Đề Xuất Các Tuyến Dlst Ở Vqg Vũ Quang

nguồn thu khoảng 70 000 tỉ đồng. Các quốc gia có du khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Pháp, Úc, Mỹ, Canada, Ý, Thái Lan, Nhật Bản, Nga...[30].

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đang phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái như: câu cá, tham quan nghiên cứu, du thuyền, nghỉ dưỡng… Hằng năm thu hút khoảng

189.000 lượt khách với tổng doanh thu 75 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 7 tỷ đồng. Trong đó đóng góp cho thành quả này khách nội địa chiếm phần lớn, khách quốc tế đến Hà Tĩnh còn rất hạn chế như năm 2009 chỉ có 8000 khách [29].

Từ việc tìm hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Hà Tĩnh chúng ta có thể định hướng cho thị trường khách của hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang như sau:

- Khách quốc tế vẫn là những thị trường hiện có của ngành Du lịch Việt Nam như: Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Pháp, Úc, Mỹ, Canada, Ý, Thái Lan, Nhật Bản, Nga và thị trường các nước Đông Nam Á...

- Khách trong nước chủ yếu là các đối tượng là các cán bộ viên chức nhà nước công tác trong các ngành có liên quan chặt chẽ đến tài nguyên môi trường, các đối tượng các ngành khác thích tìm hiểu khám phá tự nhiên và văn hóa các vùng miền. Một đối tượng quan trong nữa chính là các học sinh, sinh viên các trường đại học, các trường Phổ thông ở các khu vực gần VQG Vũ Quang đến tham quan, nghiên cứu...

Một vấn đề quan trong trong định hướng này là phải có kế hoạch tiếp thị cụ thể, hướng tới các đối tác tiềm năng như: Tạo mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước, liên hệ với các trang web có liên quan đến du lịch sinh thái. Xây dựng chiến lược tiếp thị rò ràng cho việc tiếp thị khách trong nước và khách quốc tế.

4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Vũ Quang

Việc xây dựng các tuyến phát triển DLST có tầm quan trọng rất lớn để quyết định sự thành công của DLST ở VQG Vũ Quang, đây là những sản phẩm thu hút khách, giữ chân khách ở lại. Đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tác động của DLST đến môi trường sinh thái.

Với các đợt khảo sát, tham vấn cán bộ vườn, cùng nhân dân các xã vùng đệm, kết hợp với các kiến thức về DLST, tôi mạnh dạn đề xuất các loại hình DLST như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Phát triển các tour tham quan các danh thắng, tham quan nghiên cứu khoa học trong VQG như: thác Thang Đày, thác Cổng, rừng Cảnh Tiên, Thành Cụ Phan, Rào Rồng, khu vực lán Sao La (cũ)...

- Xây dựng các tuyến đi bộ leo núi chèo thuyền, đi bộ trong rừng, tham quan tìm hiểu khám phá những nét đẹp của thiên nhiên.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 10

- Xậy các hoạt động du lịch khám phá văn hóa bản địa, như xem văn nghệ, thưởng thức các món ăn địa phương, các hoạt động lao động sản xuất của bà con địa phương vùng bản Kim Quang và xã Hương Minh.

Trong định hướng phát triển DLST của VQG Vũ Quang bản thân mạnh dạn đưa ra một số đề xuất cần có để hoạt động DLST hiệu quả như:

+ Xậy dựng mô hình làng sinh thái ở xóm 4 xã Hương Minh, đây là nơi mà người dân địa phương tổ chức sản xuất cung cấp các sản phẩm sạch phục vụ DLST, mặt khác sẽ phát triển hoạt động homestay phục vụ những vị thực khách có nhu cầu.

+ Xây dựng khu chăn thả động vật hoang dã ở các đảo nổi trên hồ thủy lợi thủy điện Ngàn Trươi khi hoàn thành công trình, đây là hoạt động có ý nghĩa vừa phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan (khi hoàn thành công trình thủy lợi Ngàn Trươi sẽ tạo ra một số đảo nỗi trên hồ).

+ Xây dựng thêm các nhà nghỉ sinh thái khi hồ thủy lợi Ngàn Trươi hoàn

thành.


Cụ thể các tuyến DLST được đề xuất như sau:


1.Tuyến Sao La – Cổng Trời


Đây là tuyến du lịch đặc trưng của DLST trong rừng, với chiều dài dự kiến khoảng 25 km, tính từ khu vực hành chính ở Thị trấn Vũ Quang, đi theo tỉnh lộ 5 khoảng 12 km và đi theo đường tuần tra rừng khoảng 13 km. Với các sản phẩm DLST như: ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ, quan sát các loài động vật, xem chim, cắm trại, tắm suối. Với các phương tiện có thể sử dụng như: ô tô, xe máy, xe đạp và đi bộ, có thể thiết kế tua 1 ngày hoặc 2-3 ngày. Các điểm nhấn trên tuyến như sau:

- Bắt đầu từ khu vực hành chính của VQG (Khu trung tâm) khách tiếp nhận những thông tin tổng thể về VQG, tham quan nhà bảo tồn mẫu vật, sau đó tham quan, thắp hương ở tượng đài Cụ Phan bên cạnh Khu trung tâm.

- Ngầm Cơn Du: Đây là khu vực có nước suối trong xanh, ngầm khá rộng lại có nhiều bãi đá tự nhiên nỗi lên rất đẹp. Bên cạnh là bãi đất trống để cắm trại, tắm suối, xem chim, với các loài chim rất đẹp như Hồng hoàng, Công, Trĩ,.. và nhiều loài khác. Đây là khu vực phân khu dịch vụ hành chính nên các hoạt động đốt lửa cắm trại, để có thể làm điểm dừng chân cho những chuyến khám phá trong rừng tự nhiên.

- Thác Thang Đày: Qua Ngầm Cơn Du, du khách có thể đi bộ theo đường mòn thiên nhiên 2,5 km là gặp được thác Thang Đày. Ngọn thác có chiều cao 50 m đổ trừ vách núi xuống, trông từ xa ngọn thác giống như một chiếc thang bắc từ chân lên đỉnh núi. Hơi nước bốc lên trắng xóa, giống như cảnh ở xứ sở bồng lai, làm mát cả khu rừng. Phía dưới chân thác là một hồ nước trong xanh rộng khoảng 120 m2 đây cũng là một hồ tắm lý tưởng cho du khách sau thời gian đã đi bộ ngắm

cảnh. Ngoài ra trên đường vào thác nếu may mắn du khách có thể tậm mắt quan sát các loài thú như Vượn, Khỉ vàng, Lợn rừng, ...một số loài chim quý như Hồng

hoàng, Trĩ, Bói cá... cũng trên tuyến này du khách có thể quan sát nhiều loài thực vật có giá trị đặc biệt là các loài cây gỗ lớn, cây thuốc như: Hoàng đằng, Lá khôi, Dương xỉ thân gỗ....

- Khe Lim, năm ngay cạnh lán nghiên cứu Sao La (cũ) là một khe nước khá nhiều hai bên có cây gỗ quý như Lim, Dỗi, tên Khe lim cũng là xuất phát từ những người đi điều tra rừng khi phát hiện ra vùng này có rất nhiều cây Lim xanh, đến khám phá con suối này du khách được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, quan sát nhiều loài cá có giá trị. Nếu may mắn du khách được quan sát được nhiều loài thú quý hiếm như Vọoc, các loài khỉ, gà rừng... nếu du khách đến đây vào mùa quả rừng chín sẽ được thưởng thức quả Du rừng, vừa có vị ngọt vị chua rất đặc trưng.

Thác Cổng Trời: Đúng như tên gọi của nó thác được xuất hiện với chiều cao 30m hai bên là 2 khối đá lớn, nước chảy cuồn cuộn. Thác này từ khe Lim đi vào khoảng 1 km, trên đường đi vào khu vực này có rất nhiều loài thực vật đẹp mà du khách được ngắm nhìn, với những cánh rừng già nguyên sinh thỉnh thoảng lại có tiếng gọi bầy của một loài nào đó, du khách sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc vào xứ sở từ nhiên cổ xưa. Nếu du khách có đam mê quan sát các loài chim thú có thể ngủ lại vùng này chỉ một đêm đảm bảo sẽ có cơ hội để quan sát được ít nhất một loài thú rừng (Phụ lục 4, 5 hình ảnh về tuyến).

* Bố trí một số cơ sở hạ tầng trên tuyến:


Đây chính là tuyến DLST có nhiều hoạt động tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, đi vào khu vực có tính đa dạng sinh học cao của VQG Vũ Quang. Chính vì vậy không nhất thiết phải đầu tư vào các hoạt động xây dựng cơ sơ hạ tầng. Đường quốc lộ 5 đã có 12 Km đường nhựa còn lại có thể đi bộ theo đưởng tuần tra từ trạm Kiểm lâm Sao la. Vừa đi vừa khám phá thiên nhiên, nên cần đầu tư một số biển chỉ dẫn thiết kế lại các đưởng mòn thiên nhiên theo hướng vừa phụ vụ khách tự khám phá và theo hướng có người hướng dẫn. Ngoài ra khu vực có thể cắm trại ở gần ngầm Cơn du có thể tạo các bãi đất phù hợp để cắm trại, Cần khôi phục lại lán nghiên cứu

Sao La để những vị khách có nhu cầu ngủ lại tìm hiểu thiên nhiên lưu lại ở đó. Đặc biệt là trên tuyến phải xây dựng các điểm gom, xử lý rác tránh tình trạng vứt rác bừa bãi làm mất mĩ quan và ảnh hưởng tới các HST tự nhiên ở đây.

2. Tuyến Hành trình về căn cứ Vũ Quang

Tuyến du lịch này được xác định xây dựng trên các loài hình du lịch như: khám phá văn hóa bản địa của người Lào ở bản Kim Quang, tham quan tìm hiểu di tích lịch sử thành Cụ Phan và tham quan các cảnh sắc tự nhiên của khu vực khe Sa Vách, khe Nam Châm...

Chiều dài của tuyến này khoảng 30 km, tính từ khu trung tâm điều hành ở Thị trấn Vũ Quang. Điểm dầu cho tuyến này vẫn là các hoạt động giới thiều các nét cơ bản về VQG Vũ Quang, và thăm đài tưởng niệm của Cụ Phan ở thị trấn Vũ Quang, thì du khách có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy, hoặc xe đạp..., vào khu vực bản Kim Quang sau đó tiếp cận thành Cụ Phan (Căn cứ Vũ Quang). Tuyến này có thể thiết kế tour 1 ngày hoặc 2 ngày.

Khi xuất phát từ VQG vào 25 km theo đường tỉnh lộ 5 (tuyến đường quốc phòng) sẽ gặp bản Kim Quang, ở đây du khách có thể quan sát được những nét văn hóa truyền thống của người Lào, mặc dù đã có sự pha trộn song vẫn có những nét đặc trung đang để xem như: Cách làm ruộng, kết cấu nhà ở, kiến trúc chạm trổ của những ngôi nhà, thưởng thức xôi Lào, rượu Lào hay ăn các món do người Lào nấu... lúc đó chúng ta mới biết được nét đặc sắc của dân tộc này. Nếu như du khách có điều kiện ở lại đây lâu hơn có để thưởng thức cảnh sắc ban đêm, sẽ có cơ hội được nghe các tiết mục văn nghệ có sự pha trộn của 2 dân tộc Việt - Lào, được tham gia cùng với bà con ở đây ra đồng làm ruộng, lên nương hái bắp sẽ là những trải nghiệm thú vị cho các thực khách.

Đi vào sâu hơn theo con đường này chúng ta đến với căn cứ Vũ Quang (thành Cụ Phan) ở gần ngay đường vẫn còn một miếu thờ Cụ Phan và các tướng sĩ được bà con nhân dân ở đây lập từ rất lâu, có gắn biển và ghi lại các chiến tích của

Cụ Phan và nghĩa quân, nằm ẩn trong những cánh rừng tự nhiên, du khách chỉ cần đi theo đường mòn thiên nhiên chưa đầy 1 km là đến với thành Cụ Phan.

- Đây là di tích gắn liền với phong trào Cần Vương. Năm 1885 sau khi chiếu Cần Vương được ban bố, tiến sĩ Phan Đình Phùng đã đứng dậy tập hợp nghĩa quân tiến hành khỡi nghĩa chống Pháp. Căn cứ của nghĩa quân đóng tại rừng núi Vũ Quang, nay nằm trong VQG Vũ Quang. Thành được xây dựng trên một ngọn đồi bên dòng suối Sa Vách xung quanh là vách đá tự nhiên cao khoảng 15 m. Đỉnh đồi là một vùng đất tương đối bằng phẳng đây là nơi đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Theo thời gian vết tích của một thời oai hùng nay còn lại là tường thành dựng dứng và rừng cây tự nhiên phủ kín thành, ngoài ra còn sót lại một số vết tích khác như các khối đá của nghĩa quân ngăn nước chống giặc, các cổng thành ở phía nam thành,.. và nhiều cây to được cho là của nghĩa quân hồi trước dùng để quan sát... Một điều thật tốt cho công tác bảo tồn là rừng vùng này không bị người dân và lâm trường khai thác hồi trước khai thác. Tương truyền cả khu rừng này được người dân cho là của Cụ Phan nên nếu khai thác sẽ bị Cụ Phan phạt. Chính vì thế mà rừng ở đây còn giử được dáng vẻ nguyên sơ của nó.

Ngoài hai điểm quan trọng như đã giấy thiệu ở trên, tuyến này du khách còn có cơ hội quan sát được nhiều loài cây gỗ lớn ... khi đi sâu qua khu vực thành xuống khu vực suối Sa Vách men theo dòng suối mát nơi đã từng chứng kiến nhiều trận đánh dũng cảm của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, chúng ta được ngắm nhìn những cánh rừng bạt một màu xanh, trong những cánh rừng này là chứa đựng nhiều giá trị to lớn của ĐDSH mà nếu may mắn có thể bắt gặp một đàn Chà vá chân nâu đang chuyền cảnh, những đàn Chim đang cất tiếng hót hòa vào khúc nhạc của núi rừng.... đi vào sâu hơn, chúng ta sẽ gặp suối Nam châm một suối nước hiền hòa trong vắt, nhiều bãi đá tự nhiên đẹp mê người, nếu ngồi đây quan sát các loài chim thú ở hai bên tán rừng tự nhiên sẽ có nhiều cơ hội quan sát chúng xuống uống nước ở đây.

* Bố trí cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch trên tuyến

- Về hệ thống đường đã được bộ quốc phòng làm đường tuần tra biên giới nên đường nhựa đã qua khu vực thành lên tậm dốc Dẻ. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.

- Cần đầu tư xây dựng hệ thống đường mòn thiên nhiên ở khu vực thành Cụ Phan và từ Thành đi vào Khe Nam châm theo một vòng khép kín, tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan đi lại và tìm hiểu.

- Đối với bản Kim Quang, tổ chức tập huấn cho bà còn về các kỷ năng hoạt động DLST, định hướng tổ chức đón tiếp, đặc biệt lựa chọn các nhà có đủ tiêu chuẩn để giới thiệu cho các vị khách có nhu cầu nghỉ dạng Homestay.

- Phải có phương án khôi phục lại các loại hình sinh hoạt truyền thống như đốt lửa trại, văn nghệ, nấu rượu Lào, đan lát thủ công để làm quá lưu niệm cho du khách và tạo thu nhập cho người dân.

3. Tuyến du thuyền Hồ Ngàn Trươi


Tuyến này được đề xuất phát triển từ năm 2015 khi Dự án thủy lợi Ngàn Trươi hoàn thành. Khi dự án này hoàn thành sẽ tạo ra một hồ nước lớn khoảng 775 triệu m3 nước, cao trình đỉnh đập 53,9 mét, bề rộng đỉnh đập 12 mét, hồ chứa nước Ngàn Trươi sẽ ngập trên một vùng diện tích gần 4.000 ha, trong đó chủ yếu là diện tích rừng của VQG Vũ Quang (1570 ha) và diện tích gần như 2 xã Hương Quang và Hương Điền (chỉ còn một phần nhỏ của bản Kim Quang). Hồ chứa nước Ngàn Trươi là công trình thuỷ lợi lớn nhất Hà Tĩnh, lớn thứ ba Việt Nam (chỉ sau hồ Dầu

Tiếng và hồ Cửa Đạt). Vào thời điểm hiện tại, tổng dung tích của hơn 300 hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh cộng lại cũng chỉ bằng dung tích hồ chứa nước Ngàn Trươi. Đây cũng sẽ là điểm nhấn quan trọng trong tuyến du thuyền hồ Ngàn Trươi.

Tuyến được đề xuất ngoài sự khởi đầu các sản phẩm du lịch ở khu trung tâm của VQG Vũ Quang, sau đó du khách được đi chuyển sang bên thuyền cách khu trung tâm 1 km theo đường Hồ Chí Minh, ở đây sẽ tổ chức một đội thuyền với mức

mối thuyền có sức chứa khoảng 20 người. Du khách sẽ có hành trình thưởng ngoạn cảnh sơn thủy hữa tình, hồ rộng mênh mông, nước xanh biếc, du khách được ngắn những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn của VQG Vũ Quang, trên mặt hồ sẽ có một số đảo nỗi, một trong nhưng hòn đảo lớn nhất trên mặt hồ này là đảo Đá Lèn, nơi đây sẽ tổ chứ nuôi các loài động vật hoang dã phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan, trên đảo sẽ xây dựng các nhà nghỉ sinh thái, với các điều kiện phục vụ tiện ích. Du khách có nhã hướng có thể lưu lại ở đây nghỉ ngơi thư giãn.

Đối với những vị khách có nhu cầu ghé thăm các điểm 2 hai tuyến du lịch là: Tuyến Sao La - Cổng Trời và tuyến Hành trình về Căn Cứ Vũ Quang thuyền sẽ cập bến để đưa du khách đến thăm các tuyến này.

Tuyến này sẽ kết hợp với 2 tuyến trên thành một hệ thống du lịch hoàn hảo, phục vụ du khách về đây tận hưởng cảm giác thiên nhiên hoang sơ, nét đẹp của VQG Vũ Quang.

* Bố trí cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch trên tuyến


Một số công trình trên tuyến cần được xây dựng như: Thuyền phục vụ du khách là thuyền nhỏ được thiết kế thân thiện với môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó là xây dựng 3 bến thuyền một bến ở ngay gần khu vực trung tâm của hoạt động du lịch và 2 bến ở 2 địa điểm gần với 2 tuyến; Sao la – Cổng Trời và Hành trình về căn cứ Vũ Quang.

Trên các đảo nỗi bố trí các hoạt động nghỉ dưỡng, tập trung là ở đảo Đá Lèn, đảo lớn nhất để phục vụ các nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng như đã trình bày ở trên giới thiệu tuyến. Các công trình và sản phẩm điều được định hướng theo hướng thân thiện với môi trường.

4. Tuyến khám phá văn hóa bản địa

- Tuyến này được đề xuất trên cơ sở lấy xóm 4 Hương Minh xây dựng hướng tới xóm 4 Hương Minh trở thành một làng sinh thái. Tuyến này được bắt đầu từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022