Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn.

42


Hình 4 11 Hiện trạng tài nguyên sinh 4 1 3 Tài nguyên Du lịch nhân văn Huyện Mỹ 1

Hình 4.11. Hiện trạng tài nguyên sinh


4.1.3. Tài nguyên Du lịch nhân văn

Huyện Mỹ Đức là một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ hội và nếp sống thuần khiết của nông thôn Việt Nam đặc biệt là vùng phía Nam huyện Mỹ Đức là một chiếc nôi văn hoá, cội nguồn tâm linh và đạo lý cổ truyền dân tộc. Một vùng đất Phật trong lành với nhiều huyền thoại, tín ngưỡng dân dã.

4.1.3.1. Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là tài nguyên nhân văn rất thu hút không kém tài nguyên thiên 2

Lễ hội chùa Hương là tài nguyên nhân văn rất thu hút không kém tài nguyên thiên nhiên, đây là điều hấp dẫn khách du lịch. Vào mùa xuân hội, du khách có thể tham gia vào lễ hội đầu năm, hòa mình vào không khí đón xuân, tìm hiểu về văn hoá, tập tục, tín ngưỡng....của nhân dân trong vùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hội chùa Hương hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng 2 và

Hình 4.12: Khai hội Chùa Hương

(nguồn: Internet)

kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Trong dịp xuân hội hàng năm đã có tới 4 - 5 chục vạn lượt người về đây vãn cảnh hành hương về miền đất Phật, đây là lễ hội kéo dài nhất và thu hút lượng khách đông nhất trên toàn quốc. Lễ hội tập chung vào dịp đầu xuân khi công việc còn chưa bận rộn và mọi người đang còn trong không khí vui xuân của ngày tết. Hội Chùa Hương có từ xa xưa là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hoá độc đáo như hội bơi thuyền, leo núi, hát văn....

Đến với lễ hội du khách có được dịp chứng kiến tham dự vào không khí sinh hoạt của hội làng, cảm nhận được tinh thần hồi âm về quá khứ của tổ tiên của một làng ven sông kề núi, sẽ thấy hiện ra bóng dáng lịch sử dân tộc. Ngoài ra, quanh năm khu di tích còn hấp dẫn khách trong và ngoài nước đến để chiêm ngưỡng và tìm hiểu văn hoá, tập tục tín ngưỡng của dân tộc ta.

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương. Hành trình


Hình 4 13 Múa rồng ngày khai hội về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan 3

Hình 4.13 Múa rồng ngày khai hội


về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện cùng với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật. Ngày mồng sáu tháng giêng hàng năm là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội Chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Trong ngày lễ khai hội có lễ dâng hương tưởng nhớ các vị tướng của vua Hùng do nhà chức trách địa phương đảm nhiệm. Dân Yến Vĩ tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến. Ở trong chùa trong, có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai Tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho


Hình 4 14 Các nhà sư làm lễ đầu Xuân đến hết hội chỉ thỉnh thoảng mới có 4

Hình 4.14: Các nhà sư làm lễ đầu Xuân

đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "Chân Long Linh Từ” thờ bà chúa Thượng


Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "Tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Du khách đến chùa Hương vào đầu xuân sẽ có dịp được chứng kiến và tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiêng liêng của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Vào thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có ba vị hòa thượng đã tìm nơi yên tĩnh để tu luyện đã tìm ra động Hương Tích và dựng thảo am Thiên Trù. Sau đó vào nửa cuối thế kỷ XVII thời Lê Trung Hưng, hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân đã chấn hưng cõi Phật ở Hương Sơn. Cho đến đầu thế kỷ XX, toàn khu thắng cảnh Hương Sơn đã xây dựng trên một trăm nóc chùa, trong đó có những ngôi chùa được xây dựng có quy mô lớn, nghệ thuật tinh xảo, như chùa Tam Bảo, đến nhà tổ ở Thiên Trù thành tòa điện Phật tráng lệ.

Theo cuốn Nam Hải Quán Thế Âm - một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì Hương Sơn là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện con gái vua Sở Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi nàng Diệu Thiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, báo hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh.

Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định lòng tín ngưỡng của đạo Phật ở đất Hương Sơn. Ở đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dân quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người.

Ngoài ra, tuyến Hương Tích còn có năm pho tượng bằng đá trắng đặt trong động chùa Tiên. Theo văn bia ở núi Tiên thì tượng được làm vào năm Đinh Mùi (1907), thể hiện cảnh sum vầy của gia đình bà chúa Ba sau bao năm gian nan, đau khổ. Bà chúa Ba ngồi giữa, phía sau là bố mẹ, phía trước là hai chị. Chị cả Diệu Thanh cưỡi con sư tử xanh, chị hai Diệu Âm cưỡi con voi trắng. Dựa vào Phật thoại bà chúa Ba, những người thợ Kiện Khê (Hà Nam) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trên. Do vậy, đến với Hương Sơn là cuộc hành hương vào nơi tu hành đắc đạo của bà chúa Ba.


4.1.3.2. Các di tích văn hoá

Tháng 3 năm Canh Dần (1770) trong một chuyến du xuân, Chúa Trịnh Sâm đã khắc vào đá 5 chữ "Nam thiên đệ nhất động" – Nghĩa là động đẹp nhất trời Nam - trước cửa động Hương Tích. Cách đây 2000 năm toàn bộ vùng núi Hương Sơn là rừng tự nhiên bao phủ. Đó là một nơi luyện võ của nhiều anh hùng


Hình 4 15 Tháp chuông Thiên Trù hào kiệt trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm nơi 5

Hình 4.15. Tháp chuông Thiên Trù

hào kiệt trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm, nơi đây cũng từng là con đường tiến quân của Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, vua Quang Trung mà hiện nay còn để lại nhiều dấu tích. Khu DTTC Hương Sơn gắn liền với truyền thuyết về Phật Bà Quan Âm tu tại động Hương Tích đã mang lại cho Hương Sơn một ý nghĩa tôn giáo to lớn.

Khu DTTC Hương Sơn là một quần thể các chùa như chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù, chùa Long Vân, Tuyết Sơn, đền Trình... mỗi ngôi chùa lại có một nét độc đáo riêng.

Chùa Tiên Sơn: Có 5 pho tượng đá trắng như ngọc, nơi đây thờ bà chúa Ba, nàng công chúa hiếu hạnh nhân từ, xuất thế tu hành để chuộc tội cho cha. Người thợ tạc tượng đã mô tả những nét bình dị và đôn hậu của nhân gian qua hình ảnh nhân vật trong tượng.

Chùa Giải Oan với hồ chứa nước mạch trong núi chảy ra. Theo truyền thuyết nơi đây bà chúa Ba đã tắm gội để giũ sạch bụi trần. Gần chùa Giải Oan có am phật tích nơi lưu giữ dấu chân Phật bà khi bước từ trên lưng hổ xuống.

Đền Trình, suối Tuyết có nhiều cây cổ thụ và ở bên ngoài có một tượng mãnh hổ chạm bằng đá rất đẹp.

Động Tuyết Sơn còn có ngôi chùa ở sâu trong dưới đất còn gọi là chùa Âm. Xưa kia vào lúc đêm khuya thường có tiếng chuông, tiếng mõ vang lên, người ta cho rằng đây là hầm bí mật của nghĩa quân Tuyết Sơn. Trong chùa còn có tượng Phật Bà bằng gỗ được đẽo gọt rất công phu.

Động Hương Tích, một động được chính chúa Trịnh Sâm khắc lên trước cửa động “Nam thiên đệ nhất động”. Không chỉ có những vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hoá


ban cho mà còn có những công trình điêu khắc tuyệt đẹp. Giá trị nhất về mặt điêu khắc ở đây là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn vào năm Quý Sửu (1873). Sức mạnh huyền diệu của Phật Pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những mảng đá, nhũ đá có hình thù kỳ lạ sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, sản sinh ra năng lượng, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người. Chốn cảnh bồng lai lại xuất hiện khát vọng rất phồn thực của con người cầu mong sự sinh sôi nảy nở ước muốn đầy đủ. Dưới góc độ văn hoá dân gian, đi vãn cảnh chùa Hương mang luôn mang lại sự may mắn, cầu được ước thấy (cầu may trong làm ăn, cầu con cái) ....

4.1.3.3. Các di tích khảo cổ

Dãy núi Hương Sơn là vùng cư trú của người xưa, người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật thời đồ đá và đồ đồng. Gần đây dưới sự nghiên cứu của Viện khảo cổ đã phát hiện và khai quật các di tích văn hoá ở các hang Sũng Sàm, Sập Bon, động chùa Thanh Sơn, hang Luộn ở chùa Hương Đài. Các di tích khảo cổ thời tiền sử, sơ sử ở một số hang động trên bao gồm một số đồ vật thuộc nền văn hoá Hoà Bình có niên đại dưới một vạn năm, với nhiều đồ đá cuội ghè đẽo, công cụ mài lưỡi, rìu xương mài lưỡi, mảnh gốm thô và cả di cốt người tiền sử. Những di tích khảo cổ học này mới được phát hiện trong thời gian hơn 10 trở lại đây, chủ yếu nằm trên tuyến Long Vân - Đục Khê bao gồm:

- Hang Sũng Sàm: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1975 Hang ở độ cao 100m, cửa hướng Tây Nam, rộng 15m. Tầng văn hoá dày từ 1m - 1,4m. Hiện vật có hơn 350 đồ đá như: công cụ rìa 1 đầu, công cụ rìa dọc, rìa quanh, công cụ hình bầu dục, các loại rìu, nạo, bàn mài, chày, bàn nghiền và hàng trăm phế liệu, phế vật và hàng ngàn mảnh tước; công cụ bằng xương, nhiều mảnh gốm. Mộ có 21 mảnh sọ, 5 răng, 2 mảnh xương hàm và xương tay chân. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Hoà Bình, từ 11.365 đến 10.770 năm trước.

- Di chỉ khảo cổ tại thung Bưng, thôn Yến Vĩ (năm 1987) . Trong khi làm vườn, một nông dân đã tìm thấy một số hiện vật văn hoá, gồm có rìu đá có vai và đồ đồng như rìu lưỡi xéo, lưỡi nhíp (công cụ thu hoạch lúa…) và vòng tay. Nhíp ở Yến Vĩ dài 6cm rộng 3,5cm gồm ba phần: thân, sống và rìa lưỡi. Nhíp cong hình trăng khuyết, thân có ba lỗ để buộc vào cán gỗ tre.


. - Hang chùa Mới: Hang này đã bị cải tạo trên vách hang nhưng vẫn còn sót lại lớp trầm tích sét vôi bở vụn, ở đây đã tìm thấy di tích xương thú, vỏ nhuyễn thể và một cái chầy nghiền bằng đá.

- Hang Sập Bon: Là một di tích dưới mái đá nhỏ thuộc núi Bon là một quả núi lẻ nằm phía ngoài chùa Long Vân. Đây là một mái đá rộng 10m, dài 18m, tầng văn hóa dày từ 1m – 1,10m. Hiện vật là 20 đồ đá như: các loại rìu làm bằng cuội, chày, mảnh tước và các hòn cuội còn nguyên. Di chỉ có niên đại thuộc văn hóa khảo cổ học Hòa Bình.

- Hang Thanh Sơn: Nằm dưới chân núi Thanh Sơn, qua cầu Hội, băng qua đồng trũng làng Hội Xá thì đến. Hang này có chứa di tích nhưng đã bị cải tạo làm chùa, di tích khảo cổ chỉ còn thấy ở các lớp kết tầng trên vách và lớp vỏ ốc trên mặt hang.

- Hang Luộn: Từ núi Thanh Sơn, vượt qua núi Cật Trúc sẽ tới thung lũng, băng qua bên trái sẽ thấy hang Luộn. Đây là một hang to, rộng 5m, nằm ở độ cao 70m, cửa hang quay về phía Tây Bắc. Tầng văn hoá bị xáo trộn, hiện vật có 1 công cụ chặt thô, 2 chày, 4 mảnh tước các phế vật và phế liệu. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Hoà Bình và đã bị cải tạo làm chùa.

4 1 3 4 Đánh giá chung về tài nguyên Du lịch nhân văn Chùa Hương là một trong số 6

4.1.3.4. Đánh giá chung về tài nguyên Du lịch nhân văn.

Chùa Hương là một trong số rất ít các khu di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam có thể phát triển được loại hình du lịch sinh thái bởi sự kết hợp giữa thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, các di tích khảo cổ kết hợp với tài

nguyên văn hóa tâm linh cổ đặc sắc và

đa dạng. Dãy núi Hương Sơn là vùng

Hình 4.16. Chùa Hương Xưa và Nay

cư trú của người xưa. Các di tích khảo cổ thời tiền sử, sơ sử ở một số hang động trên bao gồm một số đồ vật thuộc nền văn hoá Hoà Bình có niên đại dưới một vạn năm, với nhiều đồ đá cuội ghè đẽo, công cụ mài lưỡi, rìu xương mài lưỡi, mảnh gốm thô và cả di cốt người tiền sử sẽ là một trong những điều kiện đặc biệt để thu hút khách du lịch đến đây tham quan và nghiên cứu khoa học



Hình 4 17 Hiện trạng tài nguyên hang động và đình chùa 7


Hình 4.17. Hiện trạng tài nguyên hang động và đình chùa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023