Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 2

3.2.3.1. Doanh thu du lịch 68

3.2.3.2. Lượng khách du lịch 69

3.2.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương 69

3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hội An 73

3.4. Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững 80

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An 80

3.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An 82

3.4.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư 83

3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương 85

3.4.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

3.4.6. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89

3.4.7. Giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng 91

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 2

3.4.8. Giải pháp bảo tồn Phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam là nơi sinh sống của 54 dân tộc khác nhau cùng với vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế và văn hóa của thế giới trong suốt chiều dài lịch sử. Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Văn hóa di sản là một nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển du lịch. Phát triển du lịch văn hóa di sản ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng đem lại nhiều tích cực cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa Phương.

Sự phát triển nhanh và bền vững để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với củng cố quốc phòng an ninh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ trở thành “đầu tàu” lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn trở thành một mục tiêu quan trọng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Nằm trong thị xã Hội An, Phố cổ Hội An là điển hình đặc biệt về một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn. Hội An cũng là phố cổ duy nhất ở Việt Nam được giữ gìn nguyên trạng, là một tài sản quý của nhân loại. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới. Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo… Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám


phá đến trải nghiệm, vui chơi… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch, di sản thế giới đô thị cổ Hội An chưa thực sự phát huy hết được giá trị nổi bật của mình. Nhiều vấn đề còn bỏ nhỏ, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút tối đa khách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An. Hơn nữa việc nhận diện mối quan hệ văn hoá – sinh thái – du lịch trong bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản là cần thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới của nhân loại tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, học viên lựa chọn đề tài Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững” nhằm tìm ra định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của thành phố Hội An trong thời gian tới, đưa du lịch di săn văn hóa thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho thành phố Hội An.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá được hiện trạng quản lý, sử dụng di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An phục vụ phát triển du lịch bền vững vùng nghiên cứu.

- Đánh giá được những nguyên nhân tác động đến quản lý di sản liên quan đến phát triển du lịch bền vững.

- Đề xuất được các giải pháp khắc phục quản lý di sản thế giới để phát triển du lịch bền vững…

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định vai trò của việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới (phố cổ Hội An) để phát triển du lịch bền vững.

- Phân tích đánh giá thực trạng vai trò của việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới (phố cổ Hội An) để phát triển du lịch bền vững.

3. Dự kiến đóng góp của đề tài

Đề tài sẽ đưa ra được các đóng góp quan trọng cho sự phát triển du lịch của đô thị phố cổ Hội An, đóng góp vào việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Có chiến lược lồng ghép cho công tác quản lý, quy hoạch, quản lý cảnh quan thiên nhiên và các tài sản


văn hóa. Đồng thời đề tài cũng đóng góp vào sự phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh các khu di sản.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di sản thế giới phố cổ Hội An trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong mục đích đưa di sản văn hóa thế giới trở thành một trong những nguồn tài nguyên du lịch ở tỉnh Quảng Nam, phát triển du lịch di sản trở thành một loại hình du lịch bền vững chủ đạo của tỉnh.

- Các kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn hóa vào mục đích kinh doanh du lịch.

- Các hoạt động du lịch, các sản phẩm, tài nguyên, tổ chức quản lý, tuyên truyền, quảng bá

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch văn hóa trên phạm vi phố cổ Hội An, tỉnh Quảng nam.

- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu, sẽ thu thập, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa của tỉnh và đưa ra giải pháp cho thời gian tới.

5. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực địa: được sử dụng trong việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng di sản thế giới. Tiếp cận thực tế bằng đo đạc, quan sát, quay phim, chụp ảnh, gphối hợi chép lại các vấn đề tại phố cổ Hội An kết hợp với tìm hiểu tại các cơ quan quản lý trong khu vực phố cổ Hội An.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích một cách hệ thống nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên sản phảm du lịch di sản phố cổ Hội An để hệ thống hóa và tổng hợp thành các vấn đề tiêu biểu, đặc trưng của du lịch di sản của vùng nghiên cứu. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho vùng nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và cộng đồng. Phỏng vấn cấu trúc bằng hỏi được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu định lượng.


- Phương pháp dự báo: là phương pháp để đoán định các xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai (bao gồm định tính và định lượng), để có định hướng tổ chức kinh doanh du lịch di sản của Hội An cho phù hợp trong tương lai.

- Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch tại phố cổ Hội An trong tổng thể mối quan hệ với các địa phương, các vùng khác, cũng như sự bổ trợ từ các ngành, các lĩnh vực liên quan.

6. Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.

Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

1.1.1.1. Một số khái niệm

a. Khái niệm “du lịch”

Khái niệm về “du lịch” đã xuất hiện từ rất lâu, những do tính chất, đặc điểm đa ngành, liên ngành, nên trong những hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người đưa ra một định nghĩa khác nhau về du lịch. Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh, trong đó “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải trí. Ở đây giải trí là động cơ chính”.

Theo Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...” [73].

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ” [69].

Năm 1991, OECD đã đưa ra một khái niệm du lịch, trong đó “Du lịch có thể bao gồm các khách du lịch, hoặc những gì khách du lịch làm, hoặc các cơ quan mà phục vụ cho họ” [71].

Tương tự như vậy, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) (1995), Du lịch là “hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” [70, tr. 12-21]. Như vậy, theo khái niệm của WTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch, đó là: (1) có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường thông thường; (2) mục đích của chuyến du lịch; và (3) thời gian thực hiện du lịch. Sau đó, khái niệm về du lịch của WTO đã được mở rộng hơn, theo


đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dung của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch” [76].

Tại Việt Nam, khái niệm du lịch đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật về du lịch. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam (20/02/1999), tại điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Trong Luật Du lịch Việt Nam ( 27/06/2005), du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Qua đó, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. .

b. Khái niệm phát triển bền vững

- Khái niệm phát triển

Khái niệm “phát triển” là một khái niệm còn khá mới, theo một số nhà khoa học xã hội thì khái niệm này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ “phát triển” ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson, và trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm “phát triển” được sử dụng đi đôi với khái niệm “không phát triển”, “chậm phát triển” [42]. Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây cho rằng khái niệm “phát triển” bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin, gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên. Hiện nay, khái niệm “phát triển” vẫn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.

Một định nghĩa “sự phát triển” của Dudley Seers được chấp nhận rộng rãi. Theo đó, “Phát triển xảy ra với: việc giảm và xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và tình trạng thất nghiệp trong một nền kinh tế đang phát triển” [72].


Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển” của tiến sĩ Vũ Đình Thanh được coi là một định nghĩa khá toàn diện: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ” [42].

Hiện nay, khái niệm “phát triển” không tồn tại như một khái niệm độc lập mà thường gắn với các nội dung, các lĩnh vực như: Phát triển kInh tế, Phát triển xã hội, Phát triển con người, Phát triển bền vững…

- Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “Phát triển bển vững” (Sustainable Development) được hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Đứng trước bối cảnh khủng hoảng môi trường xảy ra ở quy mô toàn cầu, mà nguyên nhân của nó là con người đã gây nên tình trạng mất cân bằng của hệ thống tự nhiên trong quá trình phát triển của mình, đặt nhân loại trên toàn thế giới hướng vào một phạm trù tư duy mới. Đứng đầu là hàng loạt những ý kiến, những bài viết của các học giả thuộc các ngành tự nhiên học, sinh thái học, môi trường học, kinh tế học, khoa học xã hội và nhân văn… Các học giả đã nêu lên những lo ngại và những nguy cơ có liên quan đến sự tồn vong của loài người trong tương lai đã làm xuất hiện chủ để: Làm thế nào để thế giới được “bền vững” hơn. Bằng các phương pháp khác nhau, tất cả đều đã cố gắng trong việc tìm kiếm ý nghĩa và các hàm ý của “Tính bền vững” trong một khung cảnh toàn cầu.

Thuật ngữ “phát triển bền vững” (PTBV) lần đầu tiên khuấy động các giới về Môi trường và Phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của xuất bản phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” của ba tổ chức IUCN, UNEP, WWF hợp tác xây dựng và công bố vào tháng 3/1980. Đến năm 1987, thuật ngữ PTBV được phổ cập rộng rãi nhờ cuốn “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Brundland (Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới) xuất bản, nó được xem như một “báo cáo về thế giới” và nhanh chóng được lưu hành rộng rãi. Bốn năm sau, năm 1991, uỷ ban này công bô một tài liệu khác mang tên “Chăm lo cho Trái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023