Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Vqg Vũ Quang

3.2.2. Các yếu tố lịch sử - nhân văn

Trong các khái niệm về DLST (chương 1) của các nước trên thế giới và Việt Nam thì các yếu tố về lịch sử và văn hóa bản địa và dân tộc là một trong những nhân tố chính tạo nên hoạt động DLST.

Các tài liệu về lịch sử Vũ Quang bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) [28].

Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Vũ Quang [28].


Di tích khu căn cứ Vũ Quang nơi đóng đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX nằm trong dãy rừng nguyên sinh thuộc xã Hương Quang, huyện Vũ Quang.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta kiên quyết đứng lên cùng các sĩ phu yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nhất là khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi kháng chiến chống Pháp tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ khắp cả nước. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng với địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, đại bản doanh của nghĩa quân đóng tại rừng Vũ Quang. Khu căn cứ này được xây dựng từ 1887 đến năm 1889 dưới sự chỉ huy của Cao Thắng phó tướng của Phan Đình Phùng bao gồm đào hào đắp luỹ, đào hầm đất nung khô để cất giấu lương thực, lập các lò rèn vũ khí với một hệ thống đ ồn trại dày đặc để bảo vệ đại bản doanh và bộ tham mưu nghĩa quân.

Di tích căn cứ Vũ Quang bao gồm thành luỹ, bãi tập binh và một số dấu tích liên quan đến một số trận đánh lớn.Thành Vũ Quang là trung tâm của khu di tích được tạo bởi đá tự nhiên có tổ ng chiều dài 8.010 m rộng khoảng 2ha, mặt tiền của thành dựng đứng có độ cao trung bình 30m, hiện còn dấu tích của hai cổng: Cổng chính và cổng đông bắc. Tại

cổng chính có hai hòn đá lớn cao 3m x 2m, tương truyền đây là nơi nghĩa quân Phan Đình Phùng đứng gác, phía dưới có vực thành là điểm cuối cùng của thành luỹ. Đối diện với mặt tiền là dãy núi Tây Thành làm bức tường tự nhiên bảo vệ Đại bản doanh. Hậu thành dựa vào núi Giăng Màn tạo nên thế vững chắc an toàn cho căn cứ, dưới núi có khe rào Rồng, chân ôm lấy thành và gặp khe Vách rào tạo thành đầu nguồn sông Ngàn Trươi nơi xảy ra trận đánh nổi tiếng ngày 30 -10-1894 trận đánh tiêu biểu của khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Mặt thành bằng phẳng là nơi đóng bộ chỉ huy doanh trại nghĩa quân hậu cần, quân lương.

Bãi tập nghĩa quân: Cách thành cũ quay về phía tây nam khoảng 3km, có bãi đất khá rộng diện tích 418m x 228m phía tây giáp sông Con, phía đông giáp núi cây Khế, phía nam giáp khu vực xã Hương Điền đây là nơi nghĩa quân luyện tập vò nghệ bắn súng cưỡi ngựa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Khu căn cứ Vũ Quang là nơi có địa bàn hiểm trở xung quanh có núi bao bọc tạo thế đứng vững trong 10 năm, từ ngoài đi vào khu căn cứ phải theo một con đường độc đạo phải vượt qua bao ghềnh thác, khe suối với nhiều phòng tuyến canh gác thì mới đến được đại bản doanh của nghĩa quân – trung tâm của cuộc khởi nghĩa.

Hoà lẫn trong khu rừng nguyên sinh là một di tích lịch sử văn hoá độc nhất vô nhị với nhiều dấu vết lịch sử để lại, đây thực sự là đia danh để lại cho du khách nhiều ấn tượng. Hiện nay Di tích thành Vũ Quang (thành Cụ Phan) đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Mặc dù chưa được chính thức khai thác Du lịch, song hàng năm vẫn có nhiều đoàn người đến thăm và thắp hương tưởng nhớ Cụ Phan và các tướng sĩ.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 8

Hiện nay để tưởng nhớ và ghi công của cụ Phan và các tướng sĩ, UBND huyện Vũ Quang đang xây dựng tượng đài nhằm trên ngọn núi bên cạnh Văn phòng VQG, giáp với đường Hồ Chí Minh.

Các yếu tố văn hóa, và tri thức bản địa


Theo Giáo sư Lê Trọng Cúc (2009) “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển lịch sử xã h ội” Như vậy văn hóa là bao gồm khía cạnh phi vật chất của xã hội .Như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, các chuẩn mực, đạo đức và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện.... Văn hóa là sở hữu chung của một tập đoàn người. Có thể nói văn hóa là sản phẩm sinh ra bởi quá trình tương tác xã hội. Văn hóa thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường đặc biệt, với một tập hợp hoàn cảnh đặc biệt [19].

Tri thức bản địa hay còn gọi là tri thức địa phương là hệ thống tri thức của cộng đồng cư dân bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức bản địa được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, đã được định hình từ nhiều dạng thức, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc điều hòa xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên [19].

Một trong những vấn đề mà hiện nay những người đi du lịch hay tìm kiếm đó là khám phá các nét đực trưng văn hóa, tri thức bản địa. Họ muốn được đắm mình trong câu hò, điệu ví, thưởng thức một sản vật địa phương, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ. Ở Vũ Quang có một điều k hác với các VQG, VQG Vũ Quang không có sự hiện diện đa dạng về thành phần dân tộc mà chỉ có sự sinh sống của hai dân tộc anh em là người Kinh và người Lào Thưng, song chính quá trình sinh sống giao lưu giữa 2 dân tộc cũng đã tạo ra những nét đặc sắc khá thú vị.

Ở Vùng đệm VQG Vũ Quang có 129 hộ dân tộc Lào, sống chủ yếu ở bản Kim Quang (xã Hương Quang) và một số ít sống rải rác ở xã Sơn Kim

II. Quá trình sinh sống giao lưu giữa 2 dân tộc đã làm người Lào ở đây không hoàn toàn mang những phong tục thuần nhất của người Lào mà họ đã có những nét pha trộn, đa số họ nói tiếng Kinh, trang phục của người Kinh, song một số nét sinh hoạt vẫn mang nét riêng của người Lào như; Nhà của với những nét chạm khắc riêng, cách thức sản xuất, các món ăn, rượu ngô theo cách của người Lào... Đây chính là một nét đặc sắc mà du khách đến VQG Vũ Quang mới có thể khám phá được.

Bên cạnh sự pha trộn văn hóa nói trên, thì ở khu vực VQG Vũ Quang hiện đang sử hữu một nền văn hóa của người kinh có pha trộn với người Mường. Nền sản xuất nông nghiệp có sự kết hợp của người Mường và người Kinh, nên công việc đồng áng và sản xuất ở đây cũng có những nét đặc trưng thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.

Mặt khác ở vùng đệm VQG Vũ Quang cũng đang sở hữu nhiều sản vật nỗi tiếng khắp mọi miền tổ quốc như: cam Bù, bưởi Phúc Trạch, c hè Sơn thọ, các món nhút tương, gà nướng bùn,... Đây cũng chính là ly do mà du khách nên đến nơi đây (Bản đồ 2).


3.3. Hiện trạng cơ sở phục vụ DLST tại VQG Vũ Quang


Hiện trạng nhà ở nhà làm việc.

Ở các khu vực du lịch sinh thái như trình bày ở trên là chỉ có ở khu vực trung tâm có cơ sở hạ tầng khá phong phú. Khu vực Văn phòng VQG Vũ Quang, đang có diên tích 40ha, với 5 ngôi nhà cấp 4 và một nhà làm việc 3 tầng, nhà bảo tồn mâu vật cùng đã được xây xong và đang hoàn thiện mẫu

vật. Ngoài ra thải rác ở các xã vùng đệm điều có các trạm kiểm lâm được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4, có thể sử dụng cho hoạt động du lịch.

Khu vực phụ cận trung tâm có khách sạn Vũ Quang 3 sao có thể phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch cho nhiều đối tượng khách tham quan.

Hiện trạng đường giao thông [3].


So với các huyện miền núi thì Vũ Quang có hệ thống đường bộ và đường thuỷ thuận lợi và phân bố đều, đây là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.

Phía đông bắc có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy xuyên suốt từ Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình rất thuận tiện cho du khách tham quan tua từ Pù Mát - Vũ Quang - Động Phong Nha. Đường Tỉnh lộ 5 đi từ đường Hồ Chí Minh vào trung tâm Vườn Quốc gia Vũ Quang. Đây là các con đường cấp tỉnh và cấp quốc gia rất dễ dàng cho việc di chuyển của du khách. Ngoài ra có tuyến đường ra biên giới Việt - Lào đi qua thành cụ Phan Đình Phùng rất thuận tiện cho du khách tham quan danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử vào cuối thế kỷ 19 này.

Đường leo núi rộng từ 0.8m đến 1m đi từ đường tỉnh lộ 5 lên đỉnh đồi xuống bờ hồ Lành, đi vào trụ sở quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang ra đường Hồ Chí Minh đây là đoạn đường gập ghềnh và nhiều dốc. Tại đây có mọt chòi canh lửa, có thể quan sát một phần lớn khung cảnh của VQG.

Tuyến đường thuỷ được bắt nguồn từ thị trấn Vũ Quang xuyên suốt vào trung tâm của Vườn sau đó chia thành hai nhánh thành sông Con và sông Cái để đưa du khách vào tham quan tắm mát ở thác Cổng Trời, thác Thăng Đày ... Hệ thống đường thuỷ này củng có thể đưa du khách đên tham quan bản dân tộc ở Kim Quang.

Tóm lại hệ thống đường giao thông ở đây rất thuận tiện cho phát triển du lịch sinh thái tại VQG Vũ Quang.

Hệ thống bưu chính viễn thông.


Khu vực trung tâm gần trụ sở ban quản lý VQG Vũ Quang và các vùng lân cận có hệ thống điện thoại hữu tuyến và vô tuyến, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong cả nước và trên thế giới, kịp thời an toàn và thuận tiện.

Hệ thống cung cấp nước sạch và tiêu thải nước bẩn .


Nhà máy nước sạch Vũ Quang cung cấp cho toàn bộ dân cư trong thị trấn và cả các vùng lân cận với chất lượng nước tốt và ổn định. Nhưng hiện tại trong khu vực trung tâm chưa có hệ thông tiêu thải nước bẩn. Nên người dân vẫn thường phải thải nước thải ra sông hay các con đường làm mất cảnh quan và không vệ sinh.

Hệ thống lưới điện.


Khu vực trung tâm có hệ thống đường dây điện 35KV và các tuyến 0,4KV. Trạm hạ thế nằm trong khu vực VQG. Hiện tại hệ thống cung cấp điện của khu vực đủ cung cấp cho các nhu cầu của người dân và các cơ quan.

3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VQG Vũ Quang

VQG Vũ Quang là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Với cơ cấu như sau:

Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc Các phòng ban trực thuộc:

+ Hạt Kiểm lâm

+ Phòng Tổ chức Hành chính

+ Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Phòng Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Môi trường rừng.

Với cơ cấu như trên VQG Vũ Quang được tỉnh phân bổ 82 biên chế hưởng lương sự nghiệp cộng với số hợp đồng bảo vệ, thực hiện dự án 661 hiện nay VQG Vũ Quang có tổng số 105 người.

Nhằm từng bước nghiên cứu thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị tháng 5 năm 2010, VQG Vũ Quang đã được UBND tỉnh cho phép thành lập phòng mới là Phòng GDMT và dịch vụ môi trường rừng.

Phòng có chức năng triển khai các chương trình phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường, dịch vụ môi trường. Trọng tâm của phòng chính là khai thác mảng thế mạnh DLST của VQG Vũ Quang.

Với như cơ cấu hiện nay việc phát triển DLST mới bắt đầu được có được điều kiện tiền đề cho phát triển hoạt động. Hiền phòng này đang lập kế hoạch cho hoạt động DLST và tìm kiếm các cơ hội để triển khai.

3.5. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển DLST

Hiện này việc phát triển DLST đang dần dần được quy định trong các văn bản pháp luật, mặc dầu chưa được hoàn thiện và đầy đủ nhưng đó cũng là một minh chứng khẳng định cho việc phát triển DLST ở các VQG và KBT là phù hợp. Cụ thể có các văn bản sau:

- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004.


- Luật Du lịch 2006.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.

Cụ thể các văn bản này có những điều chỉnh như: Để phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định pháp luật hiện hành có ghi “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng…. Như vậy về luật: là được tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, nhưng du lịch phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong vườn quốc gia không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái (điều 53). Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng (điều 55) và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (điều 22). Các hoạt động du lịch sinh thái không được gây ô nhiễm môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên trong rừng đặc dụng [15].

Ngoài ra tại quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, thì ban hành rò quy chế phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.

Riêng đối với VQG Vũ Quang, tại quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng hạng KBTTN Vũ Quang thành VQG Vũ Quang đã chỉ ra rò các nhiệm vụ cụ thể như sau [6].

- Bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy Trường Sơn tiếp giáp với biên giới Việt Nam - Lào.

- Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững về tự nhiên kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí