Đánh Giá Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Của Người Dân Và Đến Hệ Thống Cấp Nước Tập Trung Của Chi Nhánh Cấp Nước

thành hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách – Xã hội chiếm vị trí quan trọng nhưng lãi suất ưu đãi lại khá cao (9%/năm);

1.5 Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sử dụng nước sinh hoạt của người dân và đến hệ thống cấp nước tập trung của Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú

1.5.1 Tình hình xâm nhập mặn


Những năm gần đây, người dân nghèo ở các tỉnh ven biển và đặc biệt các tỉnh ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với tác động của xâm nhập mặn lên sản xuất và đời sống. Nhiều nơi tại ĐBSCL xâm nhập mặn đã vào sâu từ 35-40km với độ mặn từ 14,6-31,2g/l.

Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập, nhất là vào mùa khô. Tình hình xâm nhập mặn thời gian qua trên địa bàn huyện Mỹ Tú diễn biến phức tạp, mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong nội đồng làm ảnh hưởng đến các vùng sản xuất, đặc biệt là các vùng ngọt hóa, môi trường đất, nước bị nhiễm mặn, phèn ngày càng gia tăng, nhiễm mặn nước ngầm đang là vấn đề cần tập trung giải quyết. Nhiều hàng hóa bị tổn thất do hạn hán vào mùa khô và xâm nhập mặn, ngập lụt vào mùa mưa gây nên ở những sản phẩm như lúa gạo, rau, trái cây, cá tôm… đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo mức sống cho người dân trong vùng.

Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra.

Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp

ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Theo Trung tâm phân tích của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nasati), trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhậpmặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.

Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn.

Về tình hình xâm nhập mặn huyện Mỹ Tú:


Đối với nước ngầm, chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Mỹ Tú hiện nay bị nhiễm mặn, độ mặn cao nhất là 1,3‰, đã tăng từ 2-10 lần vào những tháng mùa khô, mực hạ thấp nước ngầm phổ biến 0,4 mét /năm, có nơi mực nước tỉnh vượt ngưỡng 6 mét/năm (theo tài liệu của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng). Về tình hình khai thác nước ngầm, hiện nay trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh là 201.758 m3/ngày đêm, trong đó riêng huyện Mỹ Tú là 63.057 m3/ngày đêm (tầng qp 2-3). Khai thác nước ngầm hiện nay toàn huyện Mỹ Tú là 13.268 m3/ngày đêm, tương đương 21,03% trữ lượng nước ngầm khu vực huyện Mỹ Tú (Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất Miền Nam).

Với tình hình khai thác ồ ạt như trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3421/QĐ- UBND ngày 25/12/2018 Phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó huyện Mỹ Tú hạn chế khai thác 60,65 km2 (tầng qp 2-3).

Về tình hình xâm nhập mặn nước mặt, độ mặn đo được cao nhất vào tháng 02/2015 tại các điểm đo kênh Năm Kiệu, Nàng Rền, Phường 3 độ mặn lần lượt là 10,7 ‰, 8,5‰,

6,3‰, độ mặn phổ biến trên các kênh là 2‰ (Theo tài liệu kết quả đo của Trạm Quản lý Thủy nông Ngã Năm-Mỹ Tú).

Về tình hình nhiễm mặn trên sông Hậu:


Theo QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt gồm các thông số sau:


STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

A1

A2

B1

B2

1

pH


6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

2

Ôxy hoà tan (DO)

mg/l

≥ 6

≥ 5

≥ 4

≥ 2

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

20

30

50

100

4

COD

mg/l

10

15

30

50

5

BOD5 (20oC)

mg/l

4

6

15

25

6

Amoni (NH+4) (tính theo N)

mg/l

0.1

0.2

0.5

1

7

Clorua (Cl-)

mg/l

250

400

600

-

8

Florua (F-)

mg/l

1

1,5

1,5

2

9

Nitrit (NO-2) (tính

theo N)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

10

Nitrat (NO-3) (tính

theo N)

mg/l

2

5

10

15

11

Phosphat (PO43)(tính

theo P)

mg/l

0,1

0,2

0,3

0,5

12

Xianua (CN-)

mg/l

0,005

0,01

0,02

0,02

13

Asen (As)

mg/l

0,01

0,02

0,05

0,1

14

Cadimi (Cd)

mg/l

0.02

0,02

0,05

0,05

15

Ch. (Pb)

mg/l

0,02

0,02

0,05

0,05

16

Crom III (Cr3+)

mg/l

0,05

0,1

0,5

1

17

Crom VI (Cr6+)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

18

Đồng (Cu)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1

19

Kẽm (Zn)

mg/l

0,5

1

1,5

2

20

Niken (Ni)

mg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

21

Sắt (Fe)

mg/l

0,5

1

1,5

2

22

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,002

23

Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,1

0,2

0,4

0,5

24

Tổng dầu, mỡ (oils & grea se)

mg/l

0,01

0,02

0,1

0,3

25

Phenol (tổng số)

mg/l

0,005

0,005

0,01

0,02

26

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

- Aldrin+Dieldrin

- Endrin

- BHC


µg/l

µg/l

µg/l


0,002

0,01

0,05


0,004

0,012

0,1


0,008

0,014

0,13


0,01

0,02

0,015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- DDT

- Endosunfan (Thiodan)

- Lindan

- Chlordane

- Heptachlor

µg/l

0,001

0,002

0,004

0,005

µg/l

0,005

0,01

0,01

0,02

µg/l

0,3

0,35

0,38

0,4

µg/l

0,01

0,02

0,02

0,03

µg/l

0,01

0,02

0,02

0,05

27

Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ

- Paration

- Malation


µg/l

µg/l


0,1

0,1


0,2

0,32


0,4

0,32


0,5

0,4

28

Hóa chất trừ cỏ

- 2,4D

- 2,4,5T

- Paraquat







µg/l

100

200

450

500


µg/l

80

100

160

200


µg/l

900

1200

1800

2000

29

Tổng hoạt độ phóng

xạ

Bq/l

0.1

0.1

0.1

0.1

30

Tổng hoạt độ phóng

xạ

Bq/l

1.0

1.0

1.0

1.0

31

E. Coli

MPN/

100ml

20

50

100

200

32

Coliform

MPN/

100ml

2500

5000

7500

10000



Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường nước trên sông Hậu năm 2017


STT


Thông số

Tháng

Tháng 3

Tháng 5

Tháng 10

1

Nhiệt độ (0C)

30,0

30,0

28,2

2

pH

7,2

7,4

7,2

3

Độ đục (NTU)

7

10

50

4

Độ dẫn (μS/cm)

48,1

50,2

36,9

5

DO( mg/l)

5,5

5,4

5,4

6

TSS (mg/l)

9

19

38

7

COD (mg/l)

9

8

10

8

BOD5 (mg/l)

3

5

3

9

N-NH4+(mg/l)

0,13

0,13

0,07

10

Độ mặn(NaCl 0/00)

0,110

1,911

0,310

11

N-NO2- (mg/l)

0,013

0,010

0,003

12

N-NO3- (mg/l)

0,15

0,21

0,32

13

P-PO4-3 (mg/l)

0,029

0,020

0,039

14

As (mg/l)

<0,001

<0,001

<0,001

15

Cd(mg/l)

<0,0005

<0,0005

<0,0005

16

Pb (mg/l)

0,002

0,003

0,001

17

Cr6+ (mg/l)

<0,01

<0,01

<0,01


18

Zn (mg/l)

<0,05

<0,05

<0,05

19

Fe (mg/l)

0,48

1,40

4,56

20

Hg(mg/l)

<0,0005

<0,0005

<0,0005

21

Chất HĐBM

mg/l LOD=0,2

KPH

KPH

KPH

22

Dầu,mỡ tổng (mg/l)

<0,01

<0,01

<0,01

23

Phenol (mg/l)

<0,002

<0,002

<0,002

24

Endrin μg/l (*) LOD=0,2

KPH

KPH

KPH

25

2,4D μg/l(*)

LOD=10

KPH

KPH

KPH

26

E.coli (MPN/

100ml)

93

KPH

9,3×101

27

Coliform

(MPN/100ml

2,3×103

9,3×103

9,3×103

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng)

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn


Phân tích của Nasati cũng cho hay, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu vực,các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó, sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm

Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.

Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu

vào đất liền; Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào; Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.

Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít,... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

1.5.3 Nguyên nhân


Một trong những trở ngại thiên nhiên chính của huyện Mỹ Tú là hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô, ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất nông nghiệp mà còn cấp nước sinh hoạt và đời sống cho người dân nơi đây. Trong điều kiện phát triển hiện nay, cộng với tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp hơn, khó giải quyết hơn, nên rất cần xem xét kỹ nguyên nhân để tìm ra một giải pháp cơ bản cho vấn đề này.

- Do ảnh hưởng El Nino xảy ralàm cho lưu lượng nước từ thượng nguồn sông chảy về hạ lưu bị thiếu hụt nghiêm trọng.

- Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiềubởi hệ thống các sông rạch và kênh mương, lại

- Việc vận hành hệ thống các công trình thủy lợi và bài toán chuyển đổi cây trồng vật nuôi của các tỉnh lân cận chưa hợp lý từ đó mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp.

- Mưa đầu mùa đến muộn nên tình hình hạn, xâm nhập mặn diễn ra vô cùng phức tạp.

- Do hạn kéo dài nhu cầu tưới nước cho vụ Đông Xuân, Hè Thu lớn nên thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt rất nghiêm trọng

- Việc giải tỏa chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy và giữ gìn vệ sinh nguồn nước trong thời gian đóng ngăn mặn thực hiện chưa tốt, nên một số đoạn kênh chưa được thông thoáng còn ô nhiễm.

1.5.4Tác động của xâm nhập mặn đến sử dụng nước sinh hoạt của người dân và đến hệ thống cấp nước tập trung của Chi nhánh cấp nước huyện Mỹ Tú

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua các biểuhiện xâm nhập mặn, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, sạt lở đã và đang gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Sóc Trăng là một tỉnh giáp biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên các vùng đất ven biển hầu hết đều bị nhiễm mặn và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nước dưới đất.

Hình 1 Tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn ra ngày một gia tăng ở Sóc Trăng 1

Hình 1: Tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn ra ngày một gia tăng ở Sóc Trăng

Sóc Trăng thuộc vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu, vào mùa kiệt lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác do độ dốc của lòng sông nhỏ, địa hình thấp, nên nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong thời gian qua, độ mặn xâm nhập vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch của tỉnh đang có diễn biến bất thường và phức tạp, thay đổi cả về thời gian, phạm vi và nồng độ. Cụ thể, năm 2015 hầu hết các nơi trong tỉnh Sóc Trăng đều bị mặn xâm nhập, năm 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, BĐKH tác động mạnh tới tình hình thời tiết ở tỉnh Sóc Trăng làm mặn xâm nhập sớm, độ mặn cao, tiến sâu vào nội đồng và thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn làm thiệt hại hơn 31.560ha lúa, hoa màu, mía, cây ăn trái, thủy sản của người dân trong tỉnh Sóc Trăng.

Do ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số trạm cấp nước trên địa bàn huyện với công suất lớn được xây dựng cũng sử dụng nguồn nước ngầm thay vì sử dụng nước mặt dẫn tới nước ngầm bị khai thác quá mức, mực nước ngầm thêm suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm mặn tầng nước ngầm.

Do ảnh hưởng của BĐKH, sự thay đổi lượng mưa, nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng khả năng bốc hơi, giảm lượng nước ngầm tầng nông, tăng độ mặn của nước ngầm tầng nông, gây tăng nồng độ và các chỉ tiêu ô nhiễm nguồn nước.

Vào mùa mưa, hiện tượng ngập úng xảy ra ở vùng trũng của huyện. Ngược lại, về mùa khô phần lớn diện tích của huyện nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn.


CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHOA HỌC


2.1 Cơ sở lý thuyết


2.1.1 Khái niệm, yêu cầu, phân loại hệ thống cấp nước


2.1.1.1 Khái niệm hệ thống cấp nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023