Biểu Đồ Phân Loại Ngã Cao Trong 126 Trường Hợp Điều Tra


Biểu đồ 1 1 Biểu đồ phân loại ngã cao trong 126 trường hợp điều tra Nguồn 1


Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phân loại ngã cao trong 126 trường hợp điều tra

(Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)

1.1.1.2. Phân loại theo ngành

Phân loại ngã cao theo ngành nghề, lĩnh vực trong số 126 trường hợp điều tra ta có:

Biểu đồ 1 2 Phân loại ngã cao theo ngành nghề trong số 126 trường hợp điều 2

Biểu đồ 1.2: Phân loại ngã cao theo ngành nghề trong số 126 trường hợp điều tra

(Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)


1.1.1.3. Các yếu tố góp dẫn đến ngã cao tại nơi làm việc

Các yếu tố góp phần được phân loại thành 7 loại chính và được thể hiện trong Hình bên dưới:

Yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn ngã cao

(Đối với 126 trường hợp điều tra)


Biểu đồ 1 3 Số lượng và tỷ lệ phần trăm các trường hợp các yếu tố góp 3

Biểu đồ 1.3: Số lượng và tỷ lệ phần trăm các trường hợp các yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn ngã cao

(Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)



Phân loại


Thiếu các thủ tục làm việc an toàn

Thiếu, sử dụng không đúng hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ chống

ngã cao


Môi trường làm việc kém


Hệ thống phòng / chống ngã cao không đầy đủ

Vi phạm các quy định / hành vi làm việc không đúng

chuẩn


Thiếu giám sát

Thiếu đào tạo / kiến thức cho nhiệm vụ được giao

Số trường

hợp


54


49


40


33


25


25


18

% Các trường

hợp


43


39


32


26


20


20


14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

* Lưu ý rằng có thể có nhiều hơn 1 yếu tố góp phần cho từng trường hợp ngã

(Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)


1.1.2. Nghiên cứu của Brazil

Nghiên cứu và phân tích 114 trường hợp điều tra ngã cao

Nghiên cứu và phân tích 114 trường hợp điều tra ngã cao của đồng tác giả Tomi Zlatar, Eliane Maria Gorga Lago, Willames de Albuquerque Soares. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích hậu quả tùy thuộc vào chiều cao rơi và điều tra các biện pháp quản lý rủi ro thường bị thiếu hoặc không được áp dụng đầy đủ trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tại thời điểm xảy ra khi ngã cao. Từ 368 trường hợp ngã cao nhóm ngiên cứu đã sàng lọc kỹ lưỡng để loại trừ những trường hơp không phù hợp với tiêu chí và cuối cùng 114 trường hợp đã được đưa vào phân tích. Các trường hợp được thu nhận có chiều cao rơi vào khoảng 1,2 đến 42 mét, trong đó các con số là: 19 trường hợp trong khoảng từ 0 đến 3 m; 52 trường hợp từ 3 đến 6,1 m; 21 trường hợp từ 6,1 đến 9,0 m; và 22 trường hợp hơn 9,1 m, người ta thấy rằng một tai nạn điển hình của việc ngã cao sẽ ở 45,6% từ độ cao từ 3 đến 6,1 mét. Những nơi phổ biến nhất xảy ra ngã cao là: trên giàn giáo/sàn làm việc (26-22,8%); mái nhà (30- 26,3%); sập, bao gồm sập sàn, tường và cầu thang (4-3,5%); thông qua lỗ mở, khoảng hở, bao gồm rơi qua cầu thang, bẫy, giếng nâng hoặc các tấm kính trong xây dựng (15-13,2%); thang và bệ bước (10 8,8%); nâng, bao gồm nâng bằng xe nâng (10-8,8%) và khác (19-16,7%)) và 49,1% xảy ra từ giàn giáo hoặc mái nhà. Hậu quả của vụ ngã cao này sẽ dẫn đến tử vong nếu người đó ngã xuống đầu và bị chấn thương đầu, trong khi nếu không, tỷ lệ phần trăm đại diện cho tỷ lệ sống sẽ là ≈55%, tùy thuộc vào khối lượng người và cả vật liệu người đó mang theo. Nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ có một tỷ lệ phần trăm

≈98% mà một số biện pháp đánh giá rủi ro không được áp dụng. Trong số các biện pháp không được áp dụng (thất bại), lý do sẽ là: 81,6% các thủ tục làm việc (biện pháp hành chính); 65,8% lan can, tay vịn, rào chắn và bảo vệ cạnh (biện pháp kỹ thuật); 60,5% đánh giá rủi ro; và 60,5% nền tảng làm việc/ giàn giáo (biện pháp kỹ thuật). Do đó, có thể kết luận rằng việc ngã cao gây rủi ro


lớn cho người lao động, điều này có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp quản lý áp dụng đầy đủ.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

1.2.1. Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng

Trong lĩnh vực xây dựng, trước thực trạng công tác thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, những công nghệ hiện đại cũng đang từng bước được áp dụng. Đặc thù của công nghệ xây dựng nhà cao tầng có những yêu cầu khác biệt, đòi hỏi phải giải quyết được các khó khăn trong thi công xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người lao động.

Đề tài: “Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng” của đồng tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn sỹ Khánh Linh (viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động và Nguyễn Phương hùng (viện Nghiên cứu cơ khí) đã được thực hiện. Nhận thấy công tác quản lý ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất nói chung và ở tại các công trường xây dựng nói riêng còn nhiều bất cập. Việc xây dựng được một phương pháp nhận dạng và đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế để giảm bớt tính chất phức tạp, công sức trong công tác này đòi hỏi cần phải có những cách thức hiệu quả hơn nữa, chính vì thế nếu xây dựng được bộ công cụ đánh giá nguy cơ gây tai nạn sẽ giải quyết được những tồn tại đó. Đề tài đã tiến hành việc xây dựng phần mềm bộ công cụ đó sao cho đáp ứng phù hợp được những đòi hỏi của thực tế sản xuất, trình độ quản lý… Bộ công cụ đánh giá rủi ro ATLĐ được tin học hóa và được xây dựng gọn nhẹ, đảm bảo tính tương thích của hệ thống dựa trên việc chạy trên nền của hệ điều hành Windows với cấu hình phần cứng tốt ưu nhất có thể. Phần mềm được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Studio và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server của hãng Microsoft. Phần mềm bộ công cụ đánh giá rủi ro được thiết kế bao gồm một số chức năng cơ bản như:


- Quản trị người sử dụng: Phân quyền người sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác của hệ thống;

- Cập nhật thông tin: Đảm bảo việc cập nhật đầy đủ các dữ liệu, thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, thuận tiện cho việc lưu trữ và xử lý;

+ Dữ liệu về nguy cơ gây tai nạn lao động;

+ Dữ liệu về các giải pháp hạn chế nguy cơ gây tai nạn lao động;

+ Dữ liệu về hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan

- Phân tích đánh giá nguy cơ: Căn cứ vào số liệu các nguy cơ thu thập được từ việc nhận dạng, sẽ tiến hành phân tích đánh giá nguy cơ theo phương pháp đã chọn;

- Mô phỏng nguy cơ: Cho phép mô phỏng nguy cơ gây tai nạn lao động bằng cách thay đổi các tình hướng giả định để cho người sử dụng có phương án dự phòng cho phù hợp;

- Kết xuất và báo cáo kết quả: Việc kết xuất và báo cáo kết quả được thực hiện đảm bảo tính chính xác, có thể kết xuất ra dạng file mềm hoặc dạng bản in.

Công cụ đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng nhằm giải quyết được những tồn tại này. Những kết quả được nghiên cứu thông qua việc lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại các công trường xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt đem lại những kết quả khả quan.

1.2.2. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm

Trong lĩnh vực sản xuất, với đặc thù sản xuất của mỗi doanh nghiệp lại có những mối nguy khác nhau đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch đánh giá rủi ro thường xuyên để từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát những yếu tố nguy hiểm yếu tố có hại và những rủi ro có thể xảy ra. Đề tài: “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” của Tiến sĩ: Triệu Quốc Lộc và cộng sự cũng là một trong những nghiên cứu về đánh giá


rủi ro về an toàn đáng chú ý. Trong đề tài tác giả đã đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá an toàn sản xuất trước đưa ra được một phương pháp phù hợp hơn, đó là phương pháp “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm”. Đánh gía tình hình an toàn sản xuất theo nguy cơ rủi ro và việc áp dụng phương pháp này khá đơn giản, phù hợp đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào, đồng thời không những cho phép đánh giá chung, tổng hợp tình hình an toàn của toàn bộ cơ sở sản xuất, mà còn có thể đánh giá mức độ an toàn của cơ sở sản xuất theo từng lĩnh vực cụ thể như: an toàn cơ học; an toàn điện; an toàn hoá chất một cách định lượng (tỷ lệ phần trăm, chủng loại và số lượng máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… không đảm bảo an toàn) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn sản xuất một cách chủ động và phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ sở sản xuất. Phương pháp này đã bước đầu áp dụng khá thành công trong quá trình khảo sát đánh giá tình hình an toàn sản xuất của 10 cơ sở sản xuất công nghiệp điển hình ở khu vực phía Bắc, cũng như vận dụng trong các luận văn tốt nghiệp của các khóa sinh viên Khoa Bảo hộ lao động, Trường Đại học Công đoàn.

1.3. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro

1.3.1. Ý nghĩa của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

- Nhận diện các mối nguy (Hazards identification) và đánh giá rủi ro (Risk Assessment) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tai nạn lao động hoặc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra rủi ro.

- Mặt khác nhận diện mối nguy giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề.

- Trong thực tế sản xuất nếu không xác định đúng nguyên nhân có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả điều tra hoặc đề xuất giải pháp xử lý không hiệu quả.

- Ngoài ra nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro còn là yêu cầu bắt buộc trong nội dung của tiêu chuẩn OHSAS (Occupational Health and Safety Assessment)


1.3.2. Một số phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy

1.3.2.1. Phương pháp sơ đồ xương cá

Sơ đồ xương cá (Fish bone Diagram) hay còn gọi là sơ đồ Nguyên nhân

Hậu quả của

vấn đề

- Kết quả, là một công cụ dùng để phân tích những khó khăn nảy sinh, giúp chúng ta tìmhiểu vấn đềmột cách toàn diện và tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề.

Môi trường

Máy móc

Nguyên vật liệu

Đo lường

Phương pháp

Con người

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xương cá

Sơ đồ xương cá được thực hiện theo những bước sau:

Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng phương pháp 5W – 1H: Who, What, When, Where, Why, How: Ai? Làm việc gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Và làm như thế nào?). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy, sau đó kẻ một đường ngang chia tờ giấy ra làm hai phần. Đây chính là phần đầu và xương sống của sơ đồ xương cá.

Xác định nhóm nguyên nhân chính: ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính vẽ một nhánh xương sườn vào sơ đồ. Thường nhóm nguyên nhân chính sẽ gồm các nhóm như sau: Con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu, Môi trường, Hệ thống chính sách, Thông tin, Đo lường…

Ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể có.

Nếu nguyên nhân quá phức tạp có thể chia nhỏ thành nhiều cấp.

Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra, chúng ta có thể tiến hành khảo sát, kiểm tra, đo lường…để xác định đâu là nguyên nhân chính rồi từ đó có kế hoạch cụ thể để sửa chữa…


1.3.2.2. Phương pháp 5W (5 Why)

5 Why là một kĩ thuật phân tích giải quyết vấn đề tìm cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự cố một cách nhanh chóng. Đây là phương pháp đặt ra nhưng câu hỏi “tại sao” cho đến khi tìm được nguyên nhân căn cơ của một vấn đề.

Khi một vấn đề rõ ràng xuất hiện, một câu hỏi tại sao nó xảy ra được đặt ra. Khi câu hỏi tại sao được trả lời, một câu hỏi tại sao khác được đặt ra để giải quyết câu trả lời trước đó. Điều này tiếp tục cho đến khi ít nhất 5 cấp độ nguyên nhân và hậu quả cho vấn đề được phơi bày. 5 Why thường cung cấp một cái nhìn tổng quan đầy đủ về những gì đang xảy ra và chỉ ra một giải pháp. Hiểu theo cách đơn giản, 5 Why là một kĩ thuật dùng để giải quyết vấn đề, giúp người sử dụng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc rễ thật sự.

Bản chất và nội dung của phương pháp 5 Why

- Được phổ biến vào những năm 1970 bởi hệ thống sản xuất Toyota, phương pháp "5 Why" là xem xét một vấn đề bất kì và đặt câu hỏi: "Tại sao?", "Nguyên nhân gì gây ra vấn đề này?" Thông thường, câu trả lời cho câu hỏi "tại sao" đầu tiên sẽ gợi ra câu trả lời cho câu hỏi "tại sao" thứ hai, rồi thứ ba và tiếp tục đến lần thứ năm. Do vậy mới có cái tên phương pháp 5 tại sao.

- Cách hỏi của 5 tại sao sẽ cho phép truy vấn được nguyên nhân sâu xa, thực sự của mỗi vấn đề và tìm đến các nguyên nhân thực thụ, có tính gốc rễ. Con số 5 chỉ có tính ước định rằng cần có nhiều bước truy vấn, nhiều bước tìm hiểu để đi đến nguyên nhân thực thụ, không dừng ở các nguyên nhân bề mặt.

- Trong quá trình tìm giải pháp, bắt đầu từ kết quả cuối cùng và suy ngược lại (hướng về nguyên nhân gốc rễ), liên tục hỏi: "Tại sao?". Điều này cần phải được lặp đi lặp lại cho đến khi nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đã rõ ràng. Nhưng nếu chúng ta đi nhiều hơn mức 7 câu hỏi thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi sai hướng hoặc vấn đề đó quá lớn, quá phức tạp cần phải chia nhỏ để phân tích.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí