Nhận Xét Về Tính Hiệu Quả Của Công Tác Quản Lý Chất Thải Trên Địa Bàn Quận Long Biên

3.2.4.3. Chất thải xây dựng

Hiện nay trên địa bàn quận có một bãi chôn lấp phế thải xây dựng với quy mô 2 ha tại khu vực bãi Thạch Cầu, phường Long Biên. Tuy nhiên, trên thực tế bãi chôn lấp này đã bộc lộc một số nhược điểm như đường vào bãi tập kết phế thải xây dựng phải đi qua khu dân cư, mặt đường không chịu được trọng tải của xe tải > 5tấn

, trong khi việc vận chuyển phế thải chủ yếu tập trung vào ban đêm nên người dân ngăn chặn rất khó khăn cho việc đổ phế thải, bãi tập kết nằm ở ngoài đê nên việc vận chuyển phế thải về xử lý tại bãi trong mùa mưa, lũ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra còn một số ao hồ hoang hoá, thùng đấu nhỏ lẻ khác trên địa bàn nằm trùng vào ô quy hoạch chức năng khác, tuỳ theo công năng và quy hoạch đầu tư xây dựng cũng được tận dụng khai thác thành bãi chôn lấp phế thải xây dựng với một khối lượng nhất định, thời hạn nhất định để vừa đạt được mục tiêu xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn, vừa tiết kiệm chi phí san lấp mặt bằng phục vụ thi công xây dựng dự án.

Về phía các đơn vị cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị quận Long Biên) trong hồ sơ xin phép đều có yêu cầu về thu gom, xử lý phế thải xây dựng theo quy định. Thanh tra xây dựng Quận cũng là đơn vị góp phần tích cực trong việc giám sát quá trình thực hiện các yêu cầu về thu gom, xử lý phế thải xây dựng đối với các chủ đầu tư dự án và hộ gia đình, cá nhân có hoạt động xây dựng, sửa chữa.

Dự kiến trong thời gian tới quận Long Biên sẽ đầu tư bổ sung hai bãi chôn lấp phế thải xây dựng với quy mô khoảng từ 4-5ha/bãi. Cụ thể:

- Khu ao, hồ, thùng đấu ngoài bãi giáp đê Hữu Đuống thuộc địa phận phường Giang Biên có quy mô khoảng 4ha.

- Khu ao, hồ, thùng đấu ngoài bãi giáp đê Tả Hồng thuộc địa bàn phường Cự Khối có quy mô khoảng 3ha.

3.2.4.4. Chất thải rắn công nghiệp

Trước năm 2006 việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp hiện nay trên địa bàn quận do rất nhiều đơn vị đảm nhận, trong đó có cả các đơn vị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

không có chức năng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ năm 2006-2010 sau rất nhiều các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền thì công tác bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Quận được nâng lên rò rệt, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý hầu hết đều là các đơn vị có giấy phép hoạt động theo đúng quy định pháp luật, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp được thu gom, vận chuyển, xử lý nâng từ 45-50% (2006) lên 60% - 65% (2010), chỉ tiêu năm 2011 ước đạt 70%.

Theo hồ sơ quản lý tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, có khá nhiều đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp đang thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn quận như: Công ty cổ phần công trình đô thị Long Biên, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị, Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn, Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Bình Minh, Công ty TNHH xử lý môi trường công nghiệp VHT, Công ty cổ phần phát triển công nghệ Tài nguyên môi trường, Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công (Hải Dương), Công ty Tân Thuận Phong (Hải Phòng), Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh (Hải Dương)... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tình trạng chất thải công nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất được các cơ sở bán cho các cá nhân, tổ chức thu mua tự do không đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội - 11

Các loại chất thải công nghiệp thông thường như bao bì thải, mẩu vụn kim loại…có thể tận dụng được các doanh nghiệp tận dụng tối đa trong hoạt động sản xuất hoặc bán cho các đơn vị tái chế có chức năng theo quy định. Chất thải công nghiệp nguy hại như dầu thải, cặn bùn thải, cặn sơn thải, thùng đựng hoá chất thải… được thu gom, xử lý tại các cơ sở có sự khác biệt rất rò (Danh mục chất thải nguy hại được quy định tại thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và quyết định số 23/2006/QĐ-BTNM ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh

nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nhà nước (65 doanh nghiệp/542 doanh nghiệp đã được kiểm tra từ năm 2008-2010), công tác thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại được quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn quận(477 doanh nghiệp/542 doanh nghiệp đã được kiểm tra từ năm 2008- 2010) còn hiểu biết không đầy đủ hoặc ít hiểu biết về vấn đề này, do đó vẫn còn tình trạng chất thải nguy hại không được thu gom, lưu giữ theo đúng quy định mà để lẫn với chất thải sinh hoạt hoặc bán cho các cá nhân, tổ chức thu mua tự do không có chức năng theo quy định. Sau khi được kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, sự quan tâm của các doanh nghiệp trên đã được cải thiện đáng kể (Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, 2010)

3.2.4.5. Chất thải rắn y tế

Hiện nay, trên địa bàn quận có 01 đơn vị có chức năng đang thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế là Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị, chủ yếu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế có quy mô lớn (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện tâm thần, Trung tâm y tế quận Long Biên). Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có quy mô vừa và nhỏ (93 cơ sở), chất thải y tế phát sinh với khối lượng không nhiều nhưng chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn khối lượng chất thải này được chủ cơ sở đổ lẫn cùng các xe thu gom chất thải sinh hoạt. Với sự phát triển của ngày càng nhiều các cơ sở khám chữa bệnh quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn quận như hiện nay thì đây cũng là một nguồn chất thải nguy hại đáng quan tâm và phải có biện pháp kiểm soát kịp thời.‌

3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn

3.3.1. Nhận xét về tính hiệu quả của công tác quản lý chất thải trên địa bàn quận Long Biên

3.3.1.1. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Việc thực hiện Đề án xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Long Biên (giai đoạn 2005-2010) và thực hiện Quy trình thu gom rác đổi mới (thời gian thực hiện từ ngày 01/7/2008 đến nay) đã mang lại những kết quả đáng ghi

nhận trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận, cụ thể như sau:

- Đối với công tác thu gom rác tại các tuyến phố vỉa hè rộng, các khu tập thể và khu tập trung đông dân cư:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đổ rác, đặc biệt đối với các hộ gia đình không thể đổ rác theo đúng giờ quy định.

+ Hạn chế được một phần rác thải phát sinh vứt bừa bãi ra mặt đường trong thời gian ban ngày. Chất lượng vệ sinh môi trường từng bước được nâng cao.

- Đối với công tác thu gom rác tại các khu phố, các ngò không bố trí được các thùng rác công cộng và xe tải loại nhỏ có thể đi lại được: Giảm được lượng xe gom nhất định trên các tuyến thu gom rác trực tiếp bằng xe ô tô loại nhỏ; Tạo thói quen đổ rác đúng giờ của người dân.

- Đối với công tác thu gom rác tại các ngò, ngách còn lại bằng xe gom rác đẩy tay:

+ Đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân do được thu gom tận nhà, dễ dàng đổ rác vào thùng xe gom do xe di chuyển chậm, thùng xe thấp.

+ Quy trình đã được chấp thuận bằng văn bản quy định định mức của các cấp, các ngành liên quan do đó được thanh toán theo đúng đơn giá quy định.

+ Rác sau khi thu gom được vận chuyển thẳng lên bãi rác chung của Thành phố nên giảm được chi phí sản xuất của đơn vị cung ứng dịch vụ.

-Về quy trình vận chuyển rác:

+ Chủ động bố trí thời gian, lịch trình thu gom rác, phát huy tối đa công suất vận chuyển.

+ Phát huy hiệu quả đầu tư trạm trung chuyển rác.

+ Giảm ùn tắc giao thông do không ép rác trên các tuyến giao thông chính.

3.3.1.2. Công tác quản lý chất thải xây dựng

Trong những năm vừa qua UBND quận Long Biên đã chỉ đạo và ban hành một số văn bản để phục vụ quản lý phế thải xây dựng trên địa bàn quận, cụ thể:

+ Ban hành quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 29/8/2006 phê duyệt Đề án xã hội hóa quản lý vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên.

+ Ban hành quyết định số 943/QĐ-UBND ngày 4/6/2007 phê duyệt Hồ sơ đặt hàng công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2007 – 2012.

+ Xây dựng bảng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải xây dựng áp dụng trên địa bàn quận Long Biên được Liên ngành Xây dựng đô thị - Kế hoạch kinh tế-Tài chính quận Long Biên duyệt ngày 4/6/2007.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 13/6/2007 về việc triên khai thực hiện đề án xã hội hoá quản lý vận chuyển và xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên.

+ Ban hành văn bản số 519/HD-UBND ngày 9/7/2007 về việc Hướng dẫn triển khai công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên.

Trên địa bàn quận cũng đã hình thành lực lượng chuyên ngành thực hiện công tác thu gom phế thải xây dựng trên địa bàn quận là 02 đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận và 01 bãi chôn lấp xử lý chất thải tại khu vực bãi Thạch Cầu – phường Long Biên. Đơn vị duy trì đã tổ chức thông báo trên báo chí về việc triển khai Đề án xã hội hoá công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn quận Long Biên. UBND 14 phường cũng đã ra thông báo gửi các chủ đầu tư, các đơn vị thị công, các hộ gia đình về việc triển khai đề án xã hội hoá công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn quận Long Biên. Các chủ công trình, các hộ gia đình xây dựng cải tạo lại nhà khi xin cấp phép xây dựng đều có phương án thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý chất thải xây dựng và đảm bảo vệ sinh môi trường lĩnh vực xây dựng. Do đó tình trạng đổ trộm đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn đã giảm đáng kể.

3.3.1.3. Công tác quản lý chất thải công nghiệp

Nhìn chung, công tác quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn quận Long Biên đã có những chuyển biến rò rệt trong những năm vừa qua, ý thức bảo vệ môi

trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận dần được nâng cao. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất quy mô lớn, trong quá trình hoạt động sản xuất có phát sinh một khối lượng lớn chất thải công nghiệp đều có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp với đơn vị có chức năng. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp khác mặc dù khối lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp không lớn nhưng khi đi vào hoạt động hoặc sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, hướng dẫn cũng đã có sự quan tâm nhất định với vấn đề này. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số lượng khá lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thì công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng chất thải công nghiệp hoặc được thu gom chung với chất thải sinh hoạt hoặc được bán cho các cơ sở thu mua tự do không đủ chức năng hoặc có được thu gom nhưng không đảm bảo yêu cầu.

3.3.1.4. Công tác quản lý chất thải y tế.

Qua thực tế kiểm tra, giám sát của phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Y tế quận Long Biên cho thấy, vấn đề thu gom xử lý chất thải y tế được các bệnh viện và trung tâm y tế quận, 14 trạm y tế phường quan tâm, chỉ đạo khá sát sao. Các bệnh viện và trung tâm y tế lớn đều có hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế với đơn vị có chức năng (Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị). Tuy nhiên, đôi khi vẫn có tình trạng đốt chất thải y tế không đúng quy định dẫn đến phản ánh, kiến nghị của người dân (Ví dụ như trường hợp của Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang năm 2009). Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có quy mô vừa và nhỏ (93 cơ sở), chất thải y tế phát sinh với khối lượng không nhiều nhưng chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn khối lượng chất thải này được chủ cơ sở đổ lẫn cùng các xe thu gom chất thải sinh hoạt. Trong thời gian tới, UBND quận đã có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, đặc biệt

là các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn quận nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của đối tượng trên.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra với công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên

3.3.2.1. Về công tác quản lý

a. Hệ thống quản lý chất thải, cơ cấu phối hợp tổ chức và hoạt động của các ban ngành chưa đồng bộ. Sự phân công phân nhiệm của các ngành trong quản lý chất thải hiện còn chưa được rò ràng, chưa thấy được vai trò của các cấp trong công tác cải thiện hệ thống quản lý, vì thế chưa phát huy được tối đa hiệu quả.

Tại một số phường công tác quản lý chất thải chưa được quan tâm. Chưa có cán bộ chuyên môn và cơ quan quản lý chuyên ngành tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn.

b. Thiếu sự đầu tư kinh phí ngân sách của các cấp chính quyền ngành trong việc quản lý chất thải, xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn quận

Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải, gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện trong việc tự cân đối từ các nguồn thu để duy trì vệ sinh.

c. Vấn đề xã hội hoá (bao gồm sự tham gia của cộng đồng và xúc tiến tư nhân hoá) trong dịch vụ quản lý chất thải còn chưa được chú trọng. Mô hình xã hội hoá trên địa bàn quận còn tồn tại hạn chế. Do mới là mô hình thí điểm tại 07 phường (gồm các phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Thượng Thanh, Việt Hưng), nên chưa phát huy được toàn bộ sức mạnh của cộng đồng, chưa kết hợp được sự tham gia của các ban ngành, đoàn thế vào các công tác duy trì vệ sinh môi trường.

d. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn của các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn chồng

chéo dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn chưa cao, việc chấp hành của các đơn vị còn mang tính đối phó.

e. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa cao, còn ỷ lại vào các đơn vị chuyên ngành…Nhận thức của cộng động về các vấn đề an toàn, sức khoẻ và môi trường trong quản lý chất thải rắn còn yếu.

3.3.2.2. Về quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận

a. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

- Công tác thu gom rác xe tải loại nhỏ:

+ Chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, do người dân đổ rác lên xe ô tô không nhiều, mặt khác xe ô tô không thể đỗ lâu chờ người dân ra đổ rác như duy trì bằng xe gom rác đẩy tay.

+ Việc thu gom rác bằng cơ giới đi lại nhiều lượt để thu hết rác nhà dân làm tăng chi phí sản xuất, kéo dài thời gian làm việc cho nhóm công nhân thu gom rác bằng cơ giới. (Thời gian làm việc từ 8h00 đến 0h30 ngày hôm sau)

+ Một số tuyến phố nhỏ khi thực hiện thu rác bằng xe tải nhỏ đã gây ùn tắc giao thông như: Phố Bồ Đề, phố Vũ Xuân Thiều …

- Công tác thu gom rác bằng xe gom rác đẩy tay đối với các ngò, ngách còn lại:

+ Điều kiện công việc đa dạng, nhiều gia đình không thể đổ rác đúng giờ dẫn đến việc rác bị tồn đọng qua ngày.

+ Việc thu gom rác tận nhà tạo thói quen không tốt cho người dân với tâm lý “Không đến nhà thu rác sẽ đổ rác ra đường”.

+ Còn sử dụng xe đẩy tay trên các tuyến phố trong giờ cao điểm, tập kết nhiều xe tại một vị trí trên mặt đường.

b. Đối với chất thải xây dựng

Quy trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Cụ thể:

- Việc thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên vẫn được thực hiện theo hình thức tự phát (các chủ đầu tư tự thỏa thuận thu dọn, vận chuyển phế thải với một đơn vị bất kỳ theo hình thức khoán gọn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022