Định Hướng Các Hoạt Động Khuyến Kích Người Dân Tham Gia‌‌

VQG Vũ Quang du khách sao khi đã được giới thiệu tham khảo các tuyến, nếu lựa chọn tuyến du khách có 2 hình thức đề đến xóm 4, di chuyển bằng ô tô theo đường Hồ Chí Minh đến xóm 4, hoặc đi theo đường sông du thuyến thưởng thức cảnh đẹp của sông ngàn trươi đê đến làng này. Địa điểm lựa chọn là một làng nghề truyền thồng đan lát rất đẹp các sản phẩm của họ đã rất nỗi tiếng nhiều nơi, du khách đến đây có thể được tham gia các hoạt động đồng áng cùng với người dân địa phương, cùng ăn những bữa cơm với các gia đình trong làng. Người dân ở đây rất thân thiện, hiếu khách. Mặc dầu chưa có nghiên cứu chính thức nhưng theo nhiều tác giả thì ở Vùng này có gốc gác của người Mường xa xưa, nay đã bị kinh hóa. Nhưng trong cách chế biến món ăn, một số hình thức sinh hoạt cũng có những nét khác lạ. Trên cơ sở các hoạt động tham quan thì trong làng cũng sẽ định hướng các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ homestay, dịch vụ ăn uống và các hoạt động khác, như cưỡi trâu, thăm cánh đồng lúa, câu cá, ngắm những đàn cò trắng bay lượn.....

Các đề xuất để hỗ trợ cho hoạt động: Đây là hoạt động du lịch hướng tới khám phá văn hóa bản địa, nên cần có các đợt nâng cao nhận thức cho người dân về hoạt động dịch vụ du lịch, văn hóa du lịch, ... Hoạt động homestay được định hướng phát triển ở đây vì làng này cũng chỉ cách Văn phòng VQG Vũ Quang 3 km theo đường Hồ Chí Minh.

5. Tuyến khám phá rừng cảnh tiên.


Đây là tuyến tiềm năng được thực hiện bằng việc nối tiếp tuyến Sao la - Cổng Trời. Với hướng đó, du khách đi bộ khám phá lên Rừng cảnh tiên. Một khu rừng lùn với các loài cây lá kim đại diện cho thực vật ở đai cao của khu vực bắc miền trung. Tuyến này chỉ phù hợp với những vị khách thực sự có đam mê nghiên cứu khoa học hoặc ưu thích những chuyến khám phá qua đêm trong rừng. Đây là tuyến rất lý thú bởi du khách có những trải nghiệm thực sự, khám phá nhiều vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên.

Cụ thể các tuyến đề xuất được thể hiện trên bản đồ 3 sau đây.

4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức BTTN


Trong các nguyên tắc cơ bản của DLST, nguyên tắc giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường, về các giá trị TNTN, văn hoá, lịch sử, tạo ý thức tham gia của du khách vào các hoạt động bảo tồn được coi là nguyên tắc cơ bản.

Việc thực hiện nguyên tắc này được thể hiện ở việc xây dựng tuyến, điểm tham quan, việc tổ chức hoạt động hướng dẫn, giới thiệu cho du khách qua các hoạt động diễn giải thiên nhiên và một số hoạt động khác, với mục tiêu là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Nâng cao khả năng tiếp cận và khám phá thiên nhiên cho du khách.


Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh - 11

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra.


Để phục vụ các mục tiêu trên tác giả mạnh dạn đề xuất thưc hiện một số nội dung cụ thể như sau:

a. Xây dựng Trung tâm du khách


Trung tâm du khách với mục đích giới thiệu giá trị của TNTN, môi trường và về VQG Vũ Quang, từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và BTTN cho du khách.

Trung tâm du khách là nơi mọi người được giới thiệu các hình ảnh, quan sát các mô hình, mẫu vật và tham gia các trò chơi đơn giản qua đó được giới thiệu khái quát về VQG Vũ Quang, về các giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên cũng như các giá trị về sinh thái nhân văn, lịch sử... Đặc biệt du khách sẽ hiểu thêm về những mối đe dọa làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Mục tiêu là, sau khi thăm Trung tâm, du khách sẽ thêm yêu thiên nhiên, trân trọng hơn những giá trị thiên nhiên đã ban tặng cho con người và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá to lớn của tài nguyên thiên nhiên và những giá trị sinh thái nhân văn, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.

b. Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên


Tuyến, điểm tham quan là hiện trường hoạt động chính của du khách. Tại đây, du khách có thể tự khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những điều lí thú của tạo hoá, từ đó cảm nhận được những giá trị đích thực của thiên nhiên. Để có thêm thông tin cho du khách, việc xây dựng các biển thông tin trên các tuyến, điểm tham quan là rất cần thiết.

Nội dung của các bảng thông tin được thiết kế với thông tin ngắn gọn, đơn giản, gây sự tò mò và gợi tính tư duy, tạo cho du khách những hứng khởi và sự chú ý trên tuyến tham quan. Chẳng hạn các hình ảnh đẹp và thông tin về sự phân bố và hoạt động của một số loài thú, các loài động vật và côn trùng cũng như phân bố một số loài thực vật có giá trị về mặt thẩm mĩ và khoa học. Có thể có những nội dung khuyến cáo những việc du khách được làm và không được làm.

Những biển chỉ dẫn đã cung cấp thêm thông tin về thiên nhiên đồng thời gợi lên ý thức trân trọng và gìn giữ thiên nhiên cho du khách ; cách làm này có ý nghĩa giáo dục rất cao và hấp dẫn du khách.

c. Xây dựng trung tâm cứu hộ, vườn thực vật


Đây là một hoạt động quan trọng, bởi đến VQG, qua việc quan sát các công việc của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ, sẽ làm tăng lên nhận thức về giá trị của thiên nhiên. Ngoài ra đây cũng là một hoạt động hết sức ý nghĩa về mặt bảo tồn các loài quý hiệm, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Đây thực sự là những điểm tham quan hấp dẫn đối với nhiều du khách. Đến tham quan các công trình này, du khách được trực tiếp quan sát vẻ đẹp và những tập tính đáng yêu của các loài động vật, chiêm ngưỡng các loài cây quý, qua đó du khách hiểu và trân trọng hơn giá trị của công việc bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, từ đó tạo cho du khách có được hành vi ứng xử thân thiện và đúng mực với thiên nhiên.

d. Tổ chức dịch vụ hướng dẫn


Việc có hướng dẫn viên cho các đoàn khách, đặc biệt đối với khu BTTN là rất cần thiết và trong một số trường hợp phải là bắt buộc. Thông qua việc hướng dẫn trên các tuyến, điểm tham quan sẽ cung cấp được nhiều hơn những thông tin cho du khách, giúp cho du khách có được những thông tin mới trong lĩnh vực BTTN, góp phần tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức BTTN cho du khách.

Những việc làm đó được thể hiện thông qua hành vi của hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên là người làm mẫu cho việc bỏ rác vào thùng, giải thích và ngăn chặn các tác động tiêu cực vào tự nhiên như đẽo khắc lên cây, bẻ lá, hoa, quả... Trên tuyến đi, hướng dẫn viên còn là người tìm tòi, phát hiện những hiện tượng kỳ lạ trong thế giới tự nhiên giới thiệu cho du khách, chẳng hạn như sự ẩn mình, che giấu kẻ thù của thế giới côn trùng, sự bắt mồi của một số loài động vật, các dấu vết của động vật còn để lại trên tuyến đi, sự phát tán hạt giống của các loài thực vật và nhiều hiện tượng kỳ thú khác của thế giới sinh vật. Việc làm này sẽ gây sự phấn khích cho du khách, làm vợi đi nỗi mệt mỏi trên tuyến đường dài và quan trọng hơn là đã thực hiện được một bài giảng về BTTN hấp dẫn ngay trên thực địa.

e. Xuất bản các tài liệu phục vụ cho hoạt động DLST và GDMT


Đây là một hoạt động rất ý nghĩa vừa giới thiệu cho du khách các tài nguyên của Vườn, những hoạt động được khuyến khích, những điều bị cấm, những gì bạn có thể trải nghiệm được qua các chuyên đi, đặc biệt hơn có thể xuất bản các cuốn giới thiệu về chuyên nhận dạng các loài chim thú của VQG Vũ Quang, nhằm tạo điều kiện để quảng bá cho khách, giúp du khách có thể tự đi khám phá tìm hiểu.

Về hình thức nên thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện trong sử dụng, cần thiết kế theo hướng thân thiện với môi trường.

4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến kích người dân tham gia‌‌

Hoạt động khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch là một yêu cầu quan trọng trong nội dung phát triển DLST. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động, thông qua đó người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Từ đó khắc sâu ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phát triển DLST.

Trên cơ sở đặc điểm dân cư - lao động, định hướng phát triển DLST và kế hoạch bảo tồn VQG Vũ Quang, tác giả đề xuất một số định hướng cơ bản sau:

- Phối hợp với người dân địa phương trong quản lý vận hành DLST. Nhằm tăng cương sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn và phát triển cộng đồng, có thể cho người dân địa phương than gia vào việc hoạch định quản lý cũng như tổ chức các hoạt động du lịch. Trong cơ cấu ban quan lý DLST của VQG Vũ Quang nên sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là những người có tri thức và trình độ, có nhiều kinh nghiệm.

- Sử dụng người lao động địa phương vào các hoạt động dịch vụ du lịch như: tham gia làm hướng dẫn viên, người dẫn đường, ...

- Tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ, quản lý cung cấp dịch vụ như: Trực tiếp cung cấp dịch vụ nghỉ homestay, dịch vụ thuyền, các dịch vụ cung cấp đồ ăn, hàng lưu niệm..

- Dịch vụ trông giử xe, dịch vụ vệ sinh môi trường...


- Xây dựng các mô hình làm cho người dân có thể cung cấp các sản phẩm du lịch như: Cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đồ lưu niệm ...

- Chia sẻ lợi ích thông qua hỗ trợ cộng đồng: Đây là hoạt động ý nghĩa, Ban quản lý hoạt động DLST có thể cân đối nguồn thu từ hoạt động DLST để hỗ trợ người dân tập huấn nâng cao trình độ, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch như đường đi, phí vệ sinh, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...

4.3. Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn


4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đên cộng đồng địa phương

a. Hoạt động du lịch sinh thái tăng nguồn thu nhập cho người dân

Du khách đến tham quan du lịch, sẽ đi cùng với các nhu cầu mua sắm các sản vật địa phương đồ lưu niệm, nhu cầu ăn ở. Có thể thấy rò lợi nhuận cộng đồng địa phương thu được những lợi ích về kinh tế nhất là những sản phẩm và dịch vụ của họ được du khách sử dụng.

Đây chính là một thuận lợi mà DLST mang lại. Với người dân ở VQG Vũ Quang thì các sản phẩm của họ có thể đem bán làm quà lưu niệm như: Đồ gốm, các sản phẩm thủ công đan lát, mật ong, chè Sơn Thọ, bưởi Phúc Trạch…. Bên cạnh đó là các món ăn địa phương như nhút Vũ Quang, măng rừng, hoa chuối, và các món ăn dân gian khác điều có thể giới thiệu để trở thành sản phẩm DLST. Ngoài ra người dân còn có thể tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch khác nữa như; Tổ chức văn nghệ, tổ chức các lễ hội truyền thống, hướng dẫn viên, dẫn đường.. tổ chức xây dựng nhà nghỉ….

Các hoạt động đó sẽ là nguồn thu đáng kể mà nếu không có hoạt động du lịch sẽ không thể mang lại được. Từ đó mà thúc đẫy các hoạt động sản xuất khác phát triển.

b. Cơ hội bình đẳng cho cộng đông địa phương

Trong quá trình hình thành và phát triển của các hoạt động du lịch sinh thái, cơ hội tiếp cận vấn đề, làm việc theo quy luật cung cầu của thị trường, nên cơ hội cho nữ giới khẳng định và phá bỏ hủ tục là phụ nữ làm những việc kiếm được ít tiền hơn nam giới. Vấn đề bình đẳng giới là một lĩnh vực cần được quan tâm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn hẻo lánh, ở Vũ Quang quan niệm vợ làm việc ít tiền và ít có được cơ hội bình đẳng với nam giới.

c. Cơ hội trao đổi giao lưu văn hóa

Với các chuyên thăm của du khách đến thăm các vùng văn hóa mang tính truyền thống, sẽ là những hấp dẫn đối với du khách và sẽ tuyệt hơn sẽ là sự phối hợp hài hòa giữa văn hóa cộng đồng hòa quyện vào cùng khung cảnh thiên nhiên. Bên cạnh sự giao lưu đó những người dân bản địa có điều kiện tiếp xúc với các nên văn hóa đó sẽ làm chuyển biên dẫn đến sự thay đổi tư duy và văn hóa của người dân bản địa. Ở Vũ Quang, những người sống ở đây chưa thực sự có được những điều kiện tốt để tiếp cận những tiến bộ của xã hội văn minh. Du lịch sinh thái là một kênh quan trọng để những người dân ở đây tiếp cận.

4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu

Bên cạnh những tích dụng tích cực đến với người dân Vũ Quang được du lịch sinh thái mang đến cũng tồn tại những bất cập.

a. Những tác động tiềm ẩn

Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt, bất ổn xã hội và sự tập trung quá mức vào các hoạt động du lịch, cộng đồng tiếp xúc quá nhiều với những thay đổi do yêu cầu của du lịch. Chính những yêu cầu của khách du lịch như các buổi văn nghệ hay các yêu cầu của sự phục vụ sẽ ảnh hưởng lớn đến các phong tục tập quán của cộng đồn người dân ở đây.

- Tăng chi cho sinh hoạt: Chi phí sinh hoạt của cộng đồng ở đây sẽ bị đẩy lên do nhu cầu của những người khách tham quan du lịch. Ví dụ như người nước ngoài sẽ đến đây và thích sử dụng các sản vật địa phương, do đó nhu cầu cao lên, dẫn đến các sản phẩm ở đây sẽ được tăng giá, chính yếu tố này sẽ làm thay đổi chi phí cho hoạt động sống bình thường ở đây. Chính những người khách sẽ mang đến những nhu cầu làm tăng nguy cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững và ảnh hưởng đến cả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở đây. Ví dụ như du khách có nhu cầu sử dụng món măng ở Vũ Quang, không những chỉ để ăn mà còn mang về làm quà biếu, trong khi đó nguồn cung trong các hộ gia đình thiếu, giá cả tăng, từ đó lợi nhuận cao cho việc bán sản phẩm này đã đưa người dân xâm nhập bất hợp phát vào rừng quản lý của VQG khai thác trộm… Chính vì vậy những lợi ích chi phí của các

hoạt động du lịch sinh thái mang lại cần có sự tính toán cân đối cụ thể nhằm tránh những tác động phản chiều, phản tác dụng lên các khu vực rừng được quy hoạch của Vườn Quốc gia.

- Bất ổn xã hội cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi triển khai các hoạt động DLST. Các du khách thường tìm đến những khu vực giải trí và cung cấp nhiều dịch vụ, chính vấn đề này dẫn đến sự đáp ứng thái quá gây nên những bất ổn của xã hội. DLST cũng mở ra những bất ổn trong vấn đề bảo đảm an ninh cho du khách và người dân sống ở đây như trộn cướp, móc dật.... Chính vì vậy cần có những phương án chuẩn bị chặt chẽ, nhằm góp phần vào sự phát triển DLST một cách bền vững.

- Sự lãng quên các hoạt động sản xuất và nghành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Đó là nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người dân quá tập trung vào du lịch nên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt đồng.

Trong các trường hợp này thì việc giáo dục ý thức cho khách và cộng đồng địa phương là hết sức quan trọng, phải làm sao cho cộng đồng địa phương biết được tại sao nhưng du khách họ phải lặn lội từ xa đến đây, và để khách còn tiếp tục đến thì chúng ta cần có những ứng xử với khách đúng mức.

b. Những tác động lên văn hóa địa phương

Sự giao lưu văn hóa giữ du khách và cộng đồng địa phương sẽ là cơ hội đề người dân ở đây học hỏi nhưng bên cạnh đó cũng có những tác hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng và pha tạp của nên văn hóa bản địa “Nguyên Sơ”.

Để hạn chế điều này các nhà quản lý phải có một chiến lược rò ràng là phải hướng dẫn cho khách, điều đầu tiên đến với cộng đồng là thể hiện sự tôn trọng, và cung cấp cho du khách biết nhưng tục lệ tín ngưỡng văn hóa của vùng mà họ sẽ đến thăm.

Mặt khác cũng cần có những buổi tập huấn cho cộng đồng địa phương để họ nhắm được những tác hại nếu như họ đánh mất bản sắc riêng của mình. Một điều

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí