Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 2


Năm 1999, Chính phủ đã xây dựng thành công Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở và đô thị đến năm 2020 và được phê duyệt theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999. Tiếp đó, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 về ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, hàng loạt văn bản trong lĩnh vực này được ban hành trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn; quyết định số 2149/2009/ QĐ-TTg ngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050; thông tư số 12/2006/TT-BTNMT; thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Nhằm thực hiện nâng cao công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các nguồn thải đặc biệt chất thải nguy hại, chất thải rắn đồng thời đánh giá thống kê công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và giám sát việc thực hiện tuân thủ của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất trên toàn thành phố. Sở Tài nguyên Môi trường đã triển khai thực hiện kế hoạch: Thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ trên địa bàn t nh hằng năm, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn” là rất cần thiết.

Đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là tài liệu tổng hợp một cách hệ thống các thông tin, số liệu, hiện trạng và tình hình chất thải nguy hại của các cơ sở, đơn vị và doanh nghiệp là các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có khả năng gây tác động xấu đến môi trường. Báo cáo cũng nhận xét khá đầy đủ về thực trạng


thải và công tác xử lý của các chủ nguồn thải, trên cơ sở đó đưa ra được những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả của công tác Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố trong những năm tới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Chương 1

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 2

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI


1.1. Khái niệm chất thải nguy hại:

Khái niệm chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 thế k 20 tại các nước Âu - Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về chất thải nguy hại như:

Theo định nghĩa của PHILIPPINE: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật.

Theo định nghĩa của CANADA: chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kĩ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.

Theo UNEP: Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.

Tại Việt Nam: chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

Chất thải nguy hại là: những chất thải có những đặc tính sau: Độc hại, dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ nổ, dễ lây nhiễm.

Với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hoá, những vấn đề về môi trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để


đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề trở nên trầm trọng. Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực này, điểm lại thực trạng ở Việt Nam và đưa ra cơ chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, theo đó cần kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách “mềm” nhằm bảo đảm sự cân bằng hai lợi ích

- thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại đến môi trường. Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, tổng lượng chất thải nguy hại trên địa bàn toàn quốc vào khoảng 150.000 tấn/năm.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn nguy hại của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: Ngành công nghiệp nhẹ: 61.543 tấn/năm; Ngành hoá chất: 32.296 tấn/năm, Ngành cơ khí luyện kim: 26.331 tấn/năm, chất thải bệnh viện: 10.460 tấn/năm, Ngành nông nghiệp: 8.600 tấn/năm, chất thải sinh hoạt: 5.037 tấn/năm, nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.

- Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu phải tìm cách để đối phó. Phải hiểu chất thải nguy hại là gì và tác hại của nó như thế nào mới giúp chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để quản lý nó. Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:

+ Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”

Luật bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, r ràng hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại


+ Theo Luật bảo vệ môi trường 2014: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”

Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại.

1.2. Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

Dựa trên các quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại và Luật bảo vệ môi trường 2014, khái niệm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại có thể được hiểu như sau: Đó là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều ch nh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải nguy hại, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải nguy hại, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải nguy hại ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải nguy hại như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.

1.3 Nội dung pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời cũng quy định r trách


nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải huy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặt hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò r , rơi vãi, phát tán ra môi trường. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Ch những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò r , rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải chịu trách nhiệm về tình trạng rò r , rơi vãi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường


cho đến khi chất thải được xử lý. Ch những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp t nh. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi r xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.

Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại. Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt. Có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo. Có kế hoạch và trang bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh.

Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt đồng sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan trong việc quản lý loại chất thải này. Cụ thể:

- Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, ch đạo các hoạt động quản lý chất thải nguy hại. Ban hành các ch tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại các ch tiêu kỹ


thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại bảo đảm vệ sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý chất thải nguy hại. Hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

- Ủy ban nhân dân t nh, thành phố trực thuộc trung ương Ch đạo Sở Xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương. Ch đạo Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị, công nghệ, vốn...) Và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý của địa phương. Ch đạo Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Tác hại của chất thải nguy hại tới môi trường nước, đất, không khí, sức khỏe con người:

1.4.1. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường nước:

Nước ngấm xuống đất từ các bãi chôn lấp, bế chứa, nước thải chứa kim loại nặng .. làm ô nhiễm nước ngầm

Nước chảy tràn khi mưa to qua các bãi chôn lấp, bể chứa, nước làm lạnh tro x …vào các mương rãnh hồ ao sông suối làm ô nhiễm nước mặt

Nước này chưa các vi trùng gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ… vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022