BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG SƠN ĐÔNG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VĂN HÀ
Hà Nội, 2012
LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học và hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất các các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp... đã truyền đạt kiến thức trên tất cả các lĩnh vực có liên quan trong suốt cả khóa học này. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo khoa Lâm học, Khoa sau Đại học, đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên TS Đặng Văn Hà trưởng bộ môn Lâm nghiệp Đô thị, trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong cả quá trình cho đến khi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn, UBND xã Hương Sơn, lãnh đạo Hạt kiểm lâm Mỹ Đức các đồng nghiệp và các anh chị học viên trong lớp K18BLH, đã tạo điều kiện thuận lợi và trợ giúp tôi từ việc học đến khi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cam đoan rằng, tất cả các số liệu sử dụng trong báo cáo này đề là tôi đã làm và đúng thực tế, các trích dẫn trong báo cáo là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung về số liệu trong luận văn này.
Quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng do thời gian và khả năng trình bày chưa được tốt do đó luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 28 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Đặng Sơn Đông
Trang phụ bìa
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái5
1.2. Ở Việt Nam 6
1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái 11
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1.1. Mục tiêu chung 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 13
2.2. Đối tượng ngiên cứu 13
2.3. Nội dung nghiên cứu 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu 14
2.4.1. Ngoại nghiệp 14
2.4.2. Nội nghiệp 17
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG 24
3.1. Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2. Khí hậu 24
3.1.3. Thủy văn 24
3.1.4. Địa hình 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu DTTC chùa Hương 25
3.2.1. Dân số 25
3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1.Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu DTTC Chùa Hương 28
4.1.1. Đánh giá đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu 28
4.1.2. Tài nguyên sinh vật - một dạng điển hình của TNDLST 38
4.1.3. Tài nguyên Du lịch nhân văn 43
4.2. Đánh giá tiềm năng du lịch DLST khu DTTC Chùa Hương. 50
4.3. Đánh giá hiện trạng khai thác DLST tại khu DTTC Chùa Hương 62
4.3.1. Thị trường khách du lịch 62
4.3.2. Luồng khách 64
4.3.3.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 67
4.3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 68
4.3.5. Các loại hình khai thác du lịch 70
4.3.6. Kết quả kinh doanh du lịch 70
4.3.7. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 71
4.3.8. Tính thời vụ của Du lịch 71
4.3.9. Tiếp thị và quảng bá, xúc tiến, diễn giải du lịch 72
4.3.10. Một số tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội 76
4.4. Đề xuất chiến lược khai thác tài nguyên DLSTtại khu DTTC Chùa Hương đến năm 2020 80
4.4.1. Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại DTTC Chùa
Hương. 80
4.4.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 80
4.4.3 Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
1. Kết luận 101
2. Kiến nghị 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt | Viết đầy đủ | |
1 | BQL | Ban quản lý |
2 | BVNN | Bảo vệ nghiêm ngặt |
3 | DLST | Du lịch sinh thái |
4 | DSTG | Di sản thế giới |
5 | DTTC | Di tích thắng cảnh |
6 | KBTTN | Khu bảo tồn thiên nhiên |
7 | KTXH | Kinh tế xã hội |
8 | PKBVNN | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt |
9 | PKDVHC | Phân khu dịch vụ hành chính |
10 | PKPHST | Phân khu phục hồi sinh thái |
11 | RĐD Hương Sơn | Rừng Đặc dụng Hương Sơn |
12 | TNDL | Tài nguyên du lịch |
13 | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
14 | TNTN | Tài nguyên thiên nhiên |
15 | UBND | Ủy ban nhân dân |
16 | UNESCO | Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ |
17 | UNWTO | Tổ chức Du lịch thế giới |
18 | VHST | Văn hóa – Sinh thái |
19 | VQG | Vườn quốc gia |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Đánh Giá Tính Hấp Dẫn Của Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
2.1 | Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên | 15 |
2.2 | Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người | 15 |
2.3 | Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái | 18 |
4.4 | Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ở Hương Sơn | 32 |
4.2 | Thành phần cán cân nước trong khu vực | 33 |
4.3 | Đánh giá tiềm năng DLST khu DTTC chùa Hương | 50 |
4.4 | Lượng khách tới Hương Sơn từ 2005-2011 | 62 |
4.5 | Thống kê lượng khách nội địa | 63 |
4.6 | Thống kê lượng khách quốc tế | 64 |
4.7 | Lượng khách thăm quan khu di tích thắng cảnh Hương Sơn vào các tháng trong năm | 66 |
4.8 | Lực lượng lao động trong ngành du lịch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn từ năm 2005 đến năm 2011 | 67 |
4.9 | Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại Hương Sơn năm 2005-2011 | 68 |
4.10 | Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực Hương Sơn năm 2011 | 68 |
4.11 | Số lượng xuồng, đò phục vụ du lịch năm 2004 - 2011 | 69 |
4.12 | Tình hình doanh thu của Hương Sơn năm 2005-2011 | 70 |
4.13 | Thu nhập bình quân đầu người | 71 |
4.14 | Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai thác Du lịch sinh thái tại DTTC Chùa Hương | 78 |
4.15 | Dự báo lượng khách của khu DTTC Chùa Hương giai đoạn 2013-2020 | 81 |
4.16 | Các hoạt động du lịch sinh thái đề xuất | 82 |
4.17 | Phân vùng phát triển du lịch khu DTTC Chùa Hương | 84 |
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình | Trang | |
4.1 | Vị trí của Hương Sơn trong quy hoạch của Hà Nội | 28 |
4.2 | Sơ đồ liên hệ vùng du lịch | 29 |
4.3 | Hiện trạng sử dụng đất | 30 |
4.4 | Hiện trạng cơ sở hạ tầng | 31 |
4.5 | Suối Yến –nguồn nước của khu vực | 33 |
4.6 | Nhũ đá trong động Hương Tích | 34 |
4.7 | Động Hương Tích | 34 |
4.8 | Địa hình núi đá vôi | 35 |
4.9 | Tháp Kasrt phổ biến trong khu vực | 36 |
4.10 | Thảm thực vật trên núi đá vôi | 38 |
4.11 | Hiện trạng tài nguyên sinh vật | 42 |
4.12 | Khai hội Chùa Hương | 43 |
4.13 | Múa rồng ngày khai hội | 44 |
4.14 | Các nhà sư làm lễ đầu Xuân | 44 |
4.15 | Tháp chuông Thiên Trù | 46 |
4.16 | Chùa Hương Xưa và Nay | 48 |
4.17 | Hiện trạng tài nguyên hang động và đình chùa | 49 |
4.18 | Bản đồ ý tưởng quy hoạch du lịch sinh thái | 90 |
4.19 | Sơ đồ điểm – tuyến du lịch | 91 |
4.20 | Sơ đồ vị trí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch | 92 |
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá thế giới tự nhiên, mang lại lợi ích về kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư địa phương, nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên với cảnh quan hấp dẫn, DLST còn có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường cho khách du lịch cũng như cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn và nâng cao các giá trị cảnh quan môi trường. Theo Ủy ban lữ hành du lịch thế giới cho rằng, du lịch đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập và việc làm đáng kể cho thế giới. Du lịch sinh thái cũng đóng góp không nhỏ cho du lịch thế giới và ngày càng gia tăng, đem lại thu nhập lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển, du lịch sinh thái đang là động cơ của nhiều đảo nhiệt đới vùng Caribe, khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương... Từ nhận thức đó, du lịch sinh thái đã được xác định là một trong những hướng phát triển du lịch chủ đạo của Du lịch Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020.
Khu di tích thắng cảnh chùa Hương nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây Nam và thuộc khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn. Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương có trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là Khu Văn hoá - Lịch sử Chùa Hương Tích với diện tích 500 ha (Bộ NN&PTNT, 1997) và nay là Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương. Mục tiêu của khu Rừng đặc dụng này là "Bảo vệ rừng trên núi đá vôi và cảnh quan nổi tiếng của vùng".
Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Hương Sơn là một vùng núi đá vôi điệp trùng, hùng vĩ với địa hình chia cắt phức tạp, và quá trình Karst (Castơ) tạo nhiều hang động tự nhiên như động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh. Với hệ sinh thái động thực vật trên núi đá vôi phong phú đa dạng tạo