Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Gắn Với Bảo Tồn Tài Nguyên Kbttn


1.1.3 Những đặc trưng của DLST:

DLST khác với các loại hình du lịch khác ở những đặc trưng chủ yếu sau:

- Dựa trên sự hấp dẫn của các yếu tố văn hoá – lịch sử bản địa và sự hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên.

- Hỗ trợ mục đích bảo tồn và giữ ổn định sinh thái.

- Gắn với giáo dục môi trường(GDMT). GDMT trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ, hành vi của khách du lịch, cộng đồng và của chính ngành du lịch đối với vấn đề bảo tồn và phát triển tài nguyên, qua đó góp phần đảm bảo sự bền vững của DLST.

- Hỗ trợ kinh tế địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch, người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới một điểm du lịch. Do vậy, các nhu cầu và khát vọng của dân địa phương cần phải được ủng hộ hoàn toàn. DLST có thể giúp mở mang những lợi ích, kích thích phát triển kinh tế và đem lại cơ hội đa dạng hoá nền kinh tế. DLST có thể trở thành công cụ hỗ trợ cho bảo tồn và phát triển, song điều này chỉ trở thành hiện thực “ Nếu như có sự nỗ lực thống nhất nhằm gắn cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch”. Đây cũng chính là cách để người dân có thể trở thành những thành viên tích cực trong công tác bảo tồn.

1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của DLST:

DLST phát triển dựa trên những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững. Những nguyên tắc được đảm bảo trong DLST không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý, tổ chức, điều hành du lịch mà còn cho cả hướng dẫn viên DLST, cho cả cộng đồng địa phương.

- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá, tìm hiểu tự nhiên của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên DLST nói riêng và tài nguyên thiên nhiên ở các KBTTN và các KBTTN nói chung.


Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - 3

- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người có quyền làm chủ trong sự phát triển và trong các hoạch định du lịch. Đây chính là mục tiêu hướng tới của DLBV.

Đối chiếu các nguyên tắc của DLST với các nguyên tắc của du lịch bền vững (DLBV) cho thấy các nguyên tắc của DLST cũng nhằm vào các mục tiêu hướng tới DLBV.

1.1.5 Những yêu cầu cơ bản đối với DLST :

Để đạt được các mục tiêu này thì việc hiểu biết về DLST ở các KBTTN, KBTTN, các lợi ích có thể có và những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh tác động tới hoạt động bảo tồn và cộng đồng địa phương là hết sức cần thiết. Những yêu cầu cơ bản đối với DLST được khái quát lại như sau:

- Yêu cầu 1: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng cao. Điều này cũng giải thích một phần tại sao hoạt động DLST thường chỉ diễn ra ở các KBTTN, KBTTN.

- Yêu cầu 2: Đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách. Hoạt động DLST đòi hỏi người điều hành phải tuân thủ nguyên tắc, có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý KBTTN và cộng đồng địa phương.

- Yêu Cầu 3: Có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “Sức chứa” theo cả 4 mặt: Tâm lý, Sinh học, Vật lý và Xã hội.

- Yêu cầu 4: Đảm bảo tính công bằng trong chia sẻ lợi ích DLST với cộng đồng địa phương.

1.2. Du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên KBTTN

1.2.1 Vai trò của KBTTN với Du lịch sinh thái :

1.2.1.1 Khái niệm KBTTN :

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Khu bảo tồn thiên nhiên. Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) thì Khu bảo tồn thiên nhiên là: Vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên


thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên.

Tuy nhiên theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì KBTTN là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của KBT.

1.2.1.2. Tiềm năng DLST ở các KBTTN ở Việt Nam:

Hiện nay ở Việt Nam có 14 KBTTN nằm rải khắp từ Bắc vào Nam theo các vùng địa lý sinh thái, khí hậu điển hình khác nhau. Vì vậy có thể nói các KBTTN ở Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển DLST theo những đặc trưng khác nhau, và được thể hiện qua một số yếu tố như :

Mỗi KBTTN đều có những hệ sinh thái, khu hệ động vật, hệ thực vật hoang dã đặc trưng, điển hình riêng cho các vùng địa lý sinh thái khác nhau.

Có nhiều KBTTN có những hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên đặc


trưng và nổi tiếng như hệ sinh thái Hang động, hệ sinh thái đất ngập nước và rừng núi đá tại KBTTN ĐNN Vân long; hệ sinh thái rừng ngập mặn…

Mặc dù vậy nhưng việc khai thác tiềm năng sẵn có của DLST ở các KBTTN còn rất hạn chế vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như : Giao thông, giá trị cảnh quan, giá trị đặc hữu loài, địa hình, thời tiết theo mùa vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, nhân sự am hiểu và có chuyên môn sâu về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học với DLST, sự tham gia, tác động của người dân,…

1.2.2 Mối quan hệ giữa DLST và KBTTN:

1.2.2.1 Các mối quan hệ chủ yếu giữa DLST với KBTTN và lợi ích :

Budowski đã nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch và môi trường tự nhiên từ năm 1976 và Gunn (1982), sau đó quan điểm này cũng được sự ủng hộ của Graig-Smith và French (1994). Theo họ, giữa phát triển du lịch và bảo tồn TNTN có 3 mối quan hệ chủ yếu sau:

- Quan hệ giữa DL và bảo tồn là độc lập: Khi hoạt động du lịch mới được bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên chưa cao, mối quan hệ thường ở dạng độc lập cùng tồn tại. Có nghĩa là cả du lịch và bảo tồn ít có quan hệ với nhau và hầu như không ảnh hưởng.

- Quan hệ giữa du lịch và bảo tồn là hỗ trợ: Khi mức độ sử dụng TNTN tăng lên, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phù hợp nguyên tắc DLBV, mối quan hệ này sẽ là mối quan hệ tích cực, cái nọ thúc đẩy cái kia phát triển - Quan hệ hỗ trợ. Có mối quan hệ này thì du lịch tạo tiền đề cho sự bảo tồn TNTN và ngược lại TNTN tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

- Quan hệ mâu thuẫn: Nếu du lịch phát triển quá mức mà không có sự quan tâm đến bảo tồn thì mối quan hệ này sẽ trở nên mâu thuẫn. Khi đó, hoạt động du lịch sẽ là nguyên nhân phá huỷ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng phải thừa nhận rằng đây là một thực tế đang xảy ra ở các VQG và KBTTN tại Việt Nam.


Lợi ích của DLST đối với các KBTTN cũng được nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế quan tâm. Những lợi ích đó có thể được khái quát lại như sau:

- Tạo động lực cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên KBTTN.

- Khi các nguồn thu từ DLST đủ lớn, cơ chế hạch toán nếu được áp dụng hợp lý có thể tạo ra cơ chế tự hạch toán tài chính, hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn phát triển tài nguyên KBTTN và phát triển tiềm năng DLST của KBTTN.

- Tạo ra cơ hội cho du khách được tiếp xúc với những thắng cảnh, những bí ẩn của tự nhiên, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức bảo tồn của người dân, ủng hộ tích cực cho hoạt động bảo tồn và phát triển TNTN KBTTN.

- Tạo điều kiện cho viêc khai phá những vùng đất ít tiềm năng phát triển kinh tế, kích thích sự phát triển của những vùng lân cận.

- Nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng dân địa phương.

1.2.2.2. Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ DLST ở các KBTTN:

Các KBTTN hiện nay đang phải đối đầu với những tác động tiêu cực do mặt trái của DLST gây nên. Những người dân địa phương khai thác các sản phẩm từ KBTTN phục vụ cho hoạt động du lịch và sự gia tăng một cách quá mức lượng KDL đến các KBTTN hàng năm.

Sự quá tải của hoạt động DLST lên khu DLST hay "Sự quá yêu" của du khách đã gây nên những áp lực nặng nề lên TNTN KBTTN.

Những tác động tiêu cực nảy sinh từ DLST đối với bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường được đề cập, thảo luận tới cả về lý luận và những minh chứng thực tiễn.

Những tác động vào các KBTTN được chia ra làm hai loại: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của


du khách, còn các tác động gián tiếp nảy sinh từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động DLST, các cơ sở dịch vụ du lịch liên quan tới các hoạt động DLST. Khái quát lại có thể có những tác động sau:

- Các tác động trực tiếp:

+ Tác động lên cấu trúc địa chất, khoáng sản và hoá thạch.

+ Tác động lên đất đai.

+ Tác động tới tài nguyên nước.

+ Tác động lên hệ thực vật.

+ Tác động lên hệ động vật rừng.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của du khách ở khu du lịch với các món ăn đặc sản từ động vật hoang dã, thú sưu tầm những mẫu động vật còn sống hay nhồi cũng dẫn đến việc một số loài động vật bị săn bắt quá mức. Đây là nguyên nhân gián tiếp nhưng lại đóng vai trò quyết định làm suy giảm số lượng cũng như chất lượng quần thể động vật.

+ Những tác động lên cảnh quan tự nhiên, lên môi trường văn hoá.

Các ảnh hưởng sinh thái của các hoạt động du lịch ít khi xảy ra một cách đơn lẻ. Những địa điểm có nhiều các hoạt động giải trí sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng, và có thể được sử dụng để dự đoán sự thay đổi hay xảy ra ở các nơi khác trong trường hợp có tăng mật độ sử dụng hoặc sử dụng sai. Tóm lại là, các tác động trên sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với những hoạt động liên quan đến du lịch và tỷ lệ nghịch với sự giám sát, quản lý du lịch.

"Các mối đe doạ này có thể giảm bớt đi nếu như DLST được phát triển theo các nguyên tắc chỉ đạo và quy hoạch hợp lý".

1.3. Quan hệ giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương

1.3.1. Mối quan hệ qua lại :

DLST không chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn TNTN được bảo vệ, mà sự hấp dẫn của DLST còn có mối liên hệ với cộng đồng địa phương trong phạm vi và lân cận KBTTN.


Những yếu tố có khả năng thu hút KDL tới cộng đồng địa phương là hết sức đa dạng: yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.... và các món ăn địa phương. Vì vậy, cho dù KDL chỉ tham quan và khám phá thiên nhiên thì cũng không tránh khỏi những mối quan hệ với cộng đồng dân địa phương. Mối quan hệ này thể hiện qua quan hệ “Cung - Cầu”. KDL có nhu cầu mua những sản phẩm truyền thống của địa phương, có nhu cầu mua những mặt hàng đặc trưng của vùng, dân địa phương sẵn sàng cung cấp những mặt hàng trong khả năng có thể cho du khách. Những mối quan hệ này sẽ phát huy tác dụng tích cực nếu khi DLST tuân thủ các nguyên tắc của DLBV.

1.3.2. Những ảnh hưởng tích cực :

Những ảnh hưởng này có thể được khái quát qua những mặt sau:

- Góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là của những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Trong đó, bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, điện, nước.....

- Tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng dân địa phương, những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và quản lý TNTN KBTTN. "Dự án khu bảo tồn Annapurma của Nepal (ANAP) không chỉ đưa lệ phí thu được về cho địa phương mà còn tổ chức cả tập huấn để nâng cấp chất lượng dịch vụ. Tiêu chuẩn hoá thực đơn và giá cả, và nâng cấp tiêu chuẩn vệ sinh và xử lý chất thải (Wells, M. P. 1992).

- DLST có ý nghĩa lớn trong việc thu ngoại tệ, làm đa dạng hoá nền kinh tế địa phương theo “hiệu ứng dây chuyền”, tạo ra những lợi ích trực tiếp và gián tiếp.

- DLST cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở y tế địa phương, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng sở tại. Ceballos - Lascurain, 1991. "Một hình thức phát triển sinh thái, một phương thức thiết thực và có hiệu quả trong việc cải thiên nền kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia".


- DLST tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách và dân địa phương, giới thiệu được những giá trị và truyền thống địa phương, góp phần nâng cao dân trí, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ....

- DLST còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho dân địa phương thông qua các dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

1.3.3. Những ảnh hưởng tiêu cực :

Bất kể loại hình du lịch nào, nếu phát triển một cách ồ ạt, không có sự kiểm soát đều có thể làm nảy sinh những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và đối tượng phải gánh chịu thường là những người dân địa phương.

Tuy nhiên, trong thực tế, như Cochrane (1996) đã bình luận: “Thật cực kỳ khó khăn để đồng thời đạt được cả hai mục đích của DLST, tức là vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn và vừa đảm bảo cải thiện phúc lợi của dân địa phương".

1.3.3.1. Những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế :

Du lịch có thể là nhân tố góp phần vào quá trình phát triển kinh tế hay cũng có thể là nguyên nhân làm kinh tế kém phát triển. Đối với những đối tượng có tiềm năng kinh tế, du lịch đem lại nhiều lợi ích cho họ. Vì vậy, du lịch có thể làm tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sự đóng góp về kinh tế của DLST phụ thuộc không chỉ vào bao nhiêu tiền chảy vào khu vực được quan tâm mà còm phụ thuộc vào bao nhiêu tiền vào khu vực đọng lại được ở khu vực để từ đó tạo ra được những tác động nhân bội. Những sự phụ thuộc vào những đầu tư từ bên ngoài sẽ dẫn đến một nền kinh tế “tay đôi”, từ đó lợi nhuận bị “rò rỉ” ra khỏi khu vực, địa phương và có thể là cả quốc gia. Sự rò rỉ về kinh tế trong hoạt động DLST được thể hiện rõ nhất ở các nước đang phát triển.

Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: khả năng cung cấp điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải .... Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu sử dụng thì hiệu quả sử dụng thấp, thu hồi vốn chậm gây thua lỗ hoặc dẫn tới việc tăng giá cả một cách bất hợp lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023