Vai Trò Của Tài Nguyên Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái:


sản phẩm văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn được chia thành những nhóm cụ thể như sau:

+Các di tích lịch sử văn hóa bao gồm các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương.

+Các lễ hội: làng nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, trạm khắc đá, nghề mộc, nghề kim hoàn.

+Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.

+Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức.

*Tài nguyên thiên nhiên: Có 2 loại tài nguyên lớn:

Dựa vào những đặc tính và tính chất của tài nguyên, con người đã vận dụng giá trị vốn có của nó để phát huy tối đa các giá trị đó vào trong mục đích khai thác và bảo tồn. Trong du lịch sinh thái, con người muốn được trở về với thiên nhiên để tìm cảm giác thư thái và thoải mái do thiên nhiên mang lại như con người biết sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm hệ thống nước nóng lạnh tại các cơ sở lưu trú du lịch vừa tiết kiệm điện vừa bảo vệ môi trường hoặc sử dụng các vật dụng làm từ thiên nhiên. Ngoài ra, con người còn biết tận dụng tài nguyên xã hội vào phát triển các loại hình du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên này, ví dụ như du khách tìm hiểu về con người, đất nước và phong tục, tập quán tại các vùng trên lãnh thổ Việt Nam, đây là động lực để giúp cho nền văn hóa Việt Nam có thể hòa mình vào nền văn hóa chung của thế giới nhưng có sự chọn lọc phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.


Bảng 1.4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại:

- Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan (S.E. Jorgensen ,1981)

- Tài nguyên không tái tạo: Tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt...), các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được.

- Tài nguyên vĩnh cửu: loại tài nguyên có liên quan

trực tiếp hay gián tiếp đến năng lượng mặt trời

Tài nguyên xã hội:

- Là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 5

(Nguồn: Viện Địa lý tài nguyên TPHCM, 2013)

Hiểu được tính chất và đặc tính của tài nguyên thì con người sẽ biết cách nên tận dụng loại tài nguyên nào để khai thác và phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững vừa bảo tồn, tái tạo và phát triển hợp lý theo đặc tính vốn có của nó nhằm mục đích khai thác lâu dài nhưng vẫn đảm bảo môi trường không bị ảnh hưởng và các loại tài nguyên vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên.

1.2.3. Vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái:

Trong phát triển du lịch, vai trò của tài nguyên rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tại địa phương đó, có thể kể đến 3 vai trò chính của tài nguyên đối với sự phát triển du lịch.

Bảng 1.5. 3 Vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái


1.Quyết định phương hướng phát triển du lịch:

– Khuyến khích kinh

2. Xây dựng sản phẩm du lịch:

– Các loại hình du lịch.

3. Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

– Xây dựng cơ sở hạ tầng


doanh.

– Thu hút đầu tư kinh doanh.

– Thu hút du khách đến tham quan.

– Phối hợp hoạt động giữa các ngành.

– Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động.

– Quy mô dịch vụ du lịch.

– Chất lượng dịch vụ du lịch.

– Đối tượng tiêu dùng sản phẩm.

kinh tế.

– Xây dựng hạ tầng xã hội.

– Xây dựng cơ sở lưu trú.

– Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

(Nguồn: tác giả tự nghiên cứu và tổng hợp, 2017)

Dựa trên 3 vai trò chính của tài nguyên trong hoạt động phát triển du lịch thì hiện nay Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã vạch ra phương hướng phát triển du lịch tại địa phương của mình trong những năm qua và trong giai đoạn 2020-2030 đó là phát triển du lịch sinh thái bền vững, tận dụng các tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng nhằm thu hút khách du lịch đến đây để tham quan và tìm hiểu các loại tài nguyên đặc trưng. Đồng thời, xác định rõ các sản phẩm du lịch cần phát triển như du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch đường thủy, du lịch biển, du lịch khám phá với các loại hình lưu trú homestay đang được Ủy ban nhân dân huyện đẩy mạnh trong thời gian vừa qua

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện đang thúc đẩy các công trình dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như xây cầu để rút ngắn thời gian khi đến đây và xây các cầu tàu, bến đỗ cho du lịch đường sông, các dự án về xây dựng các khu trung tâm thương mại đang từng bước hoàn thành thủ tục pháp lý để sớm đưa vào xây dựng nhằm phục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và mua sắm của khách du lịch


1.2.4. Tiềm năng du lịch sinh thái:

Tiềm năng DLST được hiểu là các yếu tố sẵn có của tự nhiên và xã hội có thể khai thác, sử dụng để phát triển DLST, đó là tiềm năng về tài nguyên DLST. Tiềm năng tài nguyên DLST được phản ánh thông qua chất lượng tài


nguyên DLST, số điểm chứa đựng tài nguyên DLST và cơ cấu tài nguyên DLST tại vùng hay địa phương nào đó.

Trong hoạt động du lịch, khái niệm về tiềm năng du lịch đựơc nhiều giáo trình định nghĩa.Trên khía cạnh có tính học thuật khái quát thì tiềm năng du lịch là “Những tài nguyên du lịch chưa khai thác hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng” (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999).

Đối với DLST, tiềm năng của nó chủ yếu dựa vào nguồn tiềm năng ở dạng tài nguyên tự nhiên bao gồm “Bờ biển, hải đảo, núi, cao nguyên, rừng, suối nước nóng và su ối khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo, kỳ lạ như các hang động, vực sâu, thác lớn, chim thú quý hiếm, đảo đẹp” (Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải, 1995) và một phần tài nguyên nhân văn mang tính bản địa của cộng đồng xung quanh khu vực tài nguyên. Như vậy, không phải tài nguyên du lịch nào cũng là tiềm năng DLST. Chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, hải đảo, núi, cao nguyên, rừng, suối, nước khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo và có thể đã được khai thác một phần và chưa khai thác mới là tài nguyên DLST.

Đứng trên gốc độ cơ sở lý luận trên thì có thể coi tiềm năng DLST: “Các tài nguyên tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ rất đa dạng và phong phú, đã được khai thác nhưng chưa đạt hiệu quả cao, ngay cả một số tài nguyên được đầu tư lớn trong những năm gần đây để phục vụ du lịch sinh thái phát triển nơi đây như: Bãi biển 30/4, Khu du lịch Dần Xây Cần Giờ, Khu Du lịch Vàm Sát Cần Giờ, Khu Di tích lịch sử Vàm Sát Cần Giờ, Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ, các tour du lịch đường sông, du lịch nhà vườn cũng chỉ được khai thác một phần chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Cần Giờ. Vì vậy, việc nghiên cứu tiềm năng DLST trong luận văn chỉ nghiên cứu các giá trị tài nguyên phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.


1.2.5. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái:

Đánh giá tiềm năng DLST thường được đánh giá theo địa phương hay một vùng du lịch và được tiến hành theo 2 nội dung: đánh giá chất lượng của một số tài nguyên DLST cơ bản tại địa phương đó và đánh giá tiềm năng DLST của một địa phương hay một vùng du lịch. Thực chất, đánh giá tiềm năng DLST là đánh giá mức độ, khả năng thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch (KDL) của từng tài nguyên DLST, của từng địa phương hay một vùng địa phương hay một vùng du lịch.

1.3. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững:

1.3.1. Khái niện và các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững:

- Khái niệm:

Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 1980, phát triển Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai”. Theo đó, trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội.

Theo Tổng cục Du lịch: Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.

Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống” (UNWTO, 2001).


- Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, muốn phát triển bền vững đòi hỏi sự nổ lực chung của toàn xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững mang tới sự hài hòa giữa kinh tế - xã hội và môi trường nhưng không làm ảnh hưởng tới tương lai.

Tại Hội nghị bàn về các nguyên tắc phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam năm 2017, Tổng cục Du lịch đã xác định 10 nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững, đây là kim chỉ nam giúp ngành Du lịch phát triển bền vững trong tương lai:

Bảng 1.6. 10 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững


STT

Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

1

Khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý

2

Giảm sự tiêu thụ quá mức về tài nguyên thiên nhiên

3

Duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn

4

Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội

5

Phát triển du lịch phải hỗ trợ cho kinh tế địa phương

6

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững

7

Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan

8

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

9

Tiếp thị ngành Du lịch một cách có trách nhiệm

10

Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch.

(Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam, 2017)


Việc khai thác tiềm năng DLST phải đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, tức là đáp ứng nhu cầu của du khách và các đối tượng tại điểm đến du lịch đồng thời giữ gìn và tôn tạo các cơ hội cho tương lai. Sự bền vững được phản ánh ở 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

Các điều kiện tiên quyết cho hệ thống DLST bền vững bao gồm các điều kiện sau:


1.Điểm tới thăm có thực hiện việc bảo tồn thiên nhiên. 2.Thông tin từ nghiên cứu và quan sát.

3.Các hướng dẫn viên am hiểu địa phương. 4.Các giới hạn về sử dụng đất đai.

5.Các chương trình được thiết lập dựa trên TNTN và văn hoá của khu vực. 6.Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động

DLST.

Đây cũng là những điều kiện mà chúng ta có thể xem xét đối với việc tổ chức các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta.

1.3.2. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững:

1.3.2.1. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững:

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch đặc thù vừa có thể trãi nghiệm tự nhiên, vừa quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sinh thái (bao gồm hệ thống sinh thái nguyên sinh, bao gồm cả sinh thái tự nhiên và sinh thái văn hóa), khác biệt với các hình thức du lịch tự nhiên khác.

Ngành du lịch phát triển bền vững nghĩa là vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch hiện tại, vừa không ảnh hưởng tới việc khai thác du lịch và năng lực đáp ứng nhu cầu du lịch của hoạt động du lịch hậu thế (Ủy ban môi trường và phát triển thế giới, 1987).

1.3.2.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững:

Thứ nhất: Có lợi cho việc bảo vệ tài nguyên du lịch và ưu việt hóa môi trường du lịch.

Thứ hai: Đáp ứng nhu cầu của con người với chất lượng cuộc sống: Thứ ba: Có lợi cho việc phát triển ổn định và lành mạnh ngành du lịch:

Thứ bốn: Có lợi cho việc nâng cao nguồn lợi từ du lịch và thực hiện tiến bộ xã hội.

1.3.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững:


Với tiềm năng to lớn về tự nhiên, cùng với nhu cầu thực tế của cuộc sống, phát triển DLST là tất yếu và chắc chắn ngày càng được mở rộng tại Việt Nam. Làm sao để phát triển DLST một cách bền vững là một bài toán khó, nhưng không phải thiếu cách giải, nếu ngay bây giờ, ý thức và trách nhiệm du khách, người kinh doanh, cộng đồng địa phương và cả cơ quan quản lý ở các cấp đều được nêu cao.

Vai trò của DLST theo hướng bền vững có thể cụ thể trên ba phương diện sau:

*Về môi trường: phát triển DLST theo hướng bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.

*Về kinh tế: Phát DLST theo hướng bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.

Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển

của hoạt động du lịch, nó góp phần tạo ra giá trị cộng hưởng, bổ sung với các loại hìnhdu lịch khác, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 2010) hiện tại DLST chiếm khoảng 20% thị trường du lịch thế giới và dự báo trong vài năm tới sẽ là phân

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí