Nghiêm Cứu Các Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Động Của Du Lịch Đến Các Hệ Sinh Thái Rừng


1.3.3. Nghiêm cứu các giải pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến các hệ sinh thái rừng

Những con đường thường được sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và môi trường nói chung là giáo dục môi trường cho du khách, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế giám sát môi trường, quy hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương và tăng cường vai trò của cơ quan quyền lực với quản lý du lịch sinh thái.

Con đường thứ hai để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường VQG là xây dựng và thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo du lịch (luật du lịch, hướng dẫn cho hoạt động du lịch). Đó chính là những luật lệ, hay những hướng dẫn cho du lịch, nó có thể chiếu cố cùng lúc đến nhiều nhóm khác tham quan, cũng có thể hướng vào một nhóm có đặc điểm hoạt động riêng.

Hiện có hàng loạt các hệ thống nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở khắp các KBTTN và được lưu giữ ở Hiệp hội Du lịch sinh thái. Chúng được chia ra thành các nhóm: (I) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch, doanh nghiệp, nhà trọ; (II) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà lữ hành môi trường và văn hoá; (III) nguyên tắc chỉ đạo cho các địa điểm khung cảnh cụ thể; (IV) nguyên tắc chỉ đạo cho khách cắm trại, dã ngoại, và du lịch ba lô; (V) nguyên tắc chỉ đạo cho việc lập kế hoạch và chọn hướng đi; (VI) nguyên tắc chỉ đạo cho dân bản địa; (VII) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà phát triển và kiến trúc sư...

Mục tiêu của du lịch sinh thái là sử dụng các nguồn lực địa phương. Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước


và lâu dài; từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng rằng DLST vẫn chưa đạt được tiềm năng như một công cụ cho bảo tồn và phát triển kinh tế, một phần bởi vì nhiều dự án đang cố công tìm kiếm được nguồn tài trợ, một phần vì các nước chủ nhà chưa nhận được đầy đủ các lợi nhuận tiềm năng từ du lịch và một phần khác vì chỉ một số ít lợi nhuận được đưa trực tiếp trở lại để hỗ trợ bảo tồn và phát triển kinh tế (Kreg Lindberg và Richard M. Huber, 1999).

Du lịch sinh thái được nhiều người coi là một cơ hội để sản sinh thu nhập và việc làm trong những khu thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn chưa bị phát triển truyền thống khai thác. Mục đích này phần nào đã được thực hiện nhưng có một nhận thức rằng rất ít trong tổng số tiền du khách trả cho chuyến đi du lịch được tiêu ở gần hoặc trong bản thân các địa điểm du lịch. Người ta đã nhận thấy một ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách được nằm lại ở cộng đồng gần địa điểm du lịch sinh thái.

Năm 1998 tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN đã đưa ra 10 nguyên tắc về Phát triển du lịch bền vững như sau:

1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa.

2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục suy thoái môi trường và nâng cao chất lượng du lịch.

3. Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính da dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa để tạo ra sức bật của du lịch.

4. Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia.

5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương, vừa phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa.

6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng, điều này không chỉ đem lại lợi ích


cho cộng đồng mà còn tăng tính hấp dẫn của du lịch với du khách.

7. Tư vấn của các nhóm quyền lợi và cộng đồng địa phương, đảm bảo hợp tác lâu dài giảm xung đột về quyền lợi của các bên liên quan.

8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến về phát triển du lịch bền vững, cải thiện chất lượng du lịch.

9. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp thông tin đầy đủ cho du khách, nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa, góp phần thoải mãn nhu cầu của du khách.

10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh và du khách.

1.4. Nghiên cứu ở Việt Nam

1.4.1. Nghiên cứu về du lịch sinh thái

Ở Việt Nam DLST cũng được sự quan tâm, chú ý từ những năm 1990 của thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó được thực hiện, cụ thể như:

Nguyễn Thị Tú (2006) khi nghiên cứu Những giải pháp phát triển DLST

Việt Nam trong xu thế hội nhập″ đã phân tích khá chi tiết điều kiện phát triển DLST và xu thế phát triển DLST Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được tiềm năng DLST tại các VQG, khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch này.

Nguyễn Đình Hòa (2006) trong nghiên cứu DLST - thực trạng và giải pháp

để phát triển ở Việt Nam″ đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển DLST của Việt Nam nhưng chưa làm nổi bật được hoạt động này của Việt Nam.

Nghiên cứu của Hoàng Hoa Quân và Ngô Hải Dương (2005) về Thực

trạng hoạt động DLST tại Việt Nam và định hướng phát triển″ đã làm rõ thực trạng hoạt động DLST của Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển bền vững.


Tại Hội nghị Quốc tế về Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam″ diễn ra tháng 9/1999 được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam với tổ chức UICN, ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA, tại hội nghị này đã có rất nhiều tham luận được đưa ra về những kinh nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi như:

- Một giải pháp phát triển DLST và bảo tồn VQG Ba Vì và vùng phụ cận của tác giả Vũ Đăng Khôi (2004). Tác giả đã đưa ra được các giải pháp cho phát triển DLST ở VQG Ba Vì và phương pháp mà tác giả sử dụng là phương pháp định tính.

- Tương tự, công trình nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm DLST tại VQG Ba Vì của tác giả Nguyễn Văn Hợp (2007) đã phân tích được thực trạng kinh doanh sản phẩm DLST ở VQG Ba Vì từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm DLST ở đây. Tuy nhiên, phương pháp trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hợp cũng mới sử dụng phương pháp định tính.

- Bảo tồn ĐDSH và phát triển DLST bền vững ở VQG Ba Vì và vùng đệm nền kinh tế thị trường của tác giả Nguyễn Đức Hậu (2006). Ở công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo tồn ĐDSH và mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH với phát triển DLST.

- Đặc điểm DLST và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2000). Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch tại VQG để phát triển DLST, tác giả đã làm rõ được tiềm năng du lịch tại VQG phù hợp với tính chất và đặc điểm du lịch sinh thái, tuy nhiên còn chưa cụ thể hóa cần khai thác tiềm năng du lịch này như thế nào.

Các kết quả nghiên cứu tại hội nghị đã làm rõ được các nội dung cơ bản của DLST ở Việt Nam, là những cơ sở bổ ích cho phát triển DLST ở Việt Nam. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về DLST ở Việt Nam có rất ít.


1.4.2. Nghiêm cứu tác động của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên

Những nghiên cứu liên quan đến môi trường ở VQG tập trung chủ yếu vào phát hiện tài nguyên đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được ở các VQG và KBTTN Việt Nam là khoảng 12000 loài thực vật có mạch, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá và trên 5500 loài côn trùng (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, 1991). Số loài ở mỗi VQG đều lên đến hàng nghìn, số liệu được phản ảnh qua bảng sau.

Bảng 1.1. Số loài sinh vật tại một số trung tâm đa dạng sinh học và VQG



Trung tâm,


VQG

Thực vật

Loài thú

Loài chim

Loài bò sát,


Ếch nhái

Tam Đảo

904

64

240

83

Cát Bà

745

39

149

57

Cúc Phương

1994

88

300

53

Bạch Mã

2500

83

330

52

Cát Tiên

2500

105

348

121

Yok Đôn

1500

66

241

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 4


Những nghiên cứu cũng chỉ rõ giá trị to lớn của các VQG trong bảo tồn tài nguyên sinh vật. Đây là nơi lưu giữ hầu hết các giống loài đặc hữu và quý hiếm, những loài đang nguy cấp cần được bảo vệ (Võ Quý, Nguyễn Duy Chuyên, Phạm Nhật v.v... 1995; Thái Văn Trừng, 1997; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Võ Quý, Nguyễn Bá Thụ, Hà Đình Đức, Lê Văn Tấc, 1996; Nguyễn Bá Thụ, 1995). Năm 2002, Vương Văn Quỳnh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của du


lịch đến bảo vệ môi trường ở 3 VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương và VQG Cát Bà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch sinh thái ở các VQG và khu bảo tồn đang phát triển như một xu hướng không thể cưỡng lại được. Nó có vai trò to lớn với phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn về suy thoái môi trường ở các VQG và KBTTN. Mặc dù ở mức còn hạn chế nhưng những tác động tiêu cực ở 3 VQG đã biểu hiện rõ.

Năm 2004, Bùi Thế Đồi đã nghiên cứu về những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên du lịch sinh thái VQG Cát Bà. Nghiên cứu cho thấy du lịch đang diễn ra mạnh mẽ tại Cát Bà, đã mang lại lợi ích đáng kể đối với sự phát triển của vùng đảo, đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Nguồn thu nhập từ du lịch đã tăng lên theo từng năm, đặc biệt ở khu vực thị trấn và những nơi thuận lợi cho kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về lượng khách du lịch đến với đảo Cát Bà thì số lượng các vụ vi phạm tài nguyên rừng, biển có chiều hướng gia tăng. Cộng đồng địa phương vẫn chưa thực sự tham gia vào quản lý du lịch sinh thái và lợi ích từ du lịch đối với họ không đáng kể.

1.4.3. Nghiêm cứu các giải pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến các hệ sinh thái rừng

Hà Nội là Thủ đô có lịch sử hàng nghìn năm, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội đứng đầu về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần

40.000 di tích Việt Nam, trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia. Hà Nội hiện là địa phương sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO ở Việt Nam nhất. Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất đa dạng bởi hàng nghìn công trình văn hóa, di tích lịch sử, đền chùa, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi. Hà Nội cũng có các vùng nông thôn ven đô trù phú cùng hệ thống sông hồ, đầm phá, các VQG, rừng huyện, rừng cảnh quan và di tích lịch sử v.v... Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với du khách muôn phương muốn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tìm hiểu con


người, tìm hiểu những quy luật thiên nhiên nhiệt đới hoang dã... Trang Web du lịch uy tín Thế giới TripAdvisor, liên tục trong năm 2014 - 2015 đã bình chọn Hà Nội là một trong 10 điểm đến hàng đầu Thế giới.

Trong những năm gần đây công tác đầu tư phát triển du lịch của Thành phố Hà Nội có những chuyển biến tích cực. Một số dự án khác như xây dựng sân golf và dịch vụ Long Biên, sân golf và dịch vụ hồ Vân Sơn (Chương Mỹ) đã đưa vào sử dụng, tạo động lực cho phát triển du lịch. Các khu du lịch sinh thái sân golf Mỹ Đức, khu du lịch Thung lũng Xanh, làng sinh thái đồi Gia Nông, các khu resort ngoại thành Hà Nội... Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… Trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.

Để thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội năm 2016, Thành ủy Hà Nội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về "Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016

- 2020 và những năm tiếp theo”. Việc ban hành nghị quyết thể hiện quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Theo dự thảo Nghị quyết, sau gần 10 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 của Thành uỷ Hà Nội, lượng khách du lịch đến Hà Nội luôn giữ tốc độ tăng trưởng khá, số lượng chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Năm 2015, Hà Nội đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách trong nước. Tổng thu từ khách du lịch tăng ổn định, bình quân trên 15%/năm, năm 2015 đạt gần


55.000 tỷ đồng.

Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Hà Nội được xác định với tỷ trọng đáng kể của các loại hình du lịch sinh thái nhân văn. Định hướng các loại hình du lịch được chú ý như sau:

- Du lịch văn hóa: Phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái: Tập trung vào các sản phẩm tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực VQG Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Hình thành các khu vui chơi giải trí tổng hợp ở Mỹ Đức; Khu vui chơi giải trí mang tính khám phá thiên nhiên tại Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì hoặc Mỹ Đức; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.

- Du lịch MICE khai thác các sự kiện chính trị quốc tế; các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên; các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch...

- Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Mỹ Đức.

- Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại; các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng.

- Du lịch nông nghiệp: Phát triển ở các vùng ngoại thành bổ sung cho các chương trình du lịch nội đô.

Đánh giá chung: Những nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với các cộng đồng địa phương, nó đang phát triển nhanh như một xu hướng tất yếu và là một giải pháp hiệu quả để khai thác bền vững những giá

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí