Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ


NGUYỄN MINH THẢO


Kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI, 2003

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


MỞ ĐẦU

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn, việc xây dựng một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là cần thiết. Quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Hữu Lũng là một khu vực nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 80.466 ha. Đây là địa bàn chung sống của 23 dân tộc với số dân khoảng 101.232 người (1999), trong đó dân tộc ít người chiếm trên 58%. Hữu Lũng có 1 thị trấn và 26 xã, là một vùng có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hầu hết các hộ ở đây đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nhân lực... để phát triển nông, lâm nghiệp. Huyện cũng đã có định hướng cho việc mở rộng diện tích trồng cây dài ngày (trong đó có cây ăn quả) và coi đó là chiến lược phát triển của Hữu Lũng. Tuy nhiên, do việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là tổ chức không gian sản xuất còn thiếu cơ sở khoa học, nên một số cây trồng dài ngày trong những năm gần đây chỉ được mở rộng về diện tích, nhưng năng suất và chất lượng chưa cao. Ngoài ra, do công tác quy hoạch trồng cây dài ngày chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên ở đây chưa hình thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hóa. Thực trạng nêu trên không những làm cho kinh tế của khu vực phát triển chậm, mà còn gây khó khăn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo quan điểm sinh thái cho chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục vụ cho định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ trở nên vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên và với lòng mong muốn được góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở một khu vực thuộc vành đai trung du Bắc Bộ đã thúc đẩy Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện


sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ".

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

* Mục tiêu của đề tài

Để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc ở khu vực Hữu Lũng thì không thể có cách nào khác là phải đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn) của lãnh thổ Hữu Lũng một cách hợp lý trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan, đánh giá kinh tế sinh thái.

* Nhiệm vụ của đề tài.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Nghiên cứu đặc điểm, sự phân hoá các điều kiện sinh thái và cảnh quan khu vực Hữu Lũng.

- Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na, nhãn) đối với các dạng cảnh quan.

- Phân tích hiệu quả kinh tế và tính bền vững môi trường, xã hội của việc phát triển các cây trồng nói trên ở địa bàn nghiên cứu.

- Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng.

3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Giới hạn không gian: khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn, có diện tích không lớn nhưng phân hoá phức tạp, đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề sau:

- Tập trung nghiên cứu, phân tích cấu trúc, sự phân hoá các điều kiện sinh thái và cảnh quan khu vực Hữu Lũng.

- Đánh giá kinh tế sinh thái của các dạng cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn).


- Xây dựng định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả theo quan điểm sinh thái cảnh quan, ở mức độ khái quát theo từng đơn vị cảnh quan.

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xác định vai trò của các nhân tố hình thành cảnh quan, phân tích đặc điểm phân hoá lãnh thổ thể hiện qua bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng tỷ lệ 1:50.000.

- Xác lập hướng đánh giá tổng hợp - đánh giá kinh tế sinh thái của các đơn vị cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Định hướng phân bố hợp lý các cây trồng theo không gian lãnh thổ trên cơ sở khoa học của phương pháp đánh giá tổng hợp cảnh quan.

5. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Luận điểm 1: Nằm trong phụ lớp cảnh quan núi thấp, Hữu Lũng có diện tích lãnh thổ không lớn thuộc kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh và khô trung bình nhưng do nền tảng rắn phức tạp đã phân hoá cảnh quan lãnh thổ thành 2 phụ kiểu, 9 hạng với 66 dạng cảnh quan. Trong đó phụ kiểu 1 có cấu trúc phức tạp nhất gồm 5 hạng, 16 nhóm dạng với 47 dạng cảnh quan; còn phụ kiểu 2 có cấu trúc đơn giản hơn chỉ gồm 4 hạng, 9 nhóm dạng và 19 dạng cảnh quan. Dạng cảnh quan được chọn là đơn vị cơ sở cho đánh giá kinh tế sinh thái phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng.

- Luận điểm 2: Đánh giá kinh tế sinh thái các dạng cảnh quan từ đánh giá thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, tính bền vững môi trường và phân tích ảnh hưởng xã hội cho phép xác lập cơ sở khoa học phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng. Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp đã xác định được: trong phụ kiểu 1 có 10 dạng cảnh quan ưu tiên phát triển trồng vải, 3 dạng cảnh quan ưu tiên trồng nhãn, 3 dạng cảnh quan thuận lợi cho trồng cà phê chè. Trong phụ kiểu 2 đã xác định được 5 dạng cảnh quan ưu tiên phát triển trồng na.

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ cơ chế của sự phân hoá lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan ở một khu vực thuộc vành


đai trung du Bắc Bộ, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án là các tư liệu khoa học quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý lãnh thổ cho mục đích phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

7. CƠ SỞ TÀI LIỆU

Nguồn tài liệu được sử dụng cho luận án chủ yếu là những tài liệu nghiên cứu của Nghiên cứu sinh tham gia và chủ trì theo các đề tài khoa học cấp trường, cấp Đại học Quốc gia, các tài liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án từ năm 1997 đến 2002 và nhiều tài liệu khác. Bao gồm:

- Tài liệu từ quá trình thực hiện các đề tài như: “Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển một số cây trồng cạn ngắn ngày ở huyện Hữu Lũng” do Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện năm 1986-1987, Đề tài cấp Đại học Quốc gia mã số QT.99.14 do Nghiên cứu sinh chủ trì đã tiến hành trong 2 năm từ 1999 đến 2001, Đề tài cấp trường Đại học Khoa học tự nhiên mã số TN-02-23 do Nghiên cứu sinh chủ trì tiến hành thực hiện trong năm 2002, Kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu sinh thuộc phạm vi lãnh thổ Hữu Lũng đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

- Kết quả điều tra thu thập qua các đợt khảo sát thực địa về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội: đào trên 140 phẫu diện đất với 85 mẫu phân tích các chỉ tiêu lý hoá của đất và 250 phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cùng các dữ liệu khác.

- Tài liệu thu thập được trong quá trình thực hiện chỉnh lý, bổ xung và hoàn thiện bản đồ thổ nhưỡng huyện Hữu Lũng từ hệ thống phân loại đất theo phát sinh của miền Bắc Việt Nam năm 1984, do Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2001.

- Ngoài ra trong luận án còn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học khác, các báo cáo và tài liệu thống kê có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu.

8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài luận án đã áp dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại trong nghiên cứu địa lý như phương pháp


điều tra tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS), phương pháp phân tích kinh tế.‌

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp khu vực Hữu Lũng.

Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành và sự phân hoá cảnh quan khu vực Hữu Lũng.

Chương 3: Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan khu vực Hữu Lũng đối với cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na, nhãn).

Chương 4: Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn.

Toàn bộ luận án được trình bày trong 175 trang đánh máy vi tính, trong đó có 27 bảng số liệu, 32 hình - sơ đồ - bản đồ, kèm theo danh mục 97 tài liệu tham khảo, .24 bảng phụ lục và 4 ảnh minh hoạ.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HỮU LŨNG

1.1. TIẾP CẬN SINH THÁI TRONG NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HỮU LŨNG

Hiện nay, xu hướng tiếp cận sinh thái trong cảnh quan ứng dụng nhằm xây dựng định hướng lãnh thổ sản xuất nông nghiệp đã được nghiên cứu và bước đầu tỏ ra có hiệu quả. Thực chất, đây là hướng sinh thái hoá cảnh quan, coi mỗi đơn vị cảnh quan là một hệ sinh thái [P.H. Hải và nnk, 1997]. Nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa 2 hợp phần vật chất là các hợp phần hữu cơ và vô cơ, cụ thể là giữa sinh vật với các điều kiện sinh thái trong các đơn vị cảnh quan là cơ sở khoa học xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

1.1.1. Một số vấn đề về tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan

Vấn đề sinh thái cảnh quan đã được một số học giả Liên Xô cũ như D. L Armand đề cập đến, trong đó nhấn mạnh việc nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan và đưa ra những chiều hướng sinh thái tự nhiên trong cảnh quan. Chính D. L Armand đã nhấn mạnh, địa lý học phải nghiên cứu sinh thái học và phải tiếp cận đến sinh thái học bằng cảnh quan học [4].

Hiện nay, hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan đã phát triển rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan có thể hiểu là nghiên cứu những đặc điểm sinh thái của các đơn vị cảnh quan. Và để làm rõ điều đó, nhiều tác giả theo hướng nghiên cứu này đã khuyến cáo cần phải nghiên cứu sinh thái trên các trạm nghiên cứu cảnh quan đã được chọn theo giới hạn các khoanh vi ở các cấp cảnh quan với mục tiêu thử nghiệm.

Như đã biết, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường xung quanh. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường cảnh quan, tức là giữa sinh vật với tất cả các hợp phần của cảnh quan.


Xu thế sinh thái hóa cảnh quan là cần thiết và có thể thực hiện được. Đây là một giai đoạn phát triển nhận thức về tự nhiên bằng cách đưa các nghiên cứu định lượng, sinh thái vào các công trình nghiên cứu cảnh quan. Theo Bauer H. J. (1973) quan niệm sinh thái cảnh quan được nghiên cứu theo hai khía cạnh, thứ nhất nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố sinh vật với các yếu tố môi trường, thứ hai nghiên cứu cấu trúc hình thái của cảnh quan. K. Troll (1971) cho rằng sinh thái cảnh quan nghiên cứu chức năng, tác động tương hỗ giữa các hợp phần, cân bằng vật chất và năng lượng của cảnh quan. Điều đó có nghĩa nghiên cứu cảnh quan được chia làm hai phần: nghiên cứu hình thái cảnh quan và nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Như vậy, một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh thái cảnh quan là nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan, đồng thời phân tích cấu trúc, chức năng và định lượng hóa đặc điểm sinh thái của các đơn vị cảnh quan. Từ đó giải quyết các vấn đề như: đánh giá thích nghi sinh thái của từng đơn vị cảnh quan cho các loại hình sử dụng đất nhằm nâng cao năng suất của các hệ sinh thái phục vụ cho phát triển bền vững.

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan khu vực Hữu Lũng nhằm làm rõ sự phân hoá các điều kiện sinh thái, trước hết tiến hành phân tích cấu trúc cảnh quan khu vực, định lượng hoá các đặc điểm sinh thái của từng đơn vị cảnh quan phục vụ cho bước đánh giá kinh tế sinh thái, làm cơ sở khoa học tin cậy cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên của lãnh thổ.

1.1.2. Mối liên hệ giữa sinh thái cảnh quan và hệ sinh thái nông nghiệp

Do nhu cầu thực tiễn ngày càng cao và đa dạng nên sinh thái cảnh quan không dừng lại ở việc mô tả các nhân tố sinh thái và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ, mà tiến tới phân tích chức năng, đánh giá chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng.

Từ vài chục năm trở lại đây, trong sinh thái học nông nghiệp đã xuất hiện một hướng mới, đó là nông nghiệp sinh thái. Đây là nền nông nghiệp tổ chức sản xuất bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên cùng với kỹ thuật canh tác hài hòa nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng cao và hạn chế sự suy thoái môi trường. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng là một thành phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023