Biểu Đồ Lượng Mưa Hàng Tháng Và Lượng Bốc Hơi [28].

Để có căn cứ tổ đề xuất các hoạt động DLST và thời gian phù hợp ở các tháng trong năm, ta xem xét biểu độ lượng mưa và độ ẩm đã được các cán bộ phòng khoa học VQG Vũ Quang cung cấp như sau:



Lượng mưa (mm)

700


600


500


400


300


200


100

160


140


120


100


80


60


40


20


Lượng bốc hơi (mm)


0 0

T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 TB

Tháng

Lượng mưa Lượng bốc hơi


Hình 3.2: Biểu đồ lượng mưa hàng tháng và lượng bốc hơi [28].


Qua biểu đồ lượng mưa ở trên ta và căn cứ vào thực tế kết quả theo dòi hằng năm chúng ta thấy rằng, việc tổ chức du lịch sinh thái ở khu vực này cần lưu ý khi tổ chức vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Cũng căn cứ vào chế độ mưa và lưu lượng nước của 3 hệ thống chính đã có thể cho chúng ta thấy, việc phát triển DLST diễn ra ở vùng trung tâm của vườn thuộc huyện Vũ Quang là phù hợp hơn.

3.1.3 Tài nguyên đa dạng sinh học

VQG Vũ Quang được các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến là một trung tâm đa dạng sinh học cao cả về thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen

các loài động thực vật phong phú. Đây chính là một nguồn tài nguyên hết sức quan trong bên cạnh những thuận lợi về vị trí, khí hậu để phát triển DLST ở VQG Vũ Quang .

a.Tài nguyên thực vật và các sinh cảnh

Rừng chiếm 95% diện tích VQG, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 61% phân bố ở độ cao 400m trở lên, tán dày, cây to, trữ lượng lớn, còn 39% là rừng thứ sinh trong đó rừng tre nứa chiếm 5,1% đây là vùng thích nghi cho các loài thú lớn như Voi, Bò tót, Mang lớn .v.v..

VQG Vũ Quang có hai kiểu thực vật lớn đó là rừng kín thường xanh á nhiệt đới ở đai cao và rừng kín thường xanh ở đai thấp [1].

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1000m thực vật ưu thế thuộc các họ á nhiệt đới: Đỗ quyên, Hồi, Dẽ, Mộc l an.v.v.. Đặc biệt là ở đây xuất hiện Pơmu và Hoàng đàn giả là hai cây hạt trần có kích thước lớn và là loài gỗ quý.

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 1000m độ dốc thấp cây có kích thước lớn, trữ lượng cao loài cây có ưu thế rò rệt nhất là: Re, Xoan, Bồ hòn.v.v.. có tổ thành thấp hơn.

Khi phân chia theo đai thực vật rừng ở VQG Vũ Quang được chia làm 5 đai, cụ thể như sau [1]:

- Rừng thường xanh trên đất thấp phân bố ở đai cao 10 - 300m ở phía Bắc và đông Bắc VQG, rừng ở đây bao gồm trảng cỏ, cây bụi, nhưng chủ yếu đây là rừng thứ sinh phục hồi trên đất thấp.

- Rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng đai cao từ 300m - 1.000m, ở vùng trung tâm của VQG. Rừng ở đai này chủ yếu là rừng thứ sinh có trử lượng lớn.

- Rừng thường xanh trung bình phân bố trên đai có độ cao từ 1.000 - 1.400m, dọc theo dải hẹp,chạy dài liên tục từ phía Bắc đến Đông Nam VQG. Kiểu rừng này chủ yếu các loài cây lá rộng, nhưng cũng có một số loài cây lá kim thuộc các họ Kim giao (Podocarpaceae) và Hoàng đàn (Cupressaceae), Pơ mu (Fokienia hodginsii).

- Rừng thường xanh trên núi cao: Phân bố ở đai cao 1.400 - 1.900m trên các sườn dốc và các dông ở phía nam và phía tây nam VQG. Kiểu rừng này có một số loài cây lá kim, nhưng ưu thế là các loài họ Côm (Eleocarpaceae), họ dẻ (Fagaeae), Long não (Lauracaea), Mộc lan (Magnoliaceae). Đặc biệt ở đây có loài Du sam (Keteleeria evelyniana).

- Rừng phân bố trên độ cao > 1.900m. Chủ yếu rừng lùn ở tận cùng phía nam VQG. Trên các đai cao này liên tục có mây mù che phủ, độ ẩm lớn thuận lợi cho việc phát triển kiểu rừng với ưu thế các loài Đỗ quyên (Rhododendron sp). cùng với các loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae) và họ Côm (Elaeocarpaceae).

Qua điều tra đã thống kê được 1032 loài, 326 chi,134 họ thực vật bậc cao. Nhìn chung hệ thực vật của Vũ Quang thuộc khu hệ N am Trung Hoa - Bắc Việt Nam, ở đây xuất hiện các yếu tố chuyển tiếp với khu hệ nhiệt đới điển hình của Việt Nam. Tại đây có các loài Cẩm lai, Gió trầm, Song bột đặc trưng cho khu hệ phía Nam và tại Vũ Quang còn có nhiều loài thực vật quý hiếm đặc biệt như là; Trầm Hương(Aquylaria crasna), Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Fodocaypus nenriifolius), Cẩm lai (Datbergia sp), Song Bột (Calamus poilanei), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum)[27].

Tài nguyên thực vật ở đây được phân thành 5 nhóm [28].


+ Nhóm cây gỗ: 103 loài với nhiều loài cây gỗ quý như Lát hoa, Cẩm lai, Pơmu.v.v..

+ Nhóm cây hoa và cây cảnh: có 50 loài đáng chú ý là Thanh đạm và Phi điệp .v.v..

+ Nhóm cây thuốc: 77 loài đáng chú ý là Sa nhân, Ba kích, Thiên niên kiện, Hoàng đằng, Sâm Vũ Quang... Với số lượng tương đối nhiều [28].

+ Nhóm cây ăn quả với nhiều loài như: Sấu, Dâu gia xoan, Bứa, Dọc.v.v…

- VQG Vũ Quang có diện tích rừng tự nhiên còn mang tính nguyên sinh ít bị tác động, nên thể hiện tính đa dạng còn rất cao. Sau đây sẽ giúp chúng ta thấy hệ thực vật ở Vũ Quang so với các vươn quốc gia khác (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Một số trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.



Vườn Quốc gia


Diện tích (ha)

Số loài thực vật


Thảm thực vật


Vũ Quang


55.058


1032

Rừng thường xanh núi cao và thấp, rừng cảnh tiên.

Pù Mát

91.113

2.197

Rừng thường xanh núi cao và trung bình

Hoàng Liên

29.845

3.000

Rừng thường xanh núi cao

Cát Bà

15.200

620

Rừng trên núi đá vôi

Cát Tiên

73.878

1.362

Rừng thường xanh đất thấp, đầm lầy

Cúc Phương

22.200

1.944

Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 7

Nguồn: [28, 30].

Đây chính là những tài nguyên DLST mà không phải nơi nào cũng sánh được, đặc biệt là khu rừng cảnh tiên và những cánh rừng còn nguyên sơ cảnh sắc tự nhiên, sẽ là những lợi thế thu hút sợ quan tâm của các nhà yêu thích tìm hiểu nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Bên cạnh sự đa dạng số loài thì Vườn Quốc gia Vũ Quang còn chứa đựng nhiều loài có trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Bảy trong số 36 loài cây tìm thấy ở Vũ Quang được đưa vào danh sách các loại thực vật bị đe doạ của IUCN, trong Sách đỏ Việt Nam là 16 loài và trong nghị định 32 HĐBT ghi 16 loài.

Để thấy được tiềm năng và tương quan về thực vật VQG Vũ Quang tác giả tiến hành so sánh hệ thực vật Vũ Quang với một số VQG khác, qua so sánh ta thấy số lượng các loài thực vật ở Vũ Quang nhỏ hơn so với một số Vườn Quốc gia khác. Nhưng Vũ Quang là Vườn Quốc gia nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ là vùng có sự đa dạng nhất Việt Nam, là một trong 200 vùng sinh thái trọng điểm của Thế giới, vì vậy số lượng loài thực vật ở đây thực tế cao hơn nhiều so với số lượng đã được thống kê. Chính vì vậy mà VQG Vũ Quang có hệ thực vật còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn, và đây là điều thu hút nhiều chuyên gia nhiều nhà khoa học đến đây nghiên c ứu. Mặt khác ở đây có một số lượng cây thuốc lớn và quý giá, là sản phẩm để có thể giấy thiệu cho du khách tham quan khám phá giá trị của các loài này.

b. Khu hệ động vt [10, 28].


Cả thế giới biết đến sự độc đáo và giàu có của VQG Vũ Quang khi ở đây đã phát hiện ra hai loài thú mới năm 1992 và 1993; Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis).Tiếp sau đó vào năm 1998, phát hiện thêm loài Thỏ vằn (Nesolagus timminsis ).Ngoài ra cũng tại đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: Bò tót, Vọoc chà vá chân nâu, Hổ Đông Dương, Voi, .... Sự kiện phát hiện liên tiếp các loài Thú mới ch o khoa học thế giới đã kiến cho cộng đồng thế giới, các nhà khoa học, và Du khách DLST muốn tìm đến khám phá những điều bí ẩn đang chờ đợi ở VQG Vũ

Quang. Bên cạnh các loài thú quan trọng như trên thì năm 1998 tại VQG Vũ Quang lại mô tả được 5 loài cá chưa từng được mô tả ở Việt Nam.

Cụ thể đã thống kê được 575 loài động vật có xương sống, bao gồm 87 loài thú, 311 loài chim, 65 loài bò sát loài lưỡng cư, 88 loài cá. Ngoài ra ở đây có số lượng loài bướm phong phú với 316 loài. Trong đó có rất nhiều loài quan trọng (bảng 3.3).

- Trong 87 loài thú có 37 loài có tầm quan trọng ở quốc gia và quốc tế. Ở đây có những loài thú lớn như: Voi, Bò tót, Nai... Ngoài ra còn có các loài đặc hữu như: Chà vá chân nâu, Voọc gáy trắng, Vượn má vàng...

- Chim được phân bố nhiều ở VQG Vũ Quang đặc biệt có những loài quý hiếm như: Trĩ sao(Rheinartia ocellata), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Gò kiến đầu đỏ (Picus rabieri), Hồng hoàng (Bucero bicornis)... Chi tiết các loài quan trọng cần được quan tâm bảo vệ xem phần phụ lục 2, 3, 5.

Bảng 3.3: Tổng hợp thành phần loài động thực vật ở VQG Vũ Quang.




TT


Hệ


Tổng số loài

Loài thuộc danh mục CITES 2008


LoàiSách đỏ 2007

Loài thuộc danh lục đỏ IUCN 2009

I

Thực vật

1023


16

6

II

Động vật

575

57

88

64

1

Lớp thú

87

37

25

74

2

Lớp chim

311

10

22

28

3

Lớp bò sát + lưỡng cư (ếch, nhái)


65




4

Lớp cá

88


5


6

Côn trùng (Bướm)

316


1



Nguồn: VQG Vũ Quang [28].


Với đăc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu thuỷ văn, tác động của con người kết hợp với từng đặc tính sinh thái của từng loài cây, từng loài động vật đã tạo nên tính đa dạng về loài, sự phân bố, sự có mặt của các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu ở Vũ Quang, cùng với cảnh quan thiên nhiên đã tạo sự hấp dẫn thu hút khách từ mọi nơi đến tham quan, nghỉ dưỡng, học tập và nghiên cứu.Một nét đặc biệt ở VQG Vũ Quang mà khách DLST nên đến nơi này vì trong 11 loài thú mới được phát hiện ở Việt Na m gần đây thì có 7 loài có mặt ở VQG Vũ Quang. Cụ thể các loài sau:

1. Sao la: (Pseudoryxnghetinhensis) Phát hiện ở Vũ Quang.


2. Mang lớn. (Megamuntaius vuquangensis) phát hiện ở Vũ Quang.

3. Gà Lam đuôi trắng hay gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis).

4. Mang trường sơn (Caninmuntiacus Truongsonensis)

5. Chà vá chân xám (Phagarix cinerea).

6. Thỏ vằn ( Nesolagus temminsi).

7. Cá Lá giang (Opsarichthys Vuquangensis) phát hiện ở Vũ Quang.

Đây chính là những giá trị to lớn, là những thông tin sẽ thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu ở VQG Vũ Quang.‌

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST.


3.2.1. Dân cư, nguồn lao động và điều kiện kinh tế

Theo niên giám thống kê huyện Vũ Quang và kết quả điểu tra của Dự án VCF Vũ Quang. Hiện tại vùng đệm của VQG Vũ Quang gồm 8 xã, thị trấn với 7 588 hộ, 30 309 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc kinh, chỉ có 129 hộ dân tộc Lào di cư sang với 923 nhân khẩu. Tập trung chủ yếu ở bản Kim Quang và rải rác ở xã Sơn Kim II. Trình độ dân trí nhì n chung còn thấp, tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 1,3% [3, 27].

Về phát triển kinh tế xã hội: Các xã vùng đệm VQG Vũ Qu ang hiện nay nhìn chung còn khó khăn. Số hộ làm nông có cuộc sống phụ thuộc vào rừng còn chiếm tỷ lệ 93%, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghi ệp và dịch vụ chỉ chiếm 4%, số hộ tham gia trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng mới chỉ dừng lại ở mức 3%. Mức thu nhập bình quân đầu ngườ i là 3.130.000 đ/người /năm [27].

Tình hình nhân lực tại khu vực VQG Vũ Quang, nhìn chung có trình độ thấp, đa số chưa được đào tạo, thực lượng lao động nhàn rỗi nhiều, song chưa đáp ứng được nhu cầu lao động cho các nhà tuyển dụng. Đặc biệt là nếu như phát triển DLST thì cần có hướng đào tạo, tập huấn nâng cao kỷ năng như: Kỷ năng bán hàng, nấu ăn, kỷ năng giao tiếp...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022