Kế Hoạch Phát Triển Và Thích Ứng Với Bđkh Của Hệ Thống Quốc Lộ Vn

- Báo cáo đánh giá lần thứ 1 (AR1): 1990

- Báo cáo đánh giá lần thứ 2 (AR5): 1995

- Báo cáo đánh giá lần thứ 3 (AR3): 2001

- Báo cáo đánh giá lần thứ 4 (AR4): 2007

- Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5): 2013/2014

1.2.2. Nghiên cứu trong nước về BĐKH

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ trước. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về BĐKH đối với tài nguyên, kinh tế, xã hội, môi trường cho từng Bộ ngành, từng địa phương. Tuy nhiên đối với ngành GTVT đường bộ hiện nay các nghiên cứu về BĐKH còn rất hạn chế.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ GTVT đã ban hành quyết định số 199/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2011 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của kế hoạch hành động là nhằm Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực GTVT; Xác định giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp cho các công trình giao thông nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; Vận động nguồn lực quốc tế hỗ trợ ứng dụng giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tổ chức, triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

Triển khai thực hiện kế hoạch trên, Viện KH&CN GTVT đang thực hiện dự án “Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam”. Đây là dự án đầu tiên và cũng là duy nhất từ trước tới nay nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH đối với ngành GTVT đường bộ tại Việt Nam. Dự án này được chia thành 3 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2010 - 2012 nghiên cứu tổng quan về BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH cho các tuyến quốc lộ QL6, QL10, QL279 phía Bắc; giai đoạn 2 từ năm 2012 - 2013 nghiên cứu các tuyến quốc lộ khu vực Miền Trung; giai đoạn 3 từ năm 2013 - 2014 nghiên cứu các tuyến quốc lộ khu vực Miền Nam).

Tiếp đó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển khoa kinh tế của trường Đại học tổng hợp Copenhagen với nghiên cứu “Tác động của BDKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 2012” trong đó có đánh giá và dự báo thiệt hại về kinh tế đối với ngành GTVT đường bộ do BĐKH gây ra.

Gần đây nhất phải kể đến Phạm Hoài Nam và Trương Quang Học với vai trò của cộng đồng trong phát triển hệ sinh thái giao thông đường bộ bề vững ở Việt Nam (Tuyển tập báo cáo khoa học “Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh”, Trung tâm NCTN&MT, 2013). Trong đó khẳng định hướng tiếp cận HST đường bộ có sự tham gia của cộng đồng là hướng tiếp cận tối ưu cho việc phát triển GTVT đường bộ bền vững. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ dừng lại ở bước định hướng nghiên cứu chứ chưa áp dụng cụ thể cho tuyến đường hay khu vực cụ thể.

CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU


2.1 Hệ thống quốc lộ Việt Nam

2.1.1. Khái quát về hệ thống quốc lộ ở Việt Nam

Đường bộ nước ta hiện có tổng chiều dài trên 256.684 km, trong đó quốc lộ 17.228km, đường tỉnh 23.520 km, đường huyện 49.823 km, đường đô thị 8.492 km, đường chuyên dùng 6.434 km và trên 150.187 km đường xã; mạng lưới đường bộ được phân bố tương đối hợp lý, mật độ bình quân theo diện tích là 0,78km/km2 và 3,09km/1.000 dân. Tính riêng hệ thống quốc lộ, mật độ đạt 0,053 km/km2, trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất là 0,099 km/km2, vùng Trung bộ 0,068km/km2; Tây Nguyên là vùng có mật độ thấp nhất 0,0374 km/km2.

Tình trạng kỹ thuật đường bộ nước ta còn thấp kém, đường hẹp, bán kính đường cong nhỏ, mặt đường chưa bảo đảm cho việc đi lại an toàn, êm thuận; sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều.

Bảng 2.1. So sánh tỷ lệ được rải mặt đối với các hệ thống đường



TT

Đường được rải mặt

Chiều dài Km

Tỷ lệ %

1

So với tổng chiều dài

66.485

29,60

2

So với hệ thống quốc lộ

14.441

83,50

3

So với hệ thống đường tỉnh

18.169

78,64

4

So với hệ thống đường đô thị

4.109

61,75

5

So với hệ thống đường huyện

11.183

24,84

6

So với hệ thống đường xã

15.635

12,51

7

So với hệ thống đường chuyên dụng

2.948

38,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đường quốc lộ khu vực miền Trung - 4

2.1.2. Công tác quản lý đường bộ

a. Về thể chế

Công tác quản lý và bảo trì đường bộ được quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Thông tư số 10/2010/TT-BGTV ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ GTVT.

b. Về tổ chức và phân cấp

- Hệ thống quốc lộ

Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì; lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

- Hệ thống đường địa phương

(+) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì thông qua cơ quan chuyên môn là Sở Giao thông vận tải;

(+) Hệ thống đường huyện, đường xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về quản lý, bảo trì phù hợp điều kiện của địa phương; Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì các hệ thống đường địa phương.

(+) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương và đường quốc lộ được ủy thác quản lý về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.

- Hệ thống đường chuyên dùng

(+) Hệ thống đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia được công bố.

(+) Khi cải tạo, nâng cấp đường đang khai thác, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm chỉ đạo nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, các chủ đầu tư về công tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo trì đường bộ.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ yêu cầu về quản lý, cung cấp thông tin, có trách nhiệm xây dựng ngân hàng dữ liệu đường bộ và quy định các biểu mẫu thống kê, báo cáo công tác quản lý bảo trì đường bộ.

c. Mục tiêu

Mục tiêu của công tác quản lý và bảo trì là giữ cho đường luôn ở trong tình trạng kỹ thuật như ban đầu và đảm bảo năng lực thông qua theo thiết kế. Để làm được điều đó tính chất công tác bảo trì là thường xuyên và kịp thời, nghĩa là đảm bảo chu kỳ sửa chữa và bảo dưỡng theo bảng sau:

Bảng 2.2. Phân loại công tác bảo trì đường bộ


TT

Loại kết cấu mặt đường

Thời hạn sửa

chữa vừa (năm)

Thời hạn sửa

chữa lớn (năm)

1

Bê tông nhựa

4

12

2

Bê tông xi măng

8

24

3

Đá dăm trộn nhựa, đá dăm đen

3

9

4

Thấm nhập nhựa; láng nhựa 2, 3 lớp

3

6

5

Đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối đá dăm

2

4

6

Cấp phối thiên nhiên

1

3

Mặc dù quy định về công tác đầu tư, khai thác và bảo trì được phân công cụ thể và rất chặt chẽ như trên nhưng trên thực tế nhiều tuyến đường nhanh chóng bị xuống cấp trước thời hạn quy định trong bảng 2.2. Nguyên nhân của sự xuống cấp nhanh chóng đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra (chất lượng thi công, vật liệu sử dụng, địa chất, tải trọng khai thác...) nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra.

2.1.3. Kế hoạch phát triển và thích ứng với BĐKH của hệ thống quốc lộ VN

(i) Kế hoạch phát triển

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường bộ luôn được đặt lên hàng đầu. Theo nội dung quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

- Giai đoạn đến năm 2020:

Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Một số mục tiêu cụ thể:

(+) Khối lượng khách vận chuyển 5,6 tỷ hành khách với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển.

(+) Khối lượng hàng vận chuyển 1.310 triệu tấn với 73,32 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển.

(+) Phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe.

Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1; xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngò, các đầu mối giao thông quan trọng; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực; phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

(+) Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16 - 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

(+) Ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%.

- Định hướng đến năm 2030:

(+) Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị. (+) Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.

(ii) Kế hoạch thích ứng

Song song với việc phát triển mạng lưới GTVT đường bộ, vấn đề bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH cũng là một mục tiêu được đề ra trong nội dung quy hoạch điều chỉnh, cụ thể như sau:

(+) Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường.

(+) Thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khi lập quy hoạch. Giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường các dự án xây dựng và khai thác công trình giao thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

(+) Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

(+) Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong hoạt động giao thông nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm.

Cụ thể hơn nữa trong công tác thích ứng với BĐKH của ngành GTVT chính là Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu là:

(+) Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không kể cả về kết cấu hạ tầng và hoạt động vận tải.

(+) Xác định giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp cho các công trình giao thông nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

(+) Vận động nguồn lực quốc tế hỗ trợ ứng dụng giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tổ chức, triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

Mặc dù công tác thích ứng với BĐKH đã được nghiên cứu và triển khai trong ngành GTVT nhưng các công trình công bố chưa nhiều; thiếu nguồn kinh phí cho việc xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH (hiện nay mới chỉ có một số đoạn QL1A ven biển được ADB tài trợ xây dựng các công trình thích ứng BĐKH).

2.2. Quốc lộ 49B


2.2.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên


a. Vị trí địa lý

Quốc lộ 49B xuất phát từ Mỹ Chánh đến xã Hải Dương (Km 40+000 QL 49B) đi theo hướng qua cầu Ca Cút, cầu Thảo Long nối vào Quốc lộ 49A tại Km 48+400 QL49B, qua cầu Tư Hiền và kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1A tại Km 865+450 (Km 104+800 QL 49B).

Quốc lộ 49B đoạn Thuận An – Tư Hiền – Quốc lộ 1A nằm gọn trong địa phận 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuyến đi qua các xã Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An của huyện Phú Vang và các xã Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022