a. Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch.
Bảng 2.3: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái
Cảnh quan tự nhiên | Cảnh quan độc đáo | Loại hình du lịch | |
Rất hấp dẫn | >5 | 3 | >5 |
Khá hấp dẫn | 3 | 1 | 1-5 |
Trung bình | 1-2 | 0 | 1-2 |
Kém | 0 | 0 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 1
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Dlst Khu Dttc Chùa Hương
- Tài Nguyên Sinh Vật - Một Dạng Điển Hình Của Tndlst
- Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
b. Tính an toàn: Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.
c. Tính bền vững:
Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai.
- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, >100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20-100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Trung bình bền vững: Nếu có 1-2 bộ phận bị phá hoại đáng kể, phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới phục hồi được, thời gian hoạt động từ 10-20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế.
- Kém bền vững: Có 2-3 thành phần, bộ phận bị phá hoại năng, tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.
d. Tính thời vụ.
Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bằng số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch đươc đánh giá cho tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.
- Rất dài: triển khai du lịch suốt năm
- Khá : 200-250 ngày.
- Trung bình: 100-200 ngày.
- Kém: < 100 ngày.
e. Tính liên kết: Nghĩa là giá trị tài nguyên có khả năng khai thác trong sự kết nối với các giá trị ở khu vức lân cận trong 1 điểm, tuyến, vùng du lịch.
- Rất tốt: Nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết.
- Khá: 3-5 điểm du lịch
- Trưng bình: 2-3 điểm du lịch.
- Kém: Chỉ có 1 hoặc không có điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết.
g. Sức chứa khách du lịch
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO định nghĩa: “ Sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm mội điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa xã hội; đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách thăm quan”.
Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách ( số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt.
- Rất lớn: Sức chứa trên 1000 người/ngày
- Khá lớn: Sức chứa trên 500 - 1000 người/ngày
- Trung bình: Sức chứa trên 100 - 500 người/ngày
- Kém: Sức chứa dưới 100 người/ngày
- Phương pháp tính toán sức chứa sinh thái của điểm du lịch: (carrying
capacity)
Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H.Ceballos-Lascurain đã đưa ra công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế...từ đó chúng ta có thể vận dụng công thức tính toàn này vào tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái và có tính sáng tạo hơn.
1- Công thức tính toán chung của hai nhà nghiên cứu:
- Khả năng chịu tải vật lý ( PCC- Physical carying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một khu, điểm du lịch, thăm quan trong một giới hạn thời gian được xác định trước: PCC = A.D.Rf(1)
Trong đó: A là diện tính của khu vực, điểm tham quan dự kiến.
D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách điến tham quan hay mật độ khác được đáp ứng trên một m2.
Rf là số lượng khách tham quan tối đa trong 01 ngày. Thường Rf được tính bằng số thời gian cho phép lưu lại một điểm, khu vực tham quan trên số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó.
Rf = T cp/T tq (2)
Trong đó: T cp là thời gian cho phép tham quan.
T tq là thời gian khách lưu lại thăm quan. Vd: Một khu hội chợ mở cửa 12h trong ngày, đoàn khách A đến tham quan dự kiến là 4h thì Rf = 3.
Ghi chú: Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một khu vườn, nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, hoặc một khu vực để tổ chức các cuộc vui chơi giải trí.
Rf ( Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép cho số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan.
- Hiệu quả chịu tải thực tế:(ERCC- Effective Real Carrying Capacity): Là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép,
đủ khả năng kiểm soát tình hình khu vực của các nhà quản lý nhưng đạt được sự thỏa mãn động cơ mục đích và nhu cầu đi tham quan của khách du lịch.
Công thức được tính như sau: ERCC = PCC – Cf1 – Cf2 – Cf3- .....Cfn.(3)
Trong đó Cfi ( Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để khỏi tác động đến khu vực thường được áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy, có thể viết lại như sau:
ERCC = PCC. ((100- Cf1)/100).((100- Cf2)/100).....((100- Cfn1)/100) (4)
Hệ số giới hạn được tính Cfi = Mi/Mt
Trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i;
Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến
tham quan.
Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các tài nguyên tại khu vực điểm tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người, cuộc sống phong tục tập quán, nhân thức tại khu vực...Tuy nhiên, trong số trường hợp có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
2.Một số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố quan trong an toàn cho du khách và bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái có vị trí quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý cũng như kinh doanh du lịch. Như chúng ta đã biết, các khu du lịch sinh thái chỉ có những khu vực rừng núi hoang dã, nơi thường xảy ra mưa bão, lũ lụt, lở đất, các kiểu thời tiết bất thường và khắc nghiệt hơn vùng đồng bằng, điều kiện đi lại khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của nhà nước còn hạn chế. Những khu vực này đòi hỏi cao về công tác bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái trước sự
tác động của con người trong đó có khách du lịch. Vì vậy hệ số giới hạn thường xảy ra các trường hợp sau:
- Hệ số giới hạn về thời tiết.
+ Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xảy ra tại các khu vực làm cản trở hoạt động của khách du lịch đến tham quan, khu vực miền Trung thường có 2 tháng có mưa lũ.
+ Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn, gió bắc, ảnh hưởng đến tầm quan sát, ẩm ướt gây khó chịu....miền Bắc thường xảy ra vào sau tết kéo dài khoảng 2-3 tháng.
+ Hệ số về giờ nắng trong năm gây khó chịu cho khách như vào mùa hè có các
đợt không khí nóng từ phía tây tràn sang (hay còn gọi là gió Lào)
-Hệ số giới hạn về môi trường.
+Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.
+ Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay đám đông gây ảnh hưởng đên nhu cầu của khách, yếu tố hệ số này thường được xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỉ lệ phần trăm người không tán thành được hỏi so với số người điều tra.
+Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây ra nguy hiểm cho khách tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định theo số vụ xảy ra trong thời gian nhất định theo tháng hoặc năm.
+ Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển... hệ số này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm bảo Tiêu chuẩn việt nam hay không.
- Hệ số giới hạn về mức độ an toàn cho du khách. Được xác định dựa trên cơ sở tỉ lệ % mức độ rủi ro thường xảy ra đối với số lượng khách hoặc số ngày rủi ro xảy ra với số ngày trong năm.
- Hệ số giới hạn ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.
- Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Về độ dốc đường đi cho khách du lịch đảm bảo an toàn giao thông đi lại, theo quy định về độ dốc trên 10º là ảnh hưởng đến khách du lịch, tỉ lệ % số km đường đi lại khó khăn so với km khách đi du lịch đi lại trong khu vực sinh thái; số ngày có điện; còn đối với các cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, vệ sinh do chưa có tiêu chuẩn quy định nên có thể dựa vào tỉ lệ % để tính hệ số giới hạn hoặc thông qua công tác điều tra xã hội học để tính % giữa người tán thành với người hỏi ý kiến.
* Phương pháp bản đồ
- Sử dụng phần mềm Mapinfor để thể hiện các thông tin hiện trạng như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng cơ sở vật kỹ thuật, tài nguyên du lịch…
- Phân tích, đánh giá bản đồ hiện trạng, dữ liệu các lớp thông tin (layer) kết hợp sử dụng phần mềm AutoCad và Photoshop để xây dựng các bản đồ quy hoạch không gian, tuyến, điểm du lịch sinh thái và quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội gần 60 km về phía Tây Nam, ở toạ độ địa lý từ 20º34’ đến 20º29’ vĩ độ Bắc, từ 105º41’ đến 105º49’ độ kinh Đông. Phía Tây Bắc giáp xã Hùng Tiến, An Tiến, phía Tây nam giáp xã An Phú – huyện Mỹ Đức và xã Phú Lão – huyện Lạc Thuỷ – tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp xã Tân Sơn huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp khu dân cư xã Hương Sơn. Khu DTTC Chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội, với diện tích 4283.94 ha.
3.1.2. Khí hậu
Hương Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Tổng nhiệt độ đạt từ 80000C – 85000C/năm. Lượng mưa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C/năm. Một năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Thời kỳ nóng nhất nhiệt trung bình là 270C. Thời kỳ lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 180C. Hương Sơn có ba tháng khô (từ tháng 12 đến cuối tháng 3). Tuy nhiên mùa khô ở Hương Sơn cũng không khắc nghiệt. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mưa phùn với số ngày mưa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô.
3.1.3. Thủy văn
Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3.5km là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng. Tuy nhiên về mùa mưa có thể gây lụt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Hiện tại suối Yến đã được nạo vét cải tạo, với mặt cắt ngang lòng sông suối
là 40m, chiều sau nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao độ trung bình nền suối tương ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0.0 ÷ 0,2m, đảm bảo cột nước về mùa cạn h ≥ 1,5m.
Mực nước suối Yến về mùa lũ có độ cao từ ± 3,0m ÷ 3,2m. Về mùa cạn có độ cao từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mưa nước mưa từ trên núi và các vùng trong lưu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn cao hơn mực nước sông Đáy, nước từ suối Yến chảy về cống điều tiết ( gần cầu Đục Khê ) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn.
3.1.4. Địa hình
Địa hình khu vực có 3 dạng chính, trong đó chủ yếu là địa hình núi đá vôi.
- Địa hình núi đất: Kiểu địa hình núi đất chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở phía Nam và Đông Nam của khu di tích giáp huyện Ứng Hòa và tỉnh Hà Nam. Địa hình núi đất nhưng độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình từ 25 - 300.
Địa hình núi đá vôi: Khu vực Hương Sơn là phần cuối của hệ thống núi và cao nguyên đá vôi Sơn La – Mộc Châu (Tây Bắc) và tiếp giáo với đồng bằng Bắc Bộ, nên ở đây chỉ tồn tại kiểu núi thấp ( đỉnh cao nhất là Bà Lồ - 381m). Tuy vậy, biên độ chia cắt sâu cũng khá lớn (từ 100-150m).
Địa hình đồng bằng: Phân bố ở phía bắc và đông bắc của khu vực với địa hình bằng phẳng, là nơi tập trung dân cư xây nhà ở, các khu dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch và trồng trọt.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu DTTC chùa Hương.
3.2.1. Dân số
Khu di tích thắng cảnh chùa Hương nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó Hương Sơn là xã đông dân cư nhất (chiếm khoảng trên 90%) với số dân 21.318 người, có lượng lao động tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu DTTC Chùa Hương. Đây là vùng đất nông nghiệp nhưng thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch. Khi vào mùa hội nhân dân trong vùng tập chung chủ yếu là phục vụ khách du lịch. Nhân dân thôn Yến Vĩ và Đục Khê chủ yếu sống bằng nghề chèo đò và bán hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách.