Đến năm 2009, Việt Nam đã có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, có 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Khu Phong Nha – Kẻ Bàng, có 2 khu RAMSAR, đó là khu Xuân Thuỷ (tỉnh Nam Định) và khu Bầu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên.
Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng DLST ở các VQG và các KBTTN Việt Nam đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Do những nguyên nhân sau:
+ Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan quan tâm đúng mức. Hầu hết nhân dân Việt nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái.
+ Lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia. Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.
+ Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho việc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyên tắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác .
+ Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt nam. Thiếu tiếp
thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường. Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịch sinh thái.
+ Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.
+ Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các nghành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc.
Như vậy, việc đánh giá tài nguyên và quy hoạch du lịch sinh thái ở các KBTTN Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, chưa có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung cho vấn đề quy hoạch này. Các KBTTN cũng nắm bắt được xu hướng phát triển của du lịch sinh thái nên cũng tiến hành thực hiện quy hoạch du lịch sinh thái và đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên những quy hoạch đó còn mang tính chất tự phát, chưa thể hiện rõ bản chất của du lịch sinh thái, chủ yếu là du lịch dựa vào thiên nhiên, không giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch, nó bao gồm tất cả các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, nhưng không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì mới được xem là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST có thể chia làm 2 nhóm, tài nguyên du lịch tự nhiên( Địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn( văn hóa bản địa, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các hoạt động nhận thức). Bao gồm nhóm tài nguyên đã và đang khai thác, tài nguyên triển vọng sẽ khai thác, khả năng khai thác của tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
- Mức độ yêu cầu để phát triển những sản phẩm DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và ngày càng đa dạng của du khách.
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST.
- Trình độ tổ chức quản lí đối với việc khai thác tài nguyên DLST.
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tài nguyên và đề xuất chiến lược khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển DLST tại địa bàn khu di tích thắng cảnh Chùa Hương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá được giá trị và thực trạng khai thác các loại hình tài nguyên DLST
trong khu vực.
- Đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, phù hợp với chiến lược phát triển và kinh tế xã hội tại địa phương.
2.2. Đối tượng ngiên cứu
- Tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương:
- Tài nguyên DLST tự nhiên gồm tài nguyên sinh vật, sông suối, hệ thống hang động và cảnh quan thiên nhiên.
- Tài nguyên DLST nhân văn gồm di tích lịch sử, văn hóa bản địa.
- Các loại hình và hoạt động du lịch sinh thái.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên DLST trong khu vực.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên DLST
- Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, phù hợp với chiến lược phát triển và kinh tế xã hội tại địa phương.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Ngoại nghiệp
* Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan: các nguồn tài liệu có liên quan, các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển du lịch sinh thái có nhiều ưu điểm đã được thực hiện trước đây:
+ Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, du lịch, văn hóa được thu thập tại Ban di tích thắng cảnh Chùa Hương.
+ Các loại bản đồ ranh giới, vị trí, phân khu, hiện trạng sử dụng đất… của khu
di tích thắng cảnh Chùa Hương.
*Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Điều tra, đánh giá vị trí địa lý: kế thừa từ bản đồ ranh giới khu di tích thắng cảnh chùa Hương và được đánh giá mức độ thuận lợi theo phương pháp của Đặng Duy Lợi (1995) căn cứ vào khoảng cách giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách chính (các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông hoặc các trung tâm du lịch) và các điều kiện về giao thông (thời gian đi đường) theo làm 4 mức độ:
+ Rất thuận lợi (rất thích hợp): Khoảng cách từ 10 -100Km; thời gian đi không quá 3 giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng.
+ Khá thuận lợi (khá thích hợp): Khoảng cách từ 100 – 200Km; thời gian đi khoảng 2 -3 giờ; đi bằng 2-3 loại phương tiện giao thông.
+ Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): Khoảng cách trên 200Km hoặc dưới 5Km; thời gian đi đường từ 4 -5 giờ; có thể đến bằng 1- 2 phương tiện thông thường.
+ Kém thuận lợi (kém thích hợp): Khoảng cách trên 300Km; thời gian đi đường trên 5 giờ; có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông dụng.
- Điều tra, đánh giá địa hình, địa mạo và địa chất:
+ Kế thừa tài liệu đặc điểm chung về địa hình, địa mạo, địa chất.
+ Điều tra các dạng địa hình có phong cảnh đẹp, các dạng địa hình đặc biệt có giá trị với hoạt động du lịch.
Bảng 2.1.Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
Tên khu vực | Giới thiệu | Tiềm năng | Khó khăn | Vị trí (tọa độ) | ||
X(m) | Y(m) | |||||
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
… |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 1
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2
- Đánh Giá Tính Hấp Dẫn Của Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái
- Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Dlst Khu Dttc Chùa Hương
- Tài Nguyên Sinh Vật - Một Dạng Điển Hình Của Tndlst
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Vị trí: đo bằng máy GPS; Tên khu vực: phỏng vấn người dân, Đặc điểm: quan sát mô phỏng đối tượng; Ý nghĩa: tiềm năng du lịch)
- Điều tra, đánh giá tài nguyên khí hậu:
+ Kế thừa số liệu khí hậu: các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng, dao động nhiệt độ tháng nóng nhất và lạnh nhất, giao động nhiệt ngày đêm, lượng mưa trung bình năm và các tháng, độ ẩm trung bình năm và các tháng; các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió Phơn tây nam, gió mùa Đông bắc, lốc… trung bình và qua các tháng.
+ So sánh, đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người (Bảng 2.2) để đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn với hoạt động du lịch, thời gian hoạt động du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Ý nghĩa | Nhiệt độ TB năm (0C) | Nhiệt độ TB tháng (0C) | Biên độ nhiệt của t0 TB năm | Lượng mưa năm (mm) | |
1 | Thích nghi | 18-24 | 24-27 | <60 | 1250-1990 |
2 | Khá thích nghi | 24-27 | 27-29 | 6-80 | 1990-2550 |
3 | Nóng | 27-29 | 29-32 | 8-140 | >2550 |
4 | Rất nóng | 29-32 | 32-35 | 14-190 | <1250 |
5 | Không thích nghi | >32 | >35 | >190 | <650 |
- Điều tra đánh giá tài nguyên nước: kế thừa số liệu của khu di tích thắng cảnh kết hợp điều qua bổ sung (theo bảng 2.1):
+ Điều tra những nơi có diện tích mặt nước rộng lớn có độ trong sạch và trong suốt cao, nguồn nước không bị ô nhiễm cộng với phong cảnh đẹp thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ ngơi, thể thao, tắm hồ.
+ Điều tra các thác nước tự nhiên, nước ngầm nước khoáng và công dụng của chúng (nếu có).
- Điều tra đánh giá tài nguyên sinh vật
+ Kế thừa số liệu đã điều tra của di tích thắng cảnh
+ Điều tra bổ sung các thông tin về quần thể các loài cây quí hiếm, cây cổ
thụ...
* Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
+ Điều tra vị trí, tên gọi, đặc điểm, giá trị được xếp hạng (quốc tế, quốc gia,
địa phương), thời gian được xếp hạng, giá trị kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử văn hóa hoặc các công trình đương đại tiêu biểu. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch.
+ Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức tổ chức quản lý các lễ hội thông qua phỏng vấn người dân địa phương và ban quản lý di tích.
+ Điều tra các giá trị văn hóa nghệ thuật: các loại hình biểu diễn, thời gian, môi trường biểu diễn…thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn phát triển du lịch.
+ Điều tra, đánh giá: số lượng các dân tộc, tên, số lượng, tỷ lệ của từng dân tộc; địa bàn cư trú, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng tộc người; thực trạng và khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
* Điều tra, đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Các cơ sở lưu trú, ăn uống gồm: khách, hotel, camping, làng du lịch, biệt thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng. Kế thừa số liệu về: số lượng, quy mô, công suất buồng và phòng. Điều tra, đánh giá về sự phù hợp hài hòa của các thiết bị, vật liệu xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, mật độ của cơ sở vật chất du lịch với tài nguyên, cảnh quan, văn hóa bản địa.
+ Kết cấu hạ tầng du lịch và phương tiện vận chuyển khách du lịch: kế thừa số liệu và điều tra, đánh giá về số lượng, sức chứa của các phương tiện vận chuyển, nhà ga, bến bãi, hệ thống đường giao thông, các trạm đón tiếp khách, các trung tâm thông tin, các công trình vệ sinh.
+ Các cơ sở vui chơi giải trí và các khu du lịch: điều tra, đánh giá về quy hoạch, số lượng, chất lượng các dịch vụ, tác động đến môi trường và hiệu quả kinh doanh.
* Điều tra, đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
+ Điều tra, đánh giá các loại đường giao thông cả về số lượng, chất lượng, mối quan hệ giữa các đường giao thông.
+ Điều tra, đánh giá thực trạng về: hệ thống cung cấp điện; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống thu gom, xử lý tái chế chất thải.
* Điều tra xã hội học:
Sử dụng các các biểu điều tra - phỏng vấn khách du lịch và người dân địa phương về các nội dung liên quan đến nội dung đề tài
* Chụp ảnh các loại hình cảnh quan đặc trưng
2.4.2. Nội nghiệp
* Phương pháp tổng hợp:
Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình tổ chức khai thác du lịch, từ việc thu thập số liệu về tài nguyên du lịch, đầu tư, nhân lực, lượng khách du lịch....để nắm được quy luật cũng như phân tích biến động và xu thế phát triển của đối tượng;
* Phương pháp phân tích:
Phân tích các giá trị và các điều kiện để khai thác du lịch dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn của hoạt động du lịch sinh thái.
- Phân tích thông qua công cụ SWOT ( S-điểm mạnh, W-điểm yếu, O-cơ hội và T- thách thức) của tài nguyên DLST tại khu vực. Trong đó, phân tích điểm mạnh và điểm yếu là nghiên cứu các điều kiện nội bộ để làm cơ sở so sánh với các điều kiện tương tự khác ( hay còn gọi là khả năng cạnh tranh), còn phân tích cơ hội và thách thức là phân tích các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự khai thác tài nguyên và thị trường du lịch.
* Xây dựng các chỉ tiêu và cách thức đánh giá tài nguyên DLST