Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 11

67


và quốc tế.

Báo cáo tổng hợp đóng góp ý kiến của các bên liên quan phục vụ điều chỉnh chương trình đào tạo trường Đại học Hùng Vương năm 2018.

Nghị quyết 41-NQ/ĐU ngày 30 tháng 5 năm 2018 về đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo các hệ đại học đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2025.

Kết quả phân tích ưu điểm và những hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của luận án.

Những căn cứ lý luận trên được trình bày chi tiết tại chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án

3.2.1.2.Cơ sở thực tiễn

Các cơ sở thực tiễn để đổi mới nội dung phần kiến thức ngành chương trình đào tạo ngành đại học GDTC tại trường Đại học Hùng Vương bao gồm:

Kết quả nghiên cứu thực trạng chương trình đào tạo ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương (được trình bày cụ thể tại bảng 3.9 của luận án)

Thực trạng nhu cầu xã hội về chất lượng giáo viên GDTC tại các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực tiễn đào tạo giáo viên GDTC tại trường Đại học Hùng Vương.

+ Thực tiễn nhu cầu xã hội về chất lượng đối với giáo viên GDTC các bậc học là: Người giáo viên GDTC phải có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu về hiến pháp,

pháp luật Việt Nam, định hướng phát triển của đất nước, của ngành giáo dục, có kĩ năng mềm. Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có hiểu biết sâu rộng và có khả năng cập nhật với những thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ, biết thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó người giáo viên GDTC phải biết phương pháp giáo dục học sinh thuộc các lứa tuổi khác nhau, có năng lực hoạt động chính trị, xã hội, có năng lực phát triển nghề nghiệp.

+ Thực tiễn đào tạo cử nhân GDTC tại Đại học Hùng Vương.

Từ năm học 2011- 2012, trường Đại học Hùng Vương chính thức được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo mã ngành cử nhân GDTC, cho tới nay đã đào tạo được 9 khóa sinh viên (5 khóa đã ra trường). Từ thực tiễn đào tạo chúng tôi nhận thấy một số bất cập sau:

Mục tiêu của chương trình đào tạo hiện nay không còn phù hợp với định hướng phát triển của trường Đại học Hùng Vương (định hướng ứng dụng), không đáp ứng

68


được với thực tiễn đòi hỏi của thị trường lao động.

Cấu trúc của chương trình không phù hợp trong việc phân bổ giữa các khối kiến thức, giữa lý thuyết và thực hành, sự sắp sếp các môn học trong các khối kiến thức không hợp lý và đặc biệt cần bổ sung khối kiến thức năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, cấu trúc chương trình cần xây dựng theo nhóm ngành hoặc liên ngành để sinh viên rễ dàng học cùng lúc hai chương trình và chuyển đổi sang nhóm ngành gần.

Nội dung chương trình còn nhiều bất cập từ việc sắp sếp các môn học tại các khối kiến thức, đến tên gọi các học phần, số tín chỉ, số giờ lý thuyết, thực hành, giữa các môn học vẫn còn nhiều nội dung trùng lặp, đặc biệt còn thiếu một số môn thể thao mà nhu cầu xã hội đang đòi hỏi, các môn thể thao chuyên sâu trong phần kiến thức ngành không còn phù hợp vì chiếm số tín chỉ nhiều, số lượng sinh viên ít khó triển khai và đòi hỏi thực tiễn cần người giáo viên GDTC phải biết nhiều môn thể thao khác nhau thay vì một môn thể thao.

Thực hiện chương trình. Việc đào tạo theo học chế tín chỉ, cho phép người học được tự do trong việc lựa chọn các học phần, số tín chỉ tích lũy trong một học kỳ, tuy nhiên khi triển khai thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như các môn học không có điều kiện tiên quyết, số lượng giảng viên và sinh viên ít dẫn tới việc mở các học phần gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.Các nguyên tắc đổi mới chương trình đào tạo.

3.2.2.1. Đảm bảo tính pháp lý

Hoạt động đổi mới CTĐT phải đảm bảo các tính pháp lý sau:

Tuân thủ mẫu chương trình đào tạo theo thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Tuân thủ nội dung chương trình khung của Bộ GD&ĐT về đào tạo giáo viên GDTC trình độ đại học ban hành kèm theo quyết dịnh số 15/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của chính phủ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học cho các bậc học, cấp học được nêu tại Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

Phạm vi, quyền hạn của cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và thiết kế chương

69


trình đào tạo hệ chính quy được ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghi quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ban chấp hành TW Đảng, năm 2011.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020.

Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và hội nhập quốc tế.

Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ban hành kèm theo Quyết định số 2653 /QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quyết định số 17/2014/VBHN-BGD&ĐT ngày 15/5/2014 ban hành quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ.

Thông báo số 66/TB-ĐHHV ngày 4/7/2018, về việc thông báo kết luận của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng vương về việc rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy năm 2018.

3.2.2.2. Quán triệt mục tiêu

Hoạt động đổi mới mục tiêu chương trình được thực hiện trên nền tảng:

Tuân thủ mục tiêu cơ bản của chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Mở rộng phạm vi mục tiêu theo định hướng: Đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu xã hội; mục tiêu chương trình môn học là một bộ phận cấu thành mục tiêu đào tạo theo định hướng nghề nghiệp của khối các trường có đào tạo sư phạm.

3.2.2.3. Đảm bảo tính sư phạm

Nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng giảng dạy các môn thể thao cần thiết để đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động ở nhà trường phổ thông, vì vậy chương trình cần:

Cân đối giữa nội dung kiến thức và kỹ năng; giữa năng lực giảng dạy và tổ chức huấn luyện, trọng tài, tổ chức các hoạt động TDTT tại các trường phổ thông và địa phương nơi công tác.

70


Phát huy khả năng tự học, đặt vấn đề tự học cho học sinh tích cực tham gia hoạt động TDTT.

Phát triển khả năng cảm hóa và tổ chức cho học sinh tích cực tham gia hoạt động TDTT.

3.2.2.4.Đảm bảo tính thực tiễn

Việc lựa chọn nội dung chương trình và phương pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Nội dung chương trình đổi mới được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường đào tạo giáo viên chuyên ngành GDTC, phù hợp với yêu cầu, nhu cầu cần thiết trang bị kiến thức và kỹ năng của sinh viên, phù hợp với điều kiện triển khai kiến thức và kỹ năng đã thu nhận trong thực tiễn giáo dục phổ thông.

Phù hợp với vốn kiến thức và kỹ năng về các môn thể thao mà học sinh phổ thông đã được trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tương lai phát huy nguồn tiềm năng đó trong tổ chức các hoạt đọng giáo dục.

Phù hợp với năng lực vận động của sinh viên, phát huy có hiệu quả tính tích cực trong quá trình học tập.

Bám sát chương trình sách giáo khoa phổ thông mới và đề án ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đổi mới chương trình đào tạo.

3.2.2.5. Đảm bảo tính hệ thống

Đảm bảo tính hệ thống trong xây dựng chương trình chính là đảm bảo tính lôgic của quy luật nhận thức, quy luật hình thành kỹ năng, kỹ sảo vận động, quy luật của quá trình dạy học. Đó là đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, bao giờ kết thúc môn học trước cũng là cơ sở cho kiên thức môn học sau, kiến thức môn học sau phải dựa trên kiến thức môn học trước và phát triển cao hơn. Hay nói một cách khác, đó là đảm bảo và đáp ứng đầy đủ đúng theo điều kiện tiên quyết của các môn học có trong chương trình đào tạo mà Bộ GD&ĐT đã ban hành trong chương trình khung giáo dục đại học.

Tính hệ thống trong việc xây dựng chương trình đào tạo phải được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo một cách nhanh chóng và có chất lượng.

3.2.2.6. Đảm bảo tính khoa học

Hướng đổi mới trong xây dựng chương trình đào tạo giáo viên GDTC với mục

71


tiêu “ đáp ứng nhu cầu xã hội” phải được dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan và phân tích thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường trong những năm qua. Mặt khác, khi đề xuất hướng đổi mới còn phải căn cứ vào nguyên tắc nhất định:

Các đề xuất đổi mới phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của bộ môn GDTC, khoa và nhà trường.

Các đề xuất đổi mới phải hướng tới mục đích là phát huy các điểm mạnh của công tác tổ chức đào tạo cũ trên cơ sở bổ sung, phát triển, hoàn thiện hơn cũng như khắc phục các tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo.

Các đề xuất đổi mới phải có tác dụng bổ trợ cho nhau, thống nhất với nhau trên cơ sở cùng chung mục đích xây dựng, phát triển để hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đào tạo, nhăm nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Các đề xuất đổi mới phải mang tính chiến lược, nghĩa là vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài.

3.2.2.7. Đảm bảo tính cập nhật

Nội dung các môn học trong chương trình đào tạo hiện đại, tạo điều kiện cho người học tiếp thu những kiến thức mới nhất của khu vực và thế giới. Nội dung chương trình có cập nhật những nội dung phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước, những đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục Việt Nam sau năm 2021, phát huy được tính dân tộc và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống.

3.2.2.8. Đảm bảo tính khả thi

Những nội dung mới trong chương trình đào tạo phải phù hợp và có khả năng thực hiện được trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và sinh viên hiện có của trường đại học Hùng Vương. Nội dung chương trình mới phải giải quyết được vấn đề mà giáo dục phổ thông đang đòi hỏi, đáp ứng được chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội.

3.2.3. Đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương

3.2.3.1. Xác định quy trình đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới chương trình, qua quá trình tham khảo, phân tích các tài liệu có liên quan đến xây dựng, đổi mới nội dung,

72


chương trình đào tạo, các quan điểm của Đảng và nhà nước, thông tư số 07/2015/TT – BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quá trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo xu thế đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Luận án xác định quy trình đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương nói chung và phần kiến thức ngành chương trình đào tạo nói riêng bao gồm 7 bước cơ bản đó là: Khảo sát các bên liên quan về chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương; xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chính của trường đại học Hùng Vương; xây dựng cấu trú, nội dung CTĐT trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương; đối chiếu so sánh CTĐT trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương với các trường đại học trong nước có cùng ngành và trình độ đào tạo; xây dựng đề cương chi tiết các học phần có trong phần kiến thức ngành CTĐT; tổ chức hội thảo xin ý kiến của các bên liên quan về CTĐT; trình hội đồng khoa học và đào tạo trường đại học Hùng Vương xem xét thẩm định và Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định áp dụng CTĐT.

3.2.3.2. Khảo sát các bên liên quan về chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường đại học Hùng Vương.

- Mục đích, yêu cầu

+ Mục đích: Lấy ý kiến các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cựu sinh viên, chuyên gia về Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC. Kết quả khảo sát là căn cứ tham khảo để Nhà trường, khoa chuyên môn rà soát, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và Nhà tuyển dụng, nâng cao năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm của Nhà trường.

Cập nhật, bổ sung và lưu trữ vào hồ sơ minh chứng kết quả các hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường.

+ Yêu cầu: Số liệu khảo sát phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, với sự tham gia đầy đủ các thành phần và thu được các ý kiến đóng góp thiết thực cho việc cập nhật và điều chỉnh Chương trình đào tạo cho khóa tuyển sinh năm 2018.

73


- Nội dung và đối tượng khảo sát

+ Nội dung khảo sát

Khảo sát các bên liên quan về mục tiêu, cấu trúc, thời lượng của chương trình đào tạo ngành Đại học Giáo dục thể chất.

Đánh giá tính cập nhật, mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với mục tiêu và chuẩn đầu ra.

Những kiến thức cần điều chỉnh, cập nhật, bổ sung trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường lao động.

+ Đối tượng khảo sát

Nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp: 11 đơn vị, tổ chức Cựu sinh viên: 30 người

Các chuyên gia, các nhà khoa học: 15 người

- Phương pháp khảo sát

+ Sử dụng phiếu khảo sát:

Sử dụng câu hỏi đóng (lựa chọn một đáp án).

Sử dụng câu hỏi mở: Ngoài những tiêu chí đã được lựa chọn, các bên liên quan bổ sung thêm ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo.

Các chuyên gia có bản nhận xét về chương trình đào tạo.

+ Thời gian khảo sát: Từ ngày 28/2/2018 - 25/5/2018

- Kết quả khảo sát

+ Kết quả khảo sát đối với nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hôi nghề nghiệp

Kết quả lấy ý kiến khảo sát về chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất của trường Đại học Hùng Vương cho thấy, đa số các nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đều nhất trí với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất. Nhất trí cao với cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, khẳng định chương trình đào tạo ngành Đại học Giáo dục thể chất có tính cập nhật. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo cần có những điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với điều kiện mới. Ý kiến cụ thể được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.10

Bảng 3.10: Ý kiến của nhà tuyển dụng, tổ chức xã hội nghề nghiệp về chương trình đào tạo ngành Đại học Giáo dục thể chất (n=11)


Chương trình đào tạo

Đồng ý

100%

Đồng ý

75%

Đồng ý

50%

Đồng ý

25%

Không

đồng ý

Số

phiếu

%

Số

phiếu

%

Số

phiếu

%

Số

phiếu

%

Số

phiếu

%

Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo có

mục tiêu rõ ràng, cụ thể

10

90,91

1

9,09

0

0

0

0

0

0

Nội dung kiến thức đáp ứng mục tiêu của chương

trình đào tạo


7


63,64


4


36,36


1


9,09


0


0


0


0

Chương trình đào tạo được thiết kế với các môn học được tích hợp

và củng cố lẫn nhau


5


45,45


5


45,45


1


9,09


0


0


0


0

Thời lượng chương trình đào tạo tạo đủ để phát triển kiến thức, kỹ năng

theo mục tiêu đào tạo


7


63,64


4


36,36


0


0


0


0


0


0

Nội dung CT đào tạo

mang tính cập nhật

6

54,55

5

45,45

0

0

0

0

0

0

Nội dung các học phần khuyến khích khả năng

sáng tạo, tự học của SV


8


72,73


1


9,09


2

18,1

8


0


0


0


0

Nội dung môn học phù hợp với định hướng nghề

nghiệp của SV


7


63,64


3


27,27


1


9,09


0


0


0


0

Trung bình

7,14

64,94

3,29

29,87

0,71

6,49

0

0

0

0

Cấu trúc chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình

đào tạo hợp lý

7

63,64

3

27,27

1

9,09

0

0

0

0

Nội dung CT đào tạo có dung lượng hợp lý giữa

lý thuyết và thực hành


7


63,64


3


27,27


1


9,09


0


0


0


0

Các học phần được sắp

xếp hợp lý

6

54,55

3

27,27

2

18,1

8

0

0

0

0

Thời lượng (tổng số tín chỉ) của tất cả môn học trong chương trình là phù

hợp


7


63,64


3


27,27


1


9,09


0


0


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 287 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022