Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Dlst Khu Dttc Chùa Hương


3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Hương Sơn tuy là vùng danh thắng nổi tiếng, song vẫn là vùng nông nghiệp, đồng chiêm lúa nước, hàng năm vẫn phải chịu cảnh lũ lụt. Vào mùa mưa lũ, nước sông Đáy cao hơn mặt đồng tới 2 – 3m. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân địa phương.

Mức chênh lệch về sản xuất và đời sống của người dân Hương Sơn tương đối lớn, bên cạnh những hộ có kinh tế tương đối phát triển thì còn nhiều hộ gặp không ít khó khăn.

Nét nổi bật về hiện trạng kinh tế - xã hội của Hương Sơn được thể hiện qua các mặt sau đây:

- Cơ sở vật chất: Những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân Hương Sơn nói chung đã có nhiều chuyển biến theo hướng tốt. Các cấp lãnh đạo cùng nhân dân địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết là các lĩnh vực quan trọng như:

+ Hệ thống giao thông vận tải, giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng phải đặt ra trong mục tiêu khai thác các nguồn khách thu hút vào các điểm du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Với hệ thống đường giao thông chất lượng cao, vẫn chuyển du khách an toàn, mất ít thời gian là một trong những nhân tố nâng cao về sức hấp dẫn của một vùng du lịch đối với du khách.

+ Nhà ở: Hương Sơn là vùng có tỉ lệ nhà kiên cố khá cao, chiếm tới 32,9% (huyện Mỹ Đức là 17,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhà tạm thời vẫn còn cao (19,8%) trong khi tính chung cả huyện chỉ là 16%.

- Sản xuất nông nghiệp: Đa số cư dân Hương Sơn sống bằng sản xuất nông nghiệp (88,6%), nhưng sản xuất nông nghiệp sẽ bị ngưng trệ trong mùa lễ hội từ tháng 1-3(âm lịch) mỗi năm. Diện tích đất nông nghiệp không nhỏ, nhưng là vùng đồng bằng chiêm trũng nên hơn 30% tổng diện tích chỉ trồng cấy được một vụ năng suất thấp.


- Hương sơn là vùng có số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng và chủng loại. Trâu bò vừa cày kéo, vừa sinh sản, vừa là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho dân địa phương và khách du lịch. Trong mùa lễ hội, đàn gia súc, gia cầm là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng.

- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: tại Hương Sơn, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tuy có nhưng phát triển không đều. Tỉ lệ số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 5% trong khi tỉ lệ này ở huyện Mỹ Đức là 1%. So với nhu cầu của thị trường vào mùa lễ hội là chưa đáp ứng được.

- Hương Sơn là xã có trình độ học vấn tương đối khá, toàn bộ cư dân trong xã là dân tộc Kinh đã sinh sống ở đây từ lâu đời.

- Cư dân ở trong độ tuổi lao động (18 – 60 tuổi) chiếm 41,64 % dân số, độ tuổi

0 – 18 tuổi chiếm 45,65%, độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 12,71%.

- Lao động nông nghiệp chiếm 70%, còn lại là cán bộ, lao động trong lĩnh vực dịch vụ, bán hàng, làm mộc, chạy xe........

- Công tác giáo dục: toàn xã có một trường mầm non, 3 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở.

- Mạng lưới truyền thanh hoạt động tốt, phát thanh ngày 2 buổi: sáng - chiều.

- Y tế, bảo hiểm: Đây là loại dịch vụ rất quan trọng không chỉ đối với người dân địa phương mà còn cả với khách du lịch vì thắng cảnh Hương Sơn là khu di tích có cả địa hình núi non hùng vĩ và mặt nước rộng. Việc trang bị cho các cơ sở y tế đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu DTTC Chùa Hương

4.1.1. Đánh giá đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu DTTC Chùa Hương huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội nằm trên trục đường giao thông thuận tiện nên có vị trí địa lý đắc địa, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Khu vực cách tuyến đường Hồ Chí Minh 7km, giáp 2 tỉnh Hà Nam và Hòa Bình, nằm giữa các khu di tích Bái Đính và VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình( 60km), khu du lịch sinh thái Sơn Tây - Ba Vì thành phố Hà Nội(80km), gần khu du lịch sinh thái Quan Sơn – huyện Mỹ Đức (7km) và khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi tỉnh Hòa Bình( 20km), có thể tạo thành cụm các khu du lịch sinh thái của miền Bắc Việt Nam.


Hình 4 1 Vị trí của Hương Sơn trong quy hoạch của Hà Nội Hình 4 2 Sơ đồ liên 1

Hình 4.1. Vị trí của Hương Sơn trong quy hoạch của Hà Nội


Hình 4 2 Sơ đồ liên hệ vùng du lịch Hình 4 3 Hiện trạng sử dụng đất Hình 4 2

Hình 4.2. Sơ đồ liên hệ vùng du lịch


Hình 4 3 Hiện trạng sử dụng đất Hình 4 4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 4 1 1 2 3


Hình 4.3. Hiện trạng sử dụng đất


Hình 4 4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 4 1 1 2 Khí hậu Thủy văn a Khí hậu Khí 4

Hình 4.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng


4.1.1.2 Khí hậu - Thủy văn

a. Khí hậu

Khí hậu ở Hương Sơn thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện rất thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây là rộng mưa mùa nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, lượng mưa cao cũng tạo nên những tác động xói mòn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hương Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng. Thời kỳ tháng 3,4,9,10,11 thời tiết tương đối thích nghi với sức khoẻ con người thuận lợi cho tham quan, nghỉ dưỡng.

Bảng 4.1. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ở Hương Sơn


Hạ

ng


Ý nghĩa

Nhiệt độ TB năm

(0C)

Nhiệt độ TB tháng nóng nhất

(0C)

Biên độ nhiệt độ

trong năm

Lượng mưa năm (mm)

Trị số của khu vực

Hương Sơn

23ºC

27

5-7

1800-2000

1

Thích Nghi

18 – 24

24 – 27

< 6

1250-1900

2

Khá thích nghi

24 – 27

27 – 29

6 – 8

1900-2550

3

Nóng

27 – 29

29 – 32

8 – 14

>2550

4

Rất nóng

29 – 32

32 – 35

14 – 19

<1250


5

Không thích

nghi


> 32


> 35


> 19


<650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Qua bảng số liệu trên và tình hình khí hậu khu vực ta thấy khí hậu ở đây thuộc vào loại thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con người. Đây là một trong những yếu tố gây thiện cảm đối với khách du lịch. Trên cơ sở đó khu di tích cần khai thác triệt để khía cạnh này, một mặt cũng cần có những biện pháp hạn chế những khó khăn do khí hậu gây ra như nhiệt độ vào mùa hè cao, cần có những thiết bị chống nóng trong nhà nghỉ cho khách, trồng nhiều các loại cây có hình thái đẹp để lấy bóng mát và tạo cảnh quan hấp dẫn cho khu vực.


b. Thủy văn

Trên địa bàn có 3 con suối bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn là: Suối Yến có độ dài 4km, rộng trung bình 20-25m; suối Long Vân dài 3km, rộng trung bình 10- 15m, suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10-15m. Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích mà còn là con


Hình 4 5 Suối Yến –nguồn nước của khu vực đường giao thông phục vụ du 5

Hình 4.5. Suối Yến –nguồn nước của khu vực

đường giao thông phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội. Hệ thống các suối Yến, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nước ngầm Karst cung cấp tạo dòng chảy quanh năm. Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Mực nước suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nước ra sông Đáy. Vào mùa mưa, nước sông Đáy dâng cao, nước suối Yến không tiêu được xung quanh khu vực chùa Hương.

Bảng 4.2: Thành phần cán cân nước trong khu vực


P (mm)

R(mm)

E(mm)

1900

1083

817

0.57

( Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)

P : lượng nước mưa năm E : lượng bốc hơi năm

R : lượng dòng chảy năm ỏ : hệ số dòng chảy

Nhìn chung về mặt tài nguyên nước, có thể thấy lượng nước trong khu vực là đủ và sạch để phục vụ cho nhu cầu du lịch và sinh hoạt. Nhưng do tính chất đặc biệt của cấu tạo địa chất nên cần có những biện pháp khai thác hợp lý để cho môi trường nước luôn trong sạch, góp phần vào phát triển du lịch sinh thái ở khu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023