Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số loài sinh vật tại một số trung tâm đa dạng sinh học và VQG 20

Bảng 4.1.Thống kê đường giao thông xã Hương Sơn 40

Bảng 4.2. Lượng khách và doanh thu tại khu vực chùa Hương 45

giai đoạn năm 2014 – 2018 45

Bảng 4.4. Danh lục một số loài thực vật cho thực phẩm từ rừng 52

Bảng 4.5. Phân bố diện tích các hệ sinh thái chủ yếu ở rừng đặc dụng huyện Mỹ Đức (ha) 62

DANH MỤC HÌNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL khu DT&TC Hương Sơn 48

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2

Hình 4.2: Người dân xã Hương Sơn thu hoạch rau sắng 53

Hình 4.3: Người dân xã Hương Sơn thu hoạch quả Mơ 54

Hình 4.4: Củ mài 55

Hình 4.5: Khách du lịch đi đò tham quan trên suối Yến 58

Hình 4.6: Động Hương Tích 59

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Lượng khách tham quan tại Chùa Hương và tổng doanh thu giai

đoạn từ 2014 – 2018 46


ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, mức sống của người dân Việt Nam cũng được nâng lên rõ rệt. Nhu cầu vui chơi, giải trí, đi du lịch của người dân ngày càng cao. Bên cạnh các khu vui chơi náo nhiệt, những cảnh quan nhân tạo đẹp mắt và hấp dẫn thì rất nhiều người lại lựa chọn cho mình loại hình du lịch sinh thái, để được thư giãn, hoà mình vào thiên nhiên.

Ở Hà Nội, theo thống kê có 27.756 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có

7.58 ha rừng tự nhiên và 12.495 ha rừng trồng còn lại là những loại đất khác như núi đá, đất trống, vườn quả, cây nông nghiệp. Rừng được phân bố tập trung nhiều nhất ở Ba Vì, Mỹ Đức và Sóc Sơn. Đây cũng là ba khu vực mà rừng có những đặc trưng riêng. Rừng ở Ba vì đặc trưng cho rừng tự nhiên trên núi đất, ở Mỹ Đức là rừng tự nhiên núi đá, ở Sóc Sơn là rừng trồng trên vùng đồi thấp.

Với tính đa dạng cao của cảnh quan thiên nhiên, sự phong phú đặc biệt của các giống loài động thực vật, mức trong lành gần như tuyệt đối của môi trường sinh thái, chứa đựng nhiều công trình văn hóa và di tích lịch sử, với vẻ đẹp cảnh quan lộng lẫy và tình trạng an ninh tốt, các khu rừng ở Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất trong những ngày nghỉ cuối tuần và những kỳ nghỉ lễ tết của người dân Thủ đô và du khách muôn phương. Ở đó người dân và du khách được sống hoà mình với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, vừa giải trí, nghỉ dưỡng, vừa tự mình tìm hiểu, khám phá những điều kỳ thú của thiên nhiên. Họ có thể tìm ở đó những cảm hứng, những kiến thức, ý niệm đạo đức, đức tính nhân bản, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng loại, yêu cuộc sống, yêu quê hương v.v...

Trong những năm qua du lịch ở Hà Nội không ngừng phát triển. Mỗi năm rừng ở Hà Nội và các công trình văn hóa, các di tích lịch sử, các điểm đến tâm linh trong nó đã đón nhận hàng triệu du khách, góp phần cải thiện đời sống của


người dân địa phương. Một trong những địa điểm du lịch được rất nhiều du khách biết đến là thắng cảnh chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, bên cạnh du lịch tâm linh chùa Hương thì nơi đây còn có nhiều tiềm năng du lịch khác mà du khách chưa khám phá hết trong rừng đặc dụng chùa Hương. Để phát huy ở mức cao những giá trị của rừng cho phát triển du lịch sinh thái ở Thủ đô nói chung và rừng đặc dụng chùa Hương nói riêng đồng thời giảm thấp nhất những tác động của du lịch sinh thái đến tính nguyên vẹn, đến những giá trị vốn có của các khu rừng, cần nghiên cứu để nhận diện được những giá trị và tiềm năng to lớn của rừng cho phát triển du lịch sinh thái, và nhận diện những tác động hiện tại cũng như tiềm năng của du lịch sinh thái đến rừng, từ đó xây dựng những giải pháp quản lý du lịch thân thiện với rừng, có trách nhiệm với rừng và người dân địa phương.

Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.

Đề tài này hướng vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của các hệ sinh thái rừng và tác động của du lịch đến các hệ sinh thái của rừng đặc dụng chùa Hương và đưa ra những giải pháp quản lý đối với ngành du lịch cho bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm du lịch theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm chú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.

- Theo Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật du lịch, 2017, Điều 3):

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

- Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

- Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch.


- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.

- Khái niệm du lịch tâm linh: Nguyễn Văn Tuấn (Du lịch ở Việt Nam–Thực trạng và định hướng phát triển, 2013) nêu: “Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch”.[Nguyễn Văn Tuấn (Du lịch ở Việt Nam–Thực trạng và định hướng phát triển, 2013)]

- Khái niệm sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.


- Khái niệm về khai thác bền vững: Cách khai thác sao cho các sản phẩm thu được vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa đảm bảo duy trì nguồn lợi ổn định cho thế hệ mai sau.

- Rừng đặc dụng


Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

+ Vườn quốc gia;


+ Khu dự trữ thiên nhiên;


+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;


+ Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

1.2. Tổng quan về du lịch sinh thái bền vững

1.2.1. Khái niệm về du lịch sinh thái

Từ những năm đầu thế kỷ XIX, khái niệm du lịch sinh thái (DLST) xuất hiện với hàm ý mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ mát, leo núi,... đều gọi là du lịch sinh thái. Đến nay, khái niệm du lịch sinh thái đã có sự phát triển với hàng chục kiểu khác nhau.

Năm 1987, một định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đã được Hector Ceballos – Lascurain lần đầu tiên đưa ra: Du lịch sinh thái là du lịch đến những


khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt như: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được chấm phá (Bộ KHCN&MT, 2002).

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ năm 1998: DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương.

Ở Việt Nam, tại cuộc hội thảo quốc gia bàn về: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam từ ngày 7 – 9/8/1999 Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam theo đó: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với môi trường, có đóng góp nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Nguyễn Đức Hậu - 2007).

Tuy các khái niệm về DLST còn khác nhau về cách diễn đạt và ngôn ngữ thể hiện nhưng có sự thống nhất cao về những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, DLST bao gồm tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, trong đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu khám phá những giá trị văn hóa truyền thống ở các khu du lịch.

Thứ hai, DLST bao gồm những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về môi trường sinh thái.

Thứ ba, DLST hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hóa, xã hội.

Thứ tư, DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên thông qua việc tạo ra lợi ích kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên khác cho du lịch và người dân bản địa.


1.2.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái

* Đặc trưng thứ nhất: DLST mang tính đa ngành

Tính đa dạng ngành của DLST thể hiện ở 2 góc độ sau:

- Đối tượng được khai thác để phục vụ các hoạt động DLST là rất đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: Cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.

- DLST mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khác du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa...).

* Đặc trưng thứ hai: Thành phần tham gia DLST rất đa dạng

Thực tế cho thấy có nhiều các nhân, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cộng động tham gia các hoạt động DLST. Nhiều thành phần tham gia làm việc cho tổ chức, quản lý các hoạt động DLST phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần với nhau.

* Đặc trưng thứ ba: DLST hướng tới nhiều mục đích

DLST không chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận giống như ngành kinh doanh khác mà còn nhằm góp phần bảo tồn thiên nhiên các cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và những người tham gia các hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

* Đặc trưng thứ tư: DLST mang tính mùa vụ

Các hoạt động DLST không phân bố đều trong năm mà tập trung với cường độ cao trong những khoảng thời gian nhất định trong năm: Các loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi, tìm hiểu tập tính động vật (quan sát chim di cư, quan sát bướm, thực vật...) theo mùa (theo tính chất khí hậu, mùa di cư, xuất hiện của động vật) thể hiện rõ ở tính mùa vụ.

* Đặc trưng thứ năm: DLST có tính liên vùng

Các hoạt động DLST thường không chỉ diễn ra ở một địa phương, một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022