Góc Đào Tạo Và Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động


- Huấn luyện hằng tuần.

- Phân tích lỗi vi phạm có hình ảnh cụ thể

- Phổ biến nội quy, quy định của dự án

- Ký danh sách tham gia, hình ảnh lưu giữ


Hình 2 5 Góc đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Nguồn Tác giả 1


Hình 2.5: Góc đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

(Nguồn: Tác giả chụp)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Đầu vào

Cung cấp:

1/ CMND công chứng 2/ Giấy khám sức khỏe 3/ Bằng cấp (nếu có)


TT 04/2013/BLĐ TBXH Cấp

phát BHLĐ


Theo số 44/2016/NĐ-CP

Phổ biến công tác ATLĐ & VSMT, nội quy

2.3.4. Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường


Cấp phát BHLĐ theo mẫu

Cấp thẻ ra vào dự án

Sơ đồ 2.4: Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường

(Nguồn: Ban quản lý dự án Hateco Laroma)


Bước 1: Xuất trình chứng từ cho Ban An Toàn

Hồ sơ pháp lý của Công nhân:

- Công nhân nam: từ đủ 18 tuổi trở lên đến dưới 60 tuổi.

- Công nhân nữ: từ đủ 18 tuổi trở lên đến dưới 55 tuổi.

- CMND: bản chính hoặc 01 bản photo công chứng còn hiệu lực.

- Giấy khám sức khỏe: 01 bản chính có dấu mộc tròn còn hiệu lực.

- Bằng cấp/ chứng chỉ nghề liên quan: 2 bản photo công chứng còn hiệu lực và 01 bản chính.

- Chứng chỉ Huấn luyện An Toàn nhóm 3 theo NĐ số 44/2016/NĐ-CP: 02 bản photo công chứng còn hiệu lực và 01 bản chính.

- Hợp đồng lao động.

- Bảo hiểm tai nạn.

- Cam kết tuân thủ an toàn lao động.

- Đối với CN thuộc nhóm 3 thuộc phụ lục của Thông tư 13/2016/TT- BLĐTBXH ngày 16/6/2016 thì có thêm quyết định giao nhiệm vụ.

Bước 2: Chuyển hồ sơ đến Ban QLDA

- Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, thư ký an toàn tại công trường sẽ chuyển toàn bộ thông tin hồ sơ đến Ban QLDA xem xét (theo đường công văn).

Bước 3: Hướng dẫn an toàn

Ban an toàn tại công trường.

- Hướng dẫn an toàn tổng quát: Công nhân chỉ được phép tiến hành và thực hiện công việc cho dự án khi đã được Quản lý an toàn tại công trường hướng dẫn an toàn tổng quát.

- Hướng dẫn an toàn đặc trưng cho từng công việc cụ thể: Tất cả các nhân viên mới phải được hướng dẫn an toàn đặc trưng cho từng công việc cụ thể trước khi tiến hành thực hiện công việc tại công trường.

Bước 4: Cấp phát thẻ ra vào cổng

- Sau khi đáp ứng các yêu cầu trên, Ban an toàn công trình tại công trường sẽ cấp phát thẻ ra vào cổng.


- Tất cả CB-CNV ra vào công trường mà chưa có chứng chỉ huấn luyện an toàn thì phải được huấn luyện an toàn: Nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6 theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP. Do cơ sở có chức năng thực hiện (đối với nhóm 1, 2, 3). Với nhóm 3 chỉ có người có bằng giảng viên huấn luyện an toàn lao động do Cục An Toàn cấp mới được phép đào tạo.

- Công nhân mới được điều động từ công trường khác về cũng được huấn luyện an toàn (như quy định ở trên).

- Sau khi có đủ hồ sơ pháp lý Ban An Toàn công trình tại công trường.

- Trình toàn bộ hồ sơ công nhân sang BQLDA.

- Tiến hành cấp thẻ ra vào cổng

Nhiệm vụ của bảo vệ:


Hình 2 6 Lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm soát người lao động ra vào 2

Hình 2.6: Lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm soát người lao động ra vào công trường

(Nguồn: Tác giả chụp)

Đối với người ra vào công trường

- Kiểm tra thẻ ra vào cổng của CB - CNV:

- CB - CNV có thẻ mới được vào cổng.

- Khách đến liên hệ công tác phải có giấy bảo lãnh của:


+ Ban QLDA (nếu khách của Ban QLDA).

+ CHT/CHP công trường (nếu là khách của nhà thầu)

- Bảo vệ yêu cầu khách trình CMND, ghi danh sách vào sổ theo dõi khách ra vào để tiện kiểm tra khi cần thiết.

- Tất cả CB–CNV khi vào cổng phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân: Giày BHLĐ, nón BHLĐ, áo BHLĐ, áo lưới phản quang, băng chân phản quang,…

- Công tác hướng dẫn an toàn tổng quát cho công nhân của công trường được thực hiện vào đầu tuần lúc 07h15 sáng. Các nhân viên không tham gia hướng dẫn này sẽ không được phép tham gia lao động tại công trường.


Kiểm tra

Biên bản nhắc nhở

Biên bản Phạt

Ngưng thi công Khắc phục

Tiếp tục thi công

Kỷ luật lao động

Lưu hồ sơ

2.3.5. Quy trình xử lý công nhân có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động



Lỗi nghiêm trọng

Phát hiện vi phạm



Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý người lao động vi phạm

(Nguồn: Ban quản lý dự án Hateco Laroma)


- Đối với công nhân có hành vi vi phạm an toàn lao động – vệ sinh môi trường thì sẽ bị xử lý theo quy chế xử phạt.

- Đối với giám sát, cán bộ phụ trách tổ/ nhà thầu có công nhân có hành vi vi phạm an toàn lao động – vệ sinh môi trường:

Lần 1: Lập phiếu nhắc nhở giám sát, cán bộ phụ trách.

Lần 2: Lập biên bản phạt.

Lần 3: Không cho tiếp tục làm việc tại công trường.

2.3.6. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân

Dựa vào thông tư 04/2014 TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Việc cấp phát PTBVCN cho người lao động được tiến hành định kỳ, những trường hợp phát sinh, PTBVCN cũ hỏng sẽ được cấp phát lại. Công tác tính toán chi phí trang cấp PTBVCN cũng được hạch toán vào đầu năm.

- Thực trạng sử dụng PTBVCN

Đa số người lao động đều chấp hành tốt việc sử dụng quần áo, gang tay, mũ bảo hộ lao động, găng tay, áo phản quang, băng chân phản quang cũng như các phương tiện hỗ trợ làm việc trên cao như dây an toàn chống ngã cao, dây cứu sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, bộ phân an toàn vẫn phát hiện ra nhiều trường hợp không sử dụng, hoặc sử dụng không sai quy cách các PTBVCN. Những trường hợp như vậy bộ phận an toàn đều nhắc nhở hoặc hướng dẫn người lao động cách sử dụng PTBVCN cho đúng cách. Những trường hợp nhắc nhở nhiều mà vẫn còn tái phạm, bộ phận an toàn sẽ thực hiện việc xử lý kỷ luật công nhân.

2.3.7. Một số điểm mạnh và điểm hạn chế trong công tác an toàn vệ sinh tại công trường dự án Hateco La Roma

2.3.7.1. Những điểm mạnh đã đạt được trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công trường dự án Hateco La Roma

- Chủ đầu tư và chủ thầu thi công xây dựng luôn quan tấm đến công tác an toàn, luôn cố gắng để tìm cách đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro và


tuân thủ thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Những ưu điểm:

- Công ty đã xây dựng ra một số quy trình làm việc rõ ràng, cụ thể giúp việc thực hiện công việc và quản lý trở lên dễ dàng, hiệu quả:

+ Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường

+ Quy trình thực hiện công tác huẩn luyện đầu vào

+ Quy trình xử lý vi phạm

- Công tuyên truyền, huấn luyện an toàn diễn ra thường xuyên, nội dung huấn luyện bám sát tình hình thực tế, số liệu sử dụng trong bài giảng được cập nhật thường xuyên giúp cho người lao động tiếp cận được những thông tin an toàn mới nhất.

- Công ty đã có định mức phương tiện bảo vệ cá nhân cụ thể cho người lao động ở từng vị trí việc làm.

- Công trình xây dựng sử dụng hệ giáo bao quanh với việc kết hợp hệ thống lưới chống vật rơi bao quanh công trình giúp hạn chế việc xảy ra ngã cao và nguy cơ vật rơi. Tuy không hiện đại, hiệu quả và an toàn bằng hệ thống gangform của Hàn Quốc nhưng đối với một công trình ở quy mô vừa và nhỏ như vậy thì đây là một giải pháp hữu hiệu, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo về mặt an toàn.

2.3.7.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công trường dự án Hateco La Roma

An toàn điện

- Các quy định an toàn điện đã được đề ra, an toàn điện cũng đã được đưa vào trong nội dung huấn luyện nhưng vẫn còn nhiều bất cập xảy ra trong thực tế.

- Thợ điện không có chứng chỉ nghề phù hợp, chứng chỉ an toàn và quyết định giao nhiệm vụ thợ điện.


- Không có sơ đồ tổ chức lưới điện niêm yết trên công trường phù hợp với giai đoạn thi công

- Công nhân vi phạm quy định an toàn trong việc kéo dẫn dây điện khi sử dụng thiết bị điện, dây điện dải trên nền đất ẩm, chạy qua vật liệu, sắt thép hoặc treo trên các móc không có cao su bọc cách điện.

- Một số tủ điện hỏng chốt khóa, thiếu cảnh báo an toàn, thiếu thông tin của người phụ trách điện; không đặt ở vị trí an toàn.

- Đấu nối và các công việc liên quan đến điện mà chỉ có 1 người

An toàn máy móc thiết bị

- Tồn tại một số lại thiết bị cũ, hỏng, không an toàn được đưa vào sử dụng trong công trường. Cán bộ an toàn đã cố gắng giám sát và loại bỏ nhưng vẫn còn tồn tại một số trường hợp người lao động sử dụng thiết bị cũ, hỏng, không đảm bảo an toàn, không được dán giấy kiểm soát an toàn trước khi mang vào công trường.

- Tung, ném dụng cụ vật tư.

- Máy thiếu cơ cấu chuyển động

- Không có nhật ký theo dõi hoạt động, bảo dưỡng máy thiết bị

- Việc kiểm soát người vận hành máy thiết bị vật tư theo quyết định giao việc vẫn còn nhiều khó khăn. Vẫn có những trường hợp người lao động không có chứng chỉ vận hành thiết bị vẫn tự ý làm việc.

An toàn làm việc trên cao

- Công nhân nhiều lúc di chuyển liều lĩnh, phớt lờ các quy định về an toàn, công nhân di chuyển lên xuống ở trên cao, leo trèo trên tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên giàn giáo, trên khung cốp pha, cốt thép, khi lên xuống thang,…

- Không có hệ thống cảnh bảo phía dưới khi có người làm việc khu vực trên cao.

- Công nhân còn thiếu trách nhiệm trong việc vệ sinh sau khi làm việc.

VD: Để vật liệu, rác xây dựng trên sàn thao tác, rìa mép biên công trình.


- Công nhân trong quá trình làm việc không giữ được lối đi và hành lang an toàn, thông thoáng. Vật liêu, vật tư sắp xếp không gọn gàng, không đúng quy cách, để bừa bộn che chắn lối đi, chỉ khi có an toàn nhắc nhở, quản lý thi công và công nhân mới bắt đầu dọn dẹp lại lối đi thông thoáng.

- Thiếu hành lang an toàn có mái che chắn ở các vị trí di chuyển phía dưới.

An toàn khi làm việc với giàn giáo, thang

- Không có nội dung huấn luyện an toàn chi tiết khi làm việc với thang và giàn giáo dẫn đến việc người lao động không nắm được những nguyên tắc an toàn khi làm việc.

- Đầu ca không có người kiểm tra an toàn thang, giàn giáo trước khi làm việc.

- Chưa có biện pháp kiểm tra định kỳ tình trạng của thang, giàn giáo. Nhiều thang và chi tiết giáo bị cong, biến dang, mọt rỉ, không đảm bảo an toàn vẫn được đưa vào sử dụng.

- Không có dây cứu sinh độc lập khi lắp đặt, sử dụng hoặc tháo tháo dỡ

Ý thức của người lao động tại công trường

- Mặc dù đã được tuyên truyền và huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động nhưngvẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động phớt lờ các quy định an toàn khi làm việc.

- Không tham gia học an toàn hoặc vắng mặt không có lý do

- Vắng mặt trong các cuộc họp về an toàn

- Công nhân làm tắt, làm ẩu, phớt lờ quy định an toàn khi không có mặt của giám sát an tòan.

- Thiếu trách nhiệm trong việc tự đánh giá, tự kiểm tra về an toàn

- Ngoại trong việc thông báo nguy cơ mất an toàn cho cấp trên.

Phương tiện bảo vệ cá nhân

- Do tiến độ thi công, khối lượng công việc và các hạng mục công việc phải thực hiện lớn. Việc kiểm soát phương tiện bảo vệ cá nhân cũ hỏng, không đảm bảo an toàn còn nhiều hạn chế.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí