DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình
Hình 1.1: Thứ tự ưu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro 23
Hình 2.1: Hình ảnh chung cư Hateco La Roma 28
Hình 2.2: Phối cảnh dự án chung cư Hateco Laroma Chùa Láng 29
Hình 2.3: Công nhân thể dục và hô khẩu hiệu an toàn mỗi buổi sáng 35
Hình 2.4: Lớp học an toàn tại công trường 37
Hình 2.5: Góc đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 40
Hình 2.6: Lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm soát người lao động ra vào công trường 42
Hình 3.1: Dựng thang hợp lý- góc nghiêng 75 0 128
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1
- Biểu Đồ Phân Loại Ngã Cao Trong 126 Trường Hợp Điều Tra
- Sơ Đồ Cây Quyết Định Dùng Trong Đánh Giá An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp
- Giới Thiệu Về Công Ty Hateco Thăng Long – Chủ Đầu Tư
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Hình 3.2: Cố định chân thang nối xuống nền và hệ thống phanh bánh xe ở chân thang 128
Hình 3.3: Hình ảnh minh họa drone thực hiện việc giám sát trên công trường... 131 Hình 3.4: Sản phẩm Mavic 2 zoom drone 139
Hình 3.5: Điều khiển của Mavic 2 zoom drone 139
Hình 3.6: Hệ thống cảm biến phía dưới của Mavic 2 zoom 140
Hình 3.7: Bộ sản phẩm Mavic 2 zoom và phụ kiện 141
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xương cá 14
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cây quyết định dùng trong đánh giá an toàn sức khỏe nghề nghiệp 16
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn Hateco 27
Sơ đồ 2.2: Tổ chức kiểm an toàn vệ sinh lao động chung tại công trường 32
Sơ đồ 2.3. Quy trình huấn luyện đầu vào 39
Sơ đồ 2.4: Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường 40
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý người lao động vi phạm 43
Sơ đồ 3.1: Quy trình huấn luyện vận hành Drone/flycam 142
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngành xây dựng là một trong những ngành luôn nằm trong top đầu những ngành có số vụ tai nạn và số lượng người chết cao nhất theo thông kê, với đặc thù khối lượng công việc lớn, đa dạng và sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Trên công trường thi công luôn tồn tại những mối nguy về an toàn đe dọa tới tính mạng và sức khỏe người lao động, trong đó làm việc trên cao là một trong những nguyên nhân gây tử vong và trấn thương nghiêm trọng phổ biến nhất.
Theo báo cáo về tình hình tai nạn lao động trên cả nước, phân tích tình hình tai nạn lao động từ biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, do địa phương gửi về từ tất cả những khu vực có quan hệ lao động, nguyên nhân gây ra tai nạn và số vụ tai nạn chết người do ngã cao luôn ở mức trên 20%, cao nhất trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Ngã cao là tai nạn rất phổ biến và thường xảy ra ở trong tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây dựng, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha, lắp đặt cốt thép, đổ dầm bê tông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện.
Ở Hà Nội hiện nay, mức độ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và đặc biệt tai nạn lao động khi làm việc trên cao nói riêng là rất bức thiết và đặc biệt cần có sự quan tâm. Nhận thức được điều đó, nhiều công ty xây dựng đã tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng những quy trình, nội quy, nguyên tắc an toàn khi làm việc, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như áp dụng những công nghệ, thiết bị mới nhất trong xây dựng nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho người lao động. Công tác thanh tra giám sát cũng đặc biệt được đẩy mạnh nhằm đảm bảo việc thực hiện các nội quy về an toàn của công nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý an toàn vệ sinh lao động và việc thực hiện nội quy, quy trình an toàn đối với những công việc trên cao còn
nhiều hạn chế và thiếu sót, khiến cho những vụ tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra, gây thiệt hại về người và của. Chi phí y tế, bồi thường tai nạn lao động lớn, thời gian dành cho công tác điều tra tai nạn lao động kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, tiến độ thi công.
Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc trên cao, giảm thiểu được những vụ tai nạn lao động liên quan đến ngã cao. Từ đó Em xin được thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Phần lớn các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội là các dự án xây dựng nhà cao tầng. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động còn có rất nhiều vấn đề và tiềm ẩn rất nhiều những mối nguy và rủi ro về an toàn mà người lao động phải đối mặt khi làm vệc trên cao. Đó cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài này. Ban đầu khi chọn đề tài này, tác giả muốn đánh giá rủi ro về an vệ sinh lao động khi làm việc trên cao tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội để có một cái nhìn rộng và bao quát nhất về tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao, cũng như tìm hiểu được các khó khăn, mối nguy và những rủi ro mà người lao động đang phải đối mặt khi thi công làm việc trên cao tại các dự án cao tầng. Từ đó đề xuất biện pháp kiện toàn giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Nhưng trong quá trình thực hiện đề tài tác giả nhận thấy mỗi công trường có điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ, độ tuổi, ngoài ra uy tín của chủ thầu dự án, uy tín chủ đầu tư dự án và mức độ quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động là khác nhau ở mỗi dự án. Những công trình được thực hiện bởi nhà thầu và chủ đầu tư uy tín, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu, người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, được huấn luyện an toàn thường
xuyên, các quy định liên quan đến công tác an toàn cũng được công ty thực hiện rất tốt. Có những công trường xây dựng lại ngược lại, ưu tiên tiến độ xây dựng mà bỏ qua những quy định về an toàn, người lao động phải đối mặt rất nhiều yếu tố nguy hiểm mà không có sự quan tâm đúng mực. Việc đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro một cách khả thi và mang lại hiệu quả cao phải căn cứ trên tình hình thực tế tại mỗi cơ sở, không thể dập khuôn máy móc và đưa ra những biện pháp chung chung cho tất cả các dự án xây dựng cùng thực hiện. Mặt khác, việc tiếp cận nắm bắt thực trạng và thu thập số liệu về công tác an toàn vệ sinh lao động tại các công trường trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn do tính bảo mật thông tin tại mỗi dự án là khác nhau, không phải công trường nào cũng sẵn sàng cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động của công trường công ty mình. Việc thu thập số liệu tại nhiều công trường cũng mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp. Để đảm bảo giá trị và hiệu quả của các giải pháp được đưa ra trong luận văn tác giả đã thu hẹp lại phạm vi nghiên cứu của mình từ một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội lại thành tập trung nghiên cứu tại một công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma nhằm đảm bảo việc đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro bám sát với thực tế và mang lại hiệu quả cao tại phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao và những nguy cơ rủi ro tại một số công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma.
- Đề xuất được giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trên cao.
2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma và những nguy cơ rủi ro. Từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, những mặt còn hạn chế.
+ Giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế những nguy cơ, rủi ro đối với lao động làm việc trên cao trên công trường trong công trường dự án chung cư Hateco Laroma nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp đánh giá rủi ro
- Công tác an toàn vệ sinh lao động
- Những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma
- Các giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu
- Tác giả sử dụng phương pháp hồi cứu các nguồn tài liệu có liên quan làm cơ sở để hệ thống hóa lý thuyết về các rủi ro trong công trường xây dựng. Tác giả cũng tham khảo các tài liệu thực tế tại dự án để làm cơ sở đánh giá rủi ro nghề nghiệp tại dự án.
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Chỉ ra thực trạng về công tác an toàn, vệ sinh lao động làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma, từ đó đề xuất được các giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro khi làm việc trên cao.
- Đề xuất sử dụng drone/flycam trong việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát an toàn đối với người lao động làm việc trên trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma.
Chương 3: Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao nhằm đảm bảo an toàncho người lao động
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá các rủi ro phát sinh từ một mối nguy, có tính đến tính đầy đủ của mọi biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro có được chấp nhận hay không. Một số phương pháp để thực hiện đánh giá rủi ro có sẵn từ chuyên gia đến phương pháp có sự tham gia và từ các phương pháp đơn giản đến phức tạp. Để thực hiện một quy trình quản lý rủi ro hiệu quả , cần phải hiểu rõ bối cảnh pháp lý, các khái niệm, quy trình phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro và vai trò của tất cả những người tham gia vào quy trình. Cũng cần quản lý rủi ro dựa trên các phương pháp luận vững chắc và đã được thử nghiệm.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản năm 2007 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành đã quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) để tổ chức có thể kiểm soát được các rủi ro về ATSKNN. Tiêu chuẩn này có đưa ra các thuật ngữ, định nghĩa và các quy trình về nhận diện và đánh giá rủi ro. Đồng thời OHSAS 18001:2007 cũng đưa ra các biện pháp để kiểm soát và thay đổi, các biện pháp kiểm soát hoặc thay đổi, cải tiến biện pháp biện pháp kiểm soát để làm giảm rủi ro theo các cấp độ: Loại trừ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, các thiết bị bảo vệ con người. Đặc biệt OHSAS 18001:2007, còn hướng dẫn thực hiện biện pháp đánh giả rủi ro bằng cách cho điểm có trong số các mối nguy và phân loại các rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được sao cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp va đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật.
Vào tháng 3 năm 2018 ISO 45001 được công bố. ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu của ISO 45001 là giảm thương tích và bệnh nghề nghiệp, bao gồm thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo ISO 45001:2018 thì có nhiều phương pháp để nhận dạng mối nguy: Phân tích cây sai hỏng FTA,
nhận dạng mối nguy HAZID, phân tích công việc chủ yếu CTA, tuần tra quan sát PO, phân tích cây sự cố ETA, dựa vào báo cáo, phân tích tai nạn, sự cố AI. Từ đó tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
Đề tài luận văn liên quan đến việc nghiên cứu và đánh giá rủi ro khi làm việc trên cao đã quan tâm đến các nghiên cứu ở các nước về đánh giá rủi ro khi làm việc trên cao:
1.1.1. Nghiên cứu của Singapore về 126 trường hợp ngã cao
Nghiên cứu và phân tích 126 trường hợp điều tra ngã cao của Bộ nhân lực Singapore (The Ministry of Manpower Singapore) về các trường hợp tai nạn lao động gây tổn thương nghiêm trọng hay tử vong do ngã cao từ năm 2003-2007 để hiểu rõ hơn các yếu tố góp phần gây ra những của những trường hợp tai nạn. Trong nghiên cứu thông qua phân tích số liệu và các yếu tố góp phần gây ra tai nạn, họ đã phân loại các yếu tố gây ra tai nạn của 126 trường hợp điều tra thành 7 nhóm chính: thiếu các thủ tục làm việc an toàn là 54 trường hợp chiếm 43%; thiếu hoặc sử dụng không đúng hoặc không chấp hành việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao là 49 vụ, chiếm 39%; môi trường làm việc kém là 40 vụ, chiếm 32%; hệ thống phòng ngừa chống ngã cao không đầy đủ là 33 trường hợp, chiếm 26%; vi phạm các quy định/hành vi làm việc không đúng chuẩn là 25 trường hợp, chiếm 20%; thiếu giám sát là 25 trường hợp, chiếm 20%, thiếu đào tạo kiến thức cho nhiệm vụ được giao là 18 trường hợp chiếm 14%. Trong đó có thể có nhiều hơn 1 yếu tố góp phần cho từng trường hợp ngã cao.
1.1.1.1. Phân loại ngã cao theo vị trí
Các vụ tại nạn ngã cao trong số nằm trong số những 126 trường hợp điều tra.