Mục Tiêu, Đối Tượng, Phạm Vi, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu


trị sinh thái nhân văn, làm cho nó trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Rừng với môi trường trong lành, sự phong phú đa dạng của các giống loài, các dạng sống, của cảnh quan thiên nhiên, và những quy luật hoang dã của tự nhiên v.v... đã được xem là một trong những đốitượng hấp dẫn nhất, những tài nguyên quan trọng nhất của du lịch sinh thái.

Rừng cũng bị tác động mạnh mẽ của du lịch sinh thái nếu không có giải pháp quản lý thích hợp. Với nhu cầu về không gian cho các công trình du lịch, các tuyến lữ hành, thăm ngắm giải trí, với nhu cầu về cung cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, thực phẩm sạch và mới lạ, với mọi sự ồn ã và huyên náo, quấy nhiễu các loài động vật... Du lịch sinh thái không được quản lý tốt sẽ làm suy thoái rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm mất đi cơ sở để du lịch sinh thái được tồn tại lâu dài hiệu quả.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch sinh thái nhằm xác định những biện pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững. Phần lớn hướng vào xác định tiềm năng và giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái, một vài công trình nghiên cứu hướng vào đánh giá tác động của nó đến ô nhiễm môi trường nước, không khí và những giải pháp cho bảo vệ môi trường.

Ở Hà Nội du lịch sinh thái dựa vào rừng và môi trường rừng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và được định hướng như một trong những loại hình du lịch chủ đạo. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về tiềm năng của rừng với du lịch sinh thái và đặc biệt là tác động ngược của du lịch sinh thái đến rừng. Vì vậy, để có cơ sở cho những giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở thủ đô cần nghiên cứu về tiềm năng của rừng cho phát triển du lịch và những tác động ngược của nó để xây dựng những giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững.


Phương pháp chủ đạo được áp dụng để nghiên cứu tiềm năng của rừng cho phát triển du lịch sinh thái và những tác động ngược của du lịch sinh thái đến rừng chủ yếu là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia. Đây là một dạng của nghiên cứu phát triển triển với lộ trình chung là từ nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Ngoài ra, người ta cũng áp dụng những phương pháp điều tra, đo đếm thực nghiệm để xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá nhu cầu của du khách, áp lực đến các nguồn tài nguyên...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

1.5. Một số nghiên cứu tại chùa Hương

Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn không chỉ thu hút được lượng khách du lịch lên tới hàng triệu lượt người mỗi năm mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án đã nghiên cứu khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó có thể đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu như sau:

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 5

Trần Thị Thùy Dung (2010) “Du lịch lễ hội chùa Hương”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Đề tài đã nêu bật được những giá trị của thắng cảnh chùa Hương, vị thế của nó trong sự phát triển của du lịch Hà Nội. Đồng thời, chỉ ra được những thực trạng của lễ hội chùa Hương tại thời điểm nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả du lịch lễ hội chùa Hương nhằm góp phần quảng bá hình ảnh chùa Hương tới đông đảo du khách khắp nơi.

Bùi Thị Thanh Huyền (2011). “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ”, luận văn Thạc sĩ du lịch, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong


công tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Hương Sơn và công tác tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Phạm Thị Hương Mai (2011). “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương”. Nội dung đề tài xoay quanh việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch ở khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương.

Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011). “Công tác quản lý lễ hội - du lịch chùa Hương của Ban quản lỷ di tích thẳng cảnh Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội ”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Tác giả đã khái quát quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống hiện nay. Đồng thời, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội du lịch chùa Hương của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại nơi này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (năm 2014), “Giải pháp bảo vệ môi trường khu di tích và thắng cảnh chùa Hương”. Báo cáo làm rõ thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại chùa Hương. Đồng thời cũng đề xuất giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế các hiện tượng tiêu cực còn tồn tại trong mùa lễ hội, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và cộng đồng địa phương hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội...

Vũ Thị Hoài Châu (2014), “Nghiên cứu du lịch lễ hội Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội ”, Luận văn thạc sỹ du lịch, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác phẩm hệ thống hoá được những nền


tảng lý luận về lễ hội, du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội, những nguyên tắc để phát triển lễ hội, phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển lễ hội của các lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nước. Tác phẩm đã phân tích điều kiện, tình trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương, nghiên cứu sản phẩm du lịch lễ hội, quảng bá tuyên truyền lễ hội chùa Hương, mở rộng thị trường du khách đến lễ hội chùa Hương, phân tích cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mức độ quan tâm và đánh giá của khách hàng về du lịch lễ hội cũng như những dịch vụ lễ hội chùa Hương. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những tồn tại, những điểm hạn chế của lễ hội chùa Hương từ công tác quản lý, điều hành lễ hội đến công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể để từ đó vận dụng và xây dựng những phương án, hướng đi phù hợp xứng với tiềm năng du lịch của lễ hội chùa Hương.

Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau về khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Hà Nội và sự phát triển của du lịch lễ hội chùa Hương. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng tại khu vực này. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.


Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng ở Việt nam.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại rừng đặc dụng khu vực Chùa Hương tại Mỹ Đức, Hà Nội.

- Đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực Chùa Hương tại Mỹ Đức, Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực Chùa Hương tại Mỹ Đức, Hà Nội.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức - Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Du lịch tại rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức - Hà Nội.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện nghiên cứu các nội dung:

2.3.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức, TP Hà Nội

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại rừng đặc dụng khu vực Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

- Đánh giá hoạt động quản lý hoạt động du lịch.


2.3.2. Nghiên cứu tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức – Hà Nội

Đánh giá các sản phẩm tiềm năng khai thác bền vững từ rừng đặc dụng: sản phẩm từ thực vật, động vật, giá trị tâm linh, sản phẩm khác.

2.3.3. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

- Nhân tố thuận lợi cho việc khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng.

- Nhân tố khó khăn cho việc khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng.

2.3.4. Đề xuất giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thực trạng của hoạt động du lịch ở rừng đặc dụng

* Đánh giá thực trạng về chính sách và các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở hệ sinh thái rừng đặc dụng:

Chính sách và nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở các hệ sinh thái rừng được thu thập bằng kế thừa tư liệu ở các Ban quản lý rừng huyện, điểm du lịch, công ty du lịch. Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch cũng được thu thập qua khảo sát trực tiếp ở các biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn, các tờ rơi hướng dẫn hoạt động du lịch.

Chúng được tập hợp theo các nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch gồm: Hoạt động vận chuyển du khách và hàng hóa, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động dịch vụ tham quan và giải trí, hoạt động dịch vụ cung cấp hàng hóa tiêu dùng v.v...

* Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch gồm các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà hàng, đường xá, bãi thưởng ngoạn cảnh quan, khu sinh thái v.v... các thông


tin này được thu thập ở các ban quản lý rừng huyện, đặc dụng, điểm du lịch, công ty du lịch.

* Thực trạng về lượng khách và doanh thu của các loại hình du lịch:

Lượng khách và doanh thu của các loại hình du lịch được thu thập bằng phương pháp kế thừa tư liệu theo báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý du lịch và đối tượng kinh doanh du lịch.

Sản phẩm của hoạt động này là báo cáo về diễn biến của số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ở các loại hình du lịch, theo thời gian trong năm của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Điều tra phỏng vấn với đối tượng là 50 khách du lịch, 20 người dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý . Với nội dung câu hỏi gồm những câu hỏi mang tính bán định hướng, người được hỏi có thể đưa ra nhiều câu trả lời với những đáp áp riêng(nội dung phỏng vấn xem chi tiết tại phần Phụ lục) từ đó tổng hợp đánh giá.

2.4.2. Tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập các nguồn tài liệu tham khảo chuyên ngành, các số liệu đã có ở các cơ quan liên quan. Các tài liệu bao gồm thông tin về: Bản đồ khu vực nghiên cứu; các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch; các loại hình hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch chính; các dự án hiện tại và tương lai; các tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực; các loại phương tiện vận chuyển khách; tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu.

Nghiên cứu thiết kế hệ thống bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn với đối tượng là 50 khách du lịch, 20 người dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý . Với nội dung câu hỏi gồm những câu hỏi mang tính bán định hướng, người được hỏi có thể đưa ra nhiều câu trả lời với những đáp áp riêng(nội dung phỏng vấn xem chi tiết tại phần Phụ lục).


* Điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch

+ Đối tượng phỏng vấn: khách du lịch trong nước.

+ Phương pháp phỏng vấn: thông qua phiếu điều tra

+ Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019.

+ Số lượng: 50 người

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 01)

* Phỏng vấn các cán bộ BQL

+ Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ BQL

+ Số lượng: 20 người.

+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn thông qua phiếu điều tra.

+ Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019.

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 02)

* Phỏng vấn các hộ kinh doanh trong khu vực lễ hội

+ Đối tượng phỏng vấn: hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Số lượng: 20 người.

+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn thông qua phiếu điều tra.

+ Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019. Đối với hộ kinh doanh dịch vụ phỏng vấn vào lúc vắng khách.

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 03)

Kiểm tra qua kết quả khảo sát thực tế về ảnh hưởng của du lịch đến thành phần và tính chất của hệ sinh thái rừng. Đề tài tổ chức khảo sát ở địa điểm tập trung nhiều hoạt động du lịch ở hệ sinh thái rừng huyện Mỹ Đức.

2.4.3. Xác định các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

Tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ chế hoạt động du lịch khu vực Chùa Hương, các chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch. Nghiên cứu tổng hợp kết quả khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng của khu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022