45,1 và 43,7 g/con/ngày) so với nghiệm thức TAHH40 và TAHH20 (37,7 và 35,0 g/con/ngày) (P 0,05). Khi quy ra nguyên trạng tổng lượng thức ăn ăn vào tăng dần từ nghiệm thức TAHH100 đến TAHH20 (51 đến 110,7 g/con/ngày).