Bảng 2.12: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm
NT1 | NT2 | NT3 | NT4 | |
Bột phụ phẩm cá tra | - | - | 5 | 5 |
Cám | 75 | Ăn tự do | 71,2 | Ăn tự do |
Môn nước ủ chua | 25 | Ăn tự do | 23,8 | Ăn tự do |
Tổng cộng | 100 | 100 | 100 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thí Nghiệm 1: Ảnh Hưởng Của Giống Gà Đến Kết Quả Xác Định Giá Trị Năng Lượng Trao Đổi Có Hiệu Chỉnh Nitơ (Men) Trong Thức Ăn
- Thí Nghiệm 2: Xác Định Giá Trị Năng Lượng Trao Đổi Và Tỷ Lệ Tiêu Hóa Các Chất Dinh Dưỡng Của Một Số Loại Thức Ăn Phổ Biến Ở Đồng Bằng Sông
- Thí Nghiệm 3: Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Bột Cá Nhạt Bằng Bột Phụ Phẩm Cá Tra Đến Sinh Trưởng Của Gà Sao Giai Đoạn 5 - 13 Tuần Tuổi
- Tỷ Lệ Tiêu Hoá Toàn Phần Các Chất Dinh Dưỡng Trong Mẫu Thức Ăn Thí Nghiệm
- Kết Quả Mổ Khảo Sát Gà Sao Qua Các Nghiệm Thức
- Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm.
Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A,
1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.
Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin,
20.000 mg choline chloride.
Bảng 2.13: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm (%DM)
Môn nước | Môn nước | Bột phụ | ||
tươi | ủ chua | phẩm cá tra | ||
DM | 88,9 | 17 | 28,7 | 91,9 |
OM | 88,6 | 89,1 | 88,8 | 78,1 |
CP | 11,1 | 18,2 | 19,6 | 65,4 |
EE | 11,6 | - | - | 12,7 |
CF | 6,59 | 18,2 | 17,9 | 0,19 |
Ash | 11,4 | 10,9 | 11,2 | 21,9 |
Oxalate (mg/100g) | - | 860 | 365 | - |
Nguyên liệu (%) Cám
2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học
Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính
được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng trọng.
2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng.
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí nghiệm 3.
2.5.7 Xử lý số liệu
Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
Chương 3.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao
đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn
Chỉ số Lương
Giống gà thí nghiệm
Phượng | ||||
ME (kcal/kg DM) | 3076,4a | 3184,8b | 3349,2c | 15,7/0,004 |
Nitơ tích lũy (g/kg DM) | 12,04a | 14,78b | 17,33c | 0,56/0,001 |
MEN (kcal/kg DM) | 2977,5a | 3063,3b | 3206,7c | 12,8/0,002 |
MEN (kcal/kg NT) | 2747,9a | 2827,1b | 2959,5c | 11,6/0,002 |
MEN (MJ/kg DM) | 12,46a | 12,82b | 13,42c | 0,06/0,003 |
MEN (MJ/kg NT) | 11,50a | 11,83b | 12,38c | 0,06/0,003 |
Cobb 500 Sao
SE/P
(NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05).
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống gà. Giá trị ME cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (3076,4 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống gà thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao (17,33 g/kg DM), và thấp nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa
gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là giống nhau giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất, điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có thể là do gà Sao là loài động vật hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài nên sử dụng thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P 0,05) về giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định trên 3 giống gà khác nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb 500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5 và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai khác về giá trị MEN giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. Điều này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất tốt, sự chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà Sao từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước.
3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 3.2. Kết quả về giá trị năng lượng tổng số (GE) của 5 loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này biến động
trong khoảng từ 4247 - 5240 kcal/kg DM. Giá trị GE cao nhất ở bã bia (5240 kcal/kg DM) và thấp nhất ở cám trích ly (4247 kcal/kg DM). Trong thí nghiệm này tấm có hàm lượng CP là 9,29%. Kết quả về hàm lượng CP của tấm gạo trong nghiên cứu này tương đương kết quả của Men và cs. (2005) [89] và Lâm Thanh Bình (2009) [6] (9,29% so với 8,9% và 9,11% theo thứ tự).
Bảng 3.2: Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)
Thức ăn
Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị năng lượng
của thức ăn
DM | CP | EE | CF | Ash | (kcal/kg) |
Bột phụ phẩm 91,9 | 65,4 | 12,7 | 0,19 | 21,9 | 4862 |
Cám gạo 86,0 | 14,5 | 18,1 | 6,59 | 10,4 | 5062 |
Bã bia 89,9 | 29,9 | 7,53 | 16,3 | 3,57 | 5240 |
Tấm gạo 86,7 | 9,29 | 0,82 | 0,59 | 0,51 | 4293 |
Cám trích ly 88,6 | 16,2 | 1,21 | 8,39 | 10,6 | 4247 |
GE
cá tra
Hàm lượng CP của cám gạo trong thí nghiện này cao hơn kết quả trong báo cáo của Nguyễn Hữu Lợi (2009) [19] và Đặng Hùng Cường (2011) [9], (14,47% so với 10,7% và 11,0% theo thứ tự). Điều này có thể giải thích là cám gạo trong thí nghiệm của chúng tôi là từ giống lúa Jasmine là loại giống lúa chất lượng tốt nhất hiện nay ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hàm lượng CP của bột phụ phẩm cá tra trong thí nghiệm là 65,43% kết quả này cao hơn kết quả của Dale (2001) [61] là 60%, của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) [119] là 56,2%. Bã bia sử dụng trong thí nghiệm này có hàm lượng CP là 29,94% cao hơn kết quả của Nguyen Thi Kim Dong (2005) [99] có hàm lượng CP trong bã bia là 23,6%. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần
Hàm lượng nitơ tích lũy và giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ
của các khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3. Kết quả thu được ở
bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung, giá trị ME của khẩu phần chứa tấm gạo cao hơn giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Đối với các khẩu phần còn lại, giá trị ME đều thấp hơn so với giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Hàm lượng nitơ tích lũy của gà cao nhất ở khẩu phần KPCT (19,1 g/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAM (11,2 g/Kg DM).
Giá trị MEN của các khẩu phần thí nghiệm KPCS, KPCT, KPCAM, KPBB, KPTAM và KPCAMTL tương ứng là 3214 kcal/kg DM, 3189 kcal/kg DM, 3187 kcal/kg DM, 2940 kcal/kg DM, 3485 kcal/kg DM và 2908 kcal/kg DM. Như vậy, giá trị MEN cao nhất ở khẩu phần KPTAM (3485 kcal/kg DM hay 14,6 MJ/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAMTL (2908 kcal/kg DM hay 12,2 MJ/kg DM).
Chỉ số KPCS | KPCT | KPCAM | KPBB | KPTAM | KPCAMTL |
ME 3351 26,6 | 334684,5 | 3279 58,2 | 3079 40,1 | 362546,04 | 3007 48,9 |
Nitơ tích lũy 16,7 1,46 | 19,1 1,19 | 11,2 1,22 | 16,9 0,97 | 17,0 1,25 | 12,1 1,74 |
MEN 3214 14,5 | 3189 75,3 | 3187 48,2 | 2940 32,1 | 3485 36,3 | 2908 36,9 |
MEN 13,5 0,06 | 13,4 0,32 | 13,3 0,2 | 12,3 0,13 | 14,6 0,15 | 12,2 0,15 |
MEN 296313,4 | 298070,4 | 2960 44,7 | 2736 29,9 | 3235 33,7 | 2670 33,9 |
Bảng 3.3: Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm
(Kcal/kgDM) (g/kgDM) (Kcal/kgDM) (MJ/kg DM)
(Kcal/kg NT) MEN
12,4 0,06 12,5 0,29 12,4 0,19 11,5 0,12 13,5 0,14 11,2 0,14
(MJ/kg NT)
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Từ kết quả giá trị MEN của khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm, giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính toán và trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm
phẩm cá tra | |||||
kcal/kg DM | 3014 376 | 3116 120 | 1768 160 | 3861 90,7 | 2420 92,3 |
kcal/kg NT | 2771 346 | 2680 103 | 1590 144 | 3349 78,7 | 2144 81,7 |
MJ/kg DM | 12,61 1,58 | 13,0 0,50 | 7,40 0,67 | 16,16 0,38 | 10,13 0,39 |
MJ/kg NT | 11,59 1,45 | 11,2 0,43 | 6,65 0,60 | 14,01 0,33 | 8,97 0,34 |
Đơn vị tính
Bột phụ
Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích ly
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, có sự biến động về giá trị MEN giữa các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm rất lớn. Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 3014, 3116, 1768, 3861 và 2420 kcal/kg DM. Giá trị MEN cao nhất ở tấm gạo (3861 kcal/kg DM) và thấp nhất ở bã bia (1768 kcal/kg). Giá trị MEN của tấm gạo ở thí nghiệm này thấp hơn kết quả công bố của Hồ Trung Thông và cs. (2012) khi nghiên cứu trên gà Lương Phượng (3861 so với 3976 kcal/kgDM) [33]. Giá trị MEN của phụ phẩm phụ phẩm bột phụ phẩm cá tra là 3014 kcal/kg DM cao hơn theo công thức ước tính của Janssen (1989) là 2726 kcal/kgDM [75]. Giá trị MEN của cám gạo là 3116 kcal/kgDM thấp hơn theo công thức ước tính của Lã Văn Kính (2003) là 3319 kcal/kgDM [15].
3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
Kết quả phân tích thành phần chất dinh dưỡng và năng lượng của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (%, DM)
Thành phần, %
DM | CP | EE | CF | Ash | GE (Kcal/kg) | |
Bột phụ phẩm cá tra | 91,9 | 65,4 | 12,7 | 0,19 | 21,9 | 4862 |
Cám gạo | 86,0 | 14,5 | 18,1 | 6,59 | 10,5 | 5062 |
Bã bia | 89,9 | 29,9 | 7,53 | 16,3 | 3,57 | 5240 |
Tấm gạo | 86,7 | 9,29 | 0,82 | 0,59 | 0,51 | 4293 |
Cám trích ly | 88,6 | 16,2 | 1,21 | 8,39 | 10,6 | 4247 |
Thức ăn
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm
Tỷ lệ tiêu hóa vừa phản ánh phẩm chất của một loại thức ăn hay một chất dinh dưỡng vừa phản ánh yếu tố con vật đối với phẩm chất của một loại thức ăn nào đó. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn được xem là yếu tố then chốt đảm bảo cho năng suất chăn nuôi. Từ kết quả tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong KPCS và khẩu phần thí nghiệm, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm được tính và trình bày ở bảng 3.6.