Tiếp Cận Quản Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Dựa Vào Cộng Đồng

11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa và địa phương, sự đổi mới và thực tiễn.

12. Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học.

Gill Shepherd cũng đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tế một cách có hiệu quả nhất, bao gồm [22]:

Bước A: Xác định các bên tham gia chính, định ranh giới hệ sinh thái, và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.

Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý và quan trắc hệ sinh thái.

Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân của nó.

Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.

Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các mục tiêu đó.

2. Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng


Khái niệm và định nghĩa [15].


Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phương.

Lưu ý thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên

nhiên khác hoặc có tính tập trung hóa cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và dành quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một phương pháp hiện này được áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một cách mền dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên. Trong hoạt động DLST, việc áp dụng phương pháp tiếp cận này sẽ là một công cụ phù hợp với mục tiêu ; hỗ trợ cho công tác bảo tồn ĐDSH.

Các nguyên tắc của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng bao gồm:

- Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phương;

- Đảm bảo sự công bằng;

- Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững;

- Tôn trọng tri thức truyền thống/bản địa;

- Sự bình đẳng về giới;

Các thành tố của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là:

- Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên;

- Xây dựng nguồn nhân lực;

- Bảo vệ môi trường;

- Phát triển sinh kế bền vững.

Chu trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gồm có:

- Lập kế hoạch;

- Thực hiện kế hoạch;

- Quan trắc;

- Đánh giá.

3. Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên [13].

Năm 1956 đánh dấu sự xuất hiện của tiếp cận hệ thống với công trình của nhà sinh vật học người Áo có tên là Ludwig von Bertalanffy “Học thuyết chung về hệ thống”. Theo nhà khoa học này thì “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó”. Học thuyết của Bertalanffy chỉ rò cách thức đúng đắn mà con người xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình, đồng thời cũng là một tiếp cận sắc sảo để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Tiếp cận hệ thống không chỉ sử dụng kiến thức chuyên sâu của một ngành khoa học, mà còn sử dụng kiến thức đa ngành và liên ngành. Ở đâu có sự đa dạng kiến thức khoa học được sử dụng chồng chập trong cùng một hệ phương pháp để giải quyết cùng một vấn đề, ở đó tiếp cận hệ thống được ứng dụng và phát triển.

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,...và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống [13].

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên coi tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên với các bộ phận khác của hệ thống sinh thái nhân văn.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu


a) Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (tiến hành trước khi bước vào giai đoạn thực địa): đó là các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu như tài liệu về Du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và nước ngoài, các tài liệu liên quan đến khu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập trước khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa.

Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu để phục vụ cho các bước tiếp theo của đề tài như: DLST hoạt động vận hành như thế nào, bài học kinh nghiêm, các mô hình và hoạt động có thể áp dụng.

b) Phương pháp nghiên cứu thực địa: là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:

- Đánh giá nhanh tài nguyên DLST.


Với phương pháp này được tiến hành sau khi đã có những phân tích nhận định về tài nguyên DLST ở VQG Vũ Quang. Cụ thể tác giả đã tiến hành đi thực địa đánh giá tài nguyên DLST với tuyến tiềm năng. Sử dụng các công cụ như máy ảnh để chụp lại hiện trạng rừng, các phong cảnh đẹp, dùng máy định vị cầm tay GPS để định các điểm, tuyến tiềm năng và các vùng có sự xuất hiện của các loài cây, chim thú...

- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực.


Phương pháp này sử dụng chủ yếu là thu thập các kết quả báo cáo kinh tế - xã hội của tổ chức như huyện, xã, báo cáo giám sát xã hội của VQG Vũ Quang để có được số liệu sát thực về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

c) Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng để phỏng vấn một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của

VQG Vũ Quang, cán bộ phụ trách du lịch của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích. Các nội dung tham vấn được chuẩn bị như sau:

Các câu hỏi đặt ra khi tiền hành đề xuất hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang.


1. Khu vực có tiềm năng gì về tự nhiên và văn hoá hấp dẫn du khách không? Một số ví dụ:

 Các loài quý hiếm hoặc đặc hữu, như: Sao la hay Mang lớn

 Một số loài hung dữ như: hổ hay voi.

 Một số sinh cảnh hấp dẫn và được bảo vệ tốt như: rừng mưa nhiệt đới núi thấp, rừng cảnh tiên trên núi cao...

 Mức độ đa dạng cao đối với các loài chim hay thú, ví dụ như hơn 300 loài chim hay hơn 100 loài thú. ..

 Có những địa hình hùng vĩ ví dụ như thác nước cao, hang động...

 Các di tích lịch sử hoặc đương đại được quốc gia và quốc tế công nhận, công trình văn hoá như đền chùa.

2. Du khách có dễ đến tham quan không?

3. Khu vực có thể được bảo vệ khỏi những tác động của du khách nhằm duy trì mức độ bảo tồn có thể?

4. Khu vực có các vấn đề liên quan đến an ninh mà chính quyền và cán bộ địa phương không thể kiểm soát hiệu quả không?

5. VQG có bộ máy quản lý có khả năng quản lý hiệu quả việc xây dựng và giám sát chương trình DLST?

6. Khu vực có những mong muốn được phát triển DLST hợp lý không?

7. Giám đốc VQG, các công ty điều hành du lịch và cộng đồng có sẵn lòng thay đổi theo yêu cầu của DLST không, ví dụ như ít tác động, hoạt động theo nhóm nhỏ, giám sát tác động, làm việc và liên kết với cộng đồng?

8. Các chuyến tham quan du lịch có cải thiện tình hình đa dạng sinh học hay giảm mức độ đe doạ lên công tác bảo tồn không?

d) Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, rừng, kết hợp kết quả thực địa và các số liệu mà phòng khoa học kỷ thuật cung cấp thành lập bản đồ tài nguyên DLST, bản đồ đề xuất phát triển du lịch sinh thái.

e) Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).


Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người liên quan và thể chế.

- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường.

- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường.

Mục đích:

- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ưu các ưu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.

- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.

- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan đến sử dụng những phương thức sau:

- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.

- Đánh giá một chương trình hoặc hoạt động cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồng.

- Một công cụ được sử dụng như là một phần của các quy trinh quy hoạch có tính chiến lược. Các vấn đề được tổng hợp phân tích theo bảng sau:‌‌

Bảng 2.1 Phân tích SWOT


Điểm mạnh (S)

- Những điểm mạnh của vấn đề phát triển DLST.

Điểm yếu (W)

- Những điểm yếu của vấn đề phát triển DLST.

Cơ hội (O)


- Những cơ hội mà DLST có được để phát triển.

Mối đe dọa ( T)


- Mối đe dọa nào liên quan đến khi phát triển DLST.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 5

CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG VŨ QUANG

3.1. Điều kiện tự nhiên VQG Vũ Quang


3.1.1. Vị trí địa lí

VQG Vũ Quang nằm ở phía Tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp Lào, phía Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Đông giáp huyện Hương Khê, phía Tây giáp huyện Hương Sơn. Vườn được kẹp giữa 3 vùng thượng nguồn sông Rào Nổ, Ngàn Trươi và Ngàn Phố.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có toạ độ địa lí là: 18 o09’ đến 18o27’ vĩ độ Bắc; 105o16’ đến 105o35’ độ kinh Đông. Vườn nằm cạnh tuyến đường Hồ Chí Minh, cách Quốc lộ 8A 18km, nằm trên đường trục tỉnh lộ 5, cách Quốc lộ 1A (tại thị xã Hồng Lĩnh) 40 km. Đây là cửa ngò phía Tây của Hà Tĩnh đến nước CHDCND Lào – Thái Lan qua cửa khẩu Cầu Treo, cách sân bay Vinh 70 km, cách ga Vinh 60 km, cách thành phố Hà Tĩnh 55 km và cách Hà Nội 355 km theo đường Quốc lộ 1A. VQG Vũ Quang nhằm gần các điểm di

tích lịch sử như: Ngã Ba Đồng lộc, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú,...[28].

Xét về vị trí của một VQG, khi so sánh với các đơn vị khác thì VQG Vũ Quang có khá nhiều lợi thế để phát triển DLST, v iệc tiếp cận rất dễ dàng từ phía Bắc và phía Nam, nằm ngay trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đặc biệt VQG Vũ Quang đã được ngành du lịch Hà Tĩnh đưa vào trong danh mục tài nguyên du lịch của tỉnh. Mặt khác Vườn nằm gần đường Quốc lộ 8, một của ngò quan trọng của các tour du lịch đến Lào và Thái Lan và ngược lại bằng đường bộ (Bản đồ 1).

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí