Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm
Thức ăn
Chỉ tiêu,
Bột phụ
Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích ly
% phẩm cá tra
M | SE | M | SE | M | SE | M | SE | M | SE | |
OMD | 59,0 | 14,4 | 63,7 | 1,85 | 32,6 | 3,28 | 90,4 | 2,12 | 61,9 | 2,94 |
EED | 94,0 | 14,5 | 87,3 | 3,44 | 45,9 | 14,3 | 54,7 | 3,71 | 53,5 | 4,87 |
CFD | 79,9 | 10,0 | 5,87 | 2,80 | 27,8 | 10,8 | 15,7 | 3,16 | 21,2 | 7,16 |
NfED | 70,7 | 16,5 | 77,8 | 1,84 | 46,3 | 3,78 | 95,4 | 1,70 | 80,4 | 3,21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thí Nghiệm 2: Xác Định Giá Trị Năng Lượng Trao Đổi Và Tỷ Lệ Tiêu Hóa Các Chất Dinh Dưỡng Của Một Số Loại Thức Ăn Phổ Biến Ở Đồng Bằng Sông
- Thí Nghiệm 3: Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Bột Cá Nhạt Bằng Bột Phụ Phẩm Cá Tra Đến Sinh Trưởng Của Gà Sao Giai Đoạn 5 - 13 Tuần Tuổi
- Thành Phần Nguyên Liệu Thức Ăn Của Các Khẩu Phần Thí Nghiệm
- Kết Quả Mổ Khảo Sát Gà Sao Qua Các Nghiệm Thức
- Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi
- Lượng Chất Khô Và Nguyên Trạng Ăn Vào Của Gà Sao Giai Đoạn 10-13 Tuần Tuổi
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
OMD: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; EED: Tỷ lệ tiêu hóa lipid; CFD: Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô; NfED: Tỷ lệ tiêu hóa dẫn xuất không nitơ.
Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần OM của các nguyên liệu thức ăn phụ phẩm phụ phẩm bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 59,0%; 63,7%; 32,6%; 90,4% và 61,9%. Tỷ lệ tiêu hóa OM cao nhất ở tấm gạo (90,4%) và thấp nhất ở bã bia (32,6%). Kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2012) [9] có tỷ lệ tiêu hoá OM của thức ăn hỗn hợp trên gà Sao là 84,1%. Kết quả này thấp hơn tỷ lệ tiêu hoá OM của tấm gạo (90,4%) và cao hơn tỷ lệ tiêu hóa của các nguyên liệu thức ăn còn lại.
Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần EE của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%. Trong đó tỷ lệ tiêu hóa EE ở bột phụ phẩm cá tra có giá trị cao nhất (94,0%) và thấp nhất là bã bia (45,9%). Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] thì có tỷ lệ tiêu hoá EE của thức ăn hỗn hợp trên gà Sao là 82%. Kết quả này thấp hơn tỷ lệ tiêu hoá EE của bột phụ phẩm cá tra (94,0%), cám gạo (87,3%) và cao hơn tỷ lệ tiêu hóa của các nguyên liệu thức ăn còn lại.
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của xơ thô (CF) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%, trong đó CF bột phụ phẩm cá tra cao nhất 79,9% và thấp nhất là cám gạo 5,87%. Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] có tỷ lệ tiêu hóa CF của thức ăn hỗn hợp trên gà Sao là 43,8% và của Đặng Hùng Cường (2012) [9] là 33,4%.
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của dẫn xuất không nitơ (NfE) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%, NfE cao nhất được tìm thấy ở tấm gạo là 95,4% và thấp nhất là bã bia 46,3%.
Trung bình các mẫu thí nghiệm thì CF là chỉ tiêu có kết quả tỷ lệ tiêu hóa thấp nhất (30,1%) so với tỷ lệ tiêu hóa các chỉ tiêu còn lại. Giá trị cao nhất là dẫn xuất không nitơ (NFE) đạt 74,1%. Dẫn xuất không nitơ được tính bằng tổng chất hữu cơ trừ đi CF, CP và EE. Vì vậy, có thành phần chủ yếu là tinh bột hay carbohydrate dễ hòa tan nên có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn so với các thành phần khác.
Tỷ lệ tiêu hóa của protein và acid amin của thức ăn nếu được đánh giá bằng phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở hồi tràng thì sẽ cho kết quả chính xác hơn là đánh giá bằng kết quả tiêu hóa ở phân, do ảnh hưởng của sự tác động của hệ vi sinh vật trong ruột già đã làm thay đổi cơ cấu các acid amin trong phân.
3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi
Bảng 3.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%, DM)
Bột cá | Bột cá tra | |||||
ăn (%) | đậu nành | nhạt | phụ phẩm | |||
DM | 88,6 | 87,0 | 92,4 | 89,5 | 90,7 | 91,3 |
OM | 98,6 | 99,1 | 87,1 | 94,8 | 80,6 | 78,0 |
CP | 8,08 | 8,9 | 10,4 | 43,4 | 54,4 | 45,5 |
EE | 4,85 | 1,70 | 9,77 | 1,22 | 12,0 | 13,2 |
CF | 2,12 | 0,89 | 16,4 | 5,44 | 1,23 | 1,56 |
NDF | 28,5 | 7,35 | 32,1 | 12,25 | 10,2 | 11,0 |
Ash | 1,40 | 0,90 | 12,9 | 6,82 | 19,4 | 22,0 |
ME (MJ/kg/DM) | 13,69 | 16,16 | 13,0 | 10,34 | 15,07 | 12,61 |
ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs (1989) [75]. Các chỉ tiêu còn lại được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Đại học Cần Thơ.
Bảng 3.7 trình bày thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm. Qua bảng cho thấy, hàm lượng DM các nguyên liệu thức ăn khá cao khoảng 87,0 - 92,4%. Trong đó hàm lượng DM của tấm là 87,0%. Kết quả phân tích hàm lượng DM tấm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Men và cs. (2005) DM tấm là 88,5% [89]. Bắp trong nghiên cứu này có hàm lượng DM là 88,6%, tương đương với kết quả của Đặng Hùng Cường (2011) là 88,4% [9]. Cám có hàm lượng DM 92,4%. Kết quả này cao hơn báo cáo của Nguyễn Hữu Lợi (2009) có DM là 89,1% [19]. Đặng Hùng Cường (2011) có DM là 85,8% [9]. Bột cá nhạt có DM là 90,7% cao hơn nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2011) có DM là 88,0% [9]. Bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng DM 91,3%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Dale (2001) có DM là 94% [61], cao hơn báo cáo của Men và cs. (2005) có DM là 90,2 % [89].
Kết quả phân tích CP bột cá nhạt, bột phụ phẩm cá tra và đậu nành là các thực liệu dùng để điều chỉnh hàm lượng CP trong khẩu phần nên hàm lượng CP cao, cao nhất là bột cá nhạt (54,4%) kế đến là bột phụ phẩm cá tra (45,5%) và tiếp theo là đậu nành (43,4%). Kết quả phân tích CP của bột cá nhạt cho thấy đây là loại bột cá tốt sử dụng cho gia cầm, kết quả này cao hơn kết quả báo cáo của Nguyễn Hữu Lợi (2009) là 52,0% [19]. Kết quả CP của bột phụ phẩm cá tra trong thí nghiệm là 45,5% kết quả này thấp hơn kết quả của Dale (2001) là 60% [61], của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) là 56,2% [119] và của Le Thi Men và cs. (2005) là 60,5% [89].
Bảng 3.8: Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SE P
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
KL gà đầu thí nghiệm (g/con)
KL gà cuối thí nghiệm
410 405 408 403 404 5,70 0,910
(g/con) | |||||||
Tăng KL (g/con/ngày) | 16,7a | 16,6a | 16,6a | 16,5ab | 15,9b | 0,13 | 0,018 |
DM ăn vào (g/con/ngày) | 53,9a | 55,9ab | 56,8bc | 58,5c | 59c | 0,51 | 0,001 |
CP ăn vào (g/con/ngày) | 9,7a | 10,1ab | 10,2bc | 10,5c | 10,6c | 0,09 | 0,001 |
FCR | 3,23a | 3,36b | 3,42bc | 3,54d | 3,69e | 0,02 | 0,001 |
CP/tăng KL (g/kg) | 582a | 605b | 616bc | 637d | 665e | 3,95 | 0,001 |
ME/tăng KL (MJ/kg) | 41,9a | 43,66b | 44,4bc | 45,95d | 47,98e | 0,28 | 0,001 |
CP/ME (g/MJ) | 13,9 | 13,9 | 13,9 | 13,9 | 13,9 | - | - |
1.343a 1.336a 1.338a 1.320ab 1.298b 7,04 0,008
Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b, c khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05
Khối lượng đầu Khối lượng cuối
1343
1336
1338
1320
1298
410
405
408
403
404
1600
1400
Kh ố i lượ ng (g /con )
1200
1000
800
600
400
200
0
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
Nghiệm thức
Đồ thị 3.1: Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm
Đồ thị 3.2: Tăng khối lượng gà Sao thí nghiệm
Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.8 là tương đương nhau từ 403 g đến 410 g, tránh sự ảnh hưởng ban đầu đến kết quả thí nghiệm. Tăng khối lượng của gà ở các nghiệm thức BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 cao hơn so với nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 15,9 g/con/ngày. Kết quả này được giải thích là do bột phụ phẩm cá tra là phụ phẩm nên khẩu phần 100% protein bột phụ phẩm cá tra chất lượng kém hơn protein bột cá nhạt. Kết quả tăng khối lượng của gà thí nghiệm nhỏ hơn với nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 16,7
- 18,5 g/con/ngày [13], nhưng cao hơn so với báo cáo của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày [112].
Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm có cùng xu hướng với tăng khối lượng. Khối lượng của gà ở các nghiệm thức BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 cao hơn so với nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Khối lượng cao ở nghiệm thức BCT0 và BCT75 là 1343 g/con và 1320 g/con và thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 1298 g/con. Gà ở bốn nghiệm thức BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 được ăn vào khẩu phần chất dinh dưỡng có chất lượng tốt từ bột cá nhạt kết hợp với bột phụ phẩm cá tra so với nghiệm thức BCT100.
4
Hệ số chuyển hóa thức ăn
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0
3,23a
3,36b
3,42bc
3,54c
3,69d
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
Nghiệm thức
Đồ thị 3.3: FCR của gà Sao thí nghiệm
Hệ số chuyển hóa thức ăn tăng ở các nghiệm thức có thay thế bột phụ phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm thấp ở nghiệm thức BCT0 là 3,23 và cao nhất ở nghiệm thức BCT100 là 3,69. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu của Say (1987) có FCR ở thời điểm giết thịt lúc 13 tuần tuổi là 3,1 - 3,5 [113], báo cáo của Tôn Thất Thịnh (2010) có FCR là 3,38 [32] nhưng tương đương với kết quả của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 3,21 - 3,69 [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) có FCR lúc 12 tuần tuổi là 2,52 [29]. Điều này được giải thích do hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm được tính trong giai đoạn từ 5 - 13 tuần tuổi trong khi hệ số chuyển hóa thức ăn trong kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) được tính trong giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi [29].
Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở nghiệm thức BCT100 so với các nghiệm thức đầu. Tiêu tốn ME/tăng khối lượng tăng dần khi tăng mức độ thay bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần, cao hơn ở nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05).
53,9a
55,9ab
56,8bc
58,5c
59c
9,7a
10,1ab
10,2bc
10,5c
10,6c
CP ăn vào DM ăn vào
70
60
50
g/con/ngày
40
30
20
10
0
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
Nghiệm thức
Đồ thị 3.4: DM và CP ăn vào
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.8 (đồ thị 3.4) cho thấy lượng DM ăn vào tăng có ý nghĩa thống kê (P 0,05) khi tăng mức độ thay thế bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào ở nghiệm thức BCT0 là 53,9 g/con/ngày, BCT50 là 56,8 g/con/ngày và nghiệm thức BCT100 là 59 g/con/ngày. Kết quả này có thể giải thích là do ở các nghiệm thức được thay thế protein của bột cá nhạt bằng protein của bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần có lượng béo cao hơn khẩu phần 100% bột cá nhạt (BCT0), làm kích thích khả năng thu nhận thức ăn do đó gà ăn vào lượng thức ăn nhiều hơn so với khẩu phần không được thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột phụ phẩm cá tra.
Lượng CP ăn vào nằm trong khoảng từ 9,7 đến 10,7 g/con/ngày có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P 0,05). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 12,1 - 12,8 g/con/ngày [13]. Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh là hàm lượng CP trong khẩu phần là 20%. Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở hai nghiệm thức BCT75 và BCT100 so với các nghiệm thức còn lại.
CP/tăng khối lượng (g/kg
700
600
500
400
300
200
100
0
582a
605b
616bc
637c
665d
BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100
Nghiệm thức
Đồ thị 3.5: CP/tăng khối lượng (g/kg)