Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 19


55, 58, 61,

62, 64.

Nơi đánh giá kinh tế sinh thái có hiệu quả cao nhất

cho trồng na.

Khai thác kinh tế.


Ưu tiên cho trồng na.


2.889


11, 15, 20

Nơi đánh giá kinh tế sinh

thái có hiệu quả cao nhất cho trồng nhãn.

Khai thác kinh tế.

Ưu tiên cho trồng nhãn.


775

1, 2, 3, 5, 6,




Trồng lúa những nơi


7, 8, 9, 10,

25, 33, 56,

Nơi có địa hình thoải

chủ động tưới tiêu .

Khai thác

kinh tế.

thuận lợi, còn lại trồng

hoa màu và cây công

15.161

57, 59.




nghiệp ngắn ngày.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 19

Với kết quả định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ, việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở Hữu Lũng đến năm 2010 dự kiến như sau:

- Cây cà phê chè: không phát triển và mở rộng loại hình sử dụng đất trồng cà phê chè trên toàn khu vực Hữu Lũng. Nếu thực sự có nhu cầu thực tiễn của khu vực và tỉnh và từ nguồn tiêu thụ, thì cà phê chè có thể phát triển hạn chế trong tổng diện tích tối ưu là 575 ha trên các nơi như Minh Hoà, Nhật Tiến, Đồng Tân, Hoà Thắng, Hoà Lạc, Hoà Sơn, Minh Sơn và Thị Trấn, cùng với việc xác lập một quy trình canh tác phù hợp trong đó cần chú trọng đến mùa tưới nước khớp với mùa có nhu cầu dinh dưỡng cao để đảm bảo cho cà phê chè ra hoa tạo quả ,với chất lượng cao.

- Tổng diện tích trồng vải đạt 7.570 ha, trong đó ở mức rất thích nghi có 2 dạng cảnh quan (số 4 và 21) và mức thích nghi trung bình có 8 dạng cảnh quan (số 12, 14, 19, 22, 26, 30, 37, 38).

- Tổng diện tích trồng na là 2889 ha, trong đó 1 dạng cảnh quan ở mức rất thích (số 55) và 4 dạng ở mức thích nghi trung bình (số 58, 61, 62, 64).

- Tổng diện tích trồng nhãn là 775 ha đều tập trung ở mức thích nghi trung bình (dạng cảnh quan 11, 15, 20).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Hiện trạng khai thác và sử dụng tiềm năng sinh thái vào mục đích phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả hiện tại cho thấy Hữu Lũng đã có những định huớng phù hợp với nền kinh tế thị trường nhưng sự tăng diện tích còn mang tính tự phát. Để có đủ những luận chứng khoa học cho quy mô diện tích nhằm thực


hiện thành công kế hoạch trong chiến lược phát triển lâu dài, cần có những kết quả đánh giá tổng hợp các cây trồng nghiên cứu đối với cảnh quan lãnh thổ.

Đánh giá kinh tế sinh thái được tiến hành theo các giai đoạn đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá ảnh hưởng môi trường, phân tích tính bền vững xã hội. Đánh giá tổng hợp là giai đoạn cuối cùng của đánh giá kinh tế sinh thái, được tiến hành dựa trên sự phân tích các kết quả thu được ở trên. Kết quả đánh giá cho thấy việc sử dụng các dạng cảnh quan vào mục đích phát triển các loại hình sản xuất trồng vải, na và nhãn mang lại hiệu quả kinh tế sinh thái cao. Trên cơ sở các quan điểm và luận cứ khoa học phát triển nông nghiệp bền vững, kiến nghị quy mô diện tích hợp lý cho từng loại cây trồng trong giai đoạn 2000 - 2010 khu vực Hữu Lũng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. KẾT LUẬN

1. Với lãnh thổ không lớn nhưng do sự phức tạp của nền tảng rắn và vị trí địa lý chuyển tiếp giữa trung du - miền núi, các hợp phần tự nhiên lãnh thổ Hữu Lũng có sự phân hoá sâu sắc và tạo ra những nét đặc thù thể hiện qua cấu trúc phức tạp của cảnh quan lãnh thổ, bao gồm 2 phụ kiểu, 9 hạng và 66 dạng cảnh quan, trong đó dạng cảnh quan được chọn là đơn vị cơ sở cho bước đánh giá kinh tế sinh thái phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng.

2. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các dạng cảnh quan và nhu cầu sinh thái của nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả đã lựa chọn và phân cấp được 8 chỉ tiêu cho mỗi cây trồng đưa vào bài toán đánh giá thích nghi sinh thái. Kết quả cho thấy đối với cây cà phê chè có 39 dạng cảnh quan không thích nghi cho phát triển với yếu tố sinh thái hạn chế như loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới và tần suất xuất hiện sương muối; trong hạng thích nghi, theo mức độ giới hạn của các nhân tố sinh thái đã xác định chỉ có 4 dạng cảnh quan thích nghi trung bình và 27 dạng cảnh quan ít thích nghi. Với cây vải, na và nhãn đều có 20 dạng cảnh quan ở hạng không thích nghi với những yếu tố hạn chế như loại đất, độ dốc, khả năng thoát nước. Trong hạng thích nghi, đối với cây vải có 3 dạng cảnh quan rất thích nghi, 37 dạng cảnh quan thích nghi trung bình và 6 dạng cảnh quan ít thích nghi; đối với cây na có 1 dạng cảnh quan rất thích nghi, 39 dạng thích nghi trung bình và 6 dạng ít thích nghi; đối với cây nhãn có 1 dạng cảnh quan rất thích nghi, 43 dạng cảnh quan ở mức thích nghi trung bình và 2 dạng cảnh quan ở mức ít thích nghi.

3. So sánh tiềm năng sinh thái được đánh giá với hiện trạng khai thác sử dụng lãnh thổ vào mục đích trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cho thấy Hữu Lũng còn nhiều tiềm năng để có thể phát triển cây ăn quả với quy mô lớn và tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.

4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hiện trạng sản xuất cây ăn quả trên các mức độ thích nghi cho thấy: hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất phù hợp với mức độ thích nghi sinh thái. Trong các loại hình trồng cây ăn quả, đầu tư sản xuất ở


cùng mức thích nghi chênh lệch không lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt đối với cây na ở mức S1 và cây vải ở mức S2, S3, ở mức ít thích nghi mặc dù đầu tư lớn nhưng lãi suất thu được thấp hơn nhiều so với các mức thích nghi S1, S2.

5. Qua các kết quả phân tích và đối chứng giữa các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp và trảng cỏ cây bụi cho thấy trong quá trình sử dụng đất cho mục đích phát triển cây ăn quả, các mô hình trồng cây ăn quả có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi và duy trì độ phì đất. Tính bền vững xã hội của việc trồng cây ăn quả được thể hiện ở nhu cầu sử dụng lao động, khoảng từ 227 - 428 ngày công lao động/ha/năm với mức thu nhập bình quân 15.000 đồng/ngày công.

6. Đánh giá kinh tế sinh thái các dạng cảnh quan được thực hiện qua các bước từ đánh giá thích nghi sinh thái, phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích ảnh hưởng môi trường và xã hội, cho thấy việc sử dụng các dạng cảnh quan vào mục đích phát triển trồng vải, na và nhãn đã mang lại hiệu quả kinh tế sinh thái cao. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp đã kiến nghị khả năng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả trên địa bàn Hữu Lũng giai đoạn 2000 - 2010 như sau:

- Cây cà phê chè không phát triển và mở rộng thêm diện tích trên toàn khu vực, nếu thực sự có nhu cầu thực tiễn thì cà phê chè có thể phát triển trong tổng diện tích tối ưu là 575 ha.

- Cây vải có khả năng mở rộng 7.570 ha, trong đó ở mức rất thích nghi có 2 dạng cảnh quan với diện tích là 2.552 ha và diện tích trồng vải ở mức thích nghi trung bình có 8 dạng cảnh quan với diện tích là 5018 ha.

- Cây na có khả năng mở rộng 2889 ha, trong đó diện tích tập trung ở mức rất thích nghi (1 dạng cảnh quan) đạt 410 ha và ở 4 dạng cảnh quan thuộc mức thích nghi trung bình đạt 2479 ha.

- Cây nhãn có khả năng mở rộng 775 ha tập trung ở 3 dạng cảnh quan thuộc mức thích nghi trung bình.

7. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan khu vực Hữu Lũng đã góp phần khẳng định phương pháp nghiên cứu và đánh giá cảnh quan có tính ứng dụng cao, phục vụ cho việc quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp nói chung và


phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nói riêng, đặc biệt khi lập phương án quy hoạch ở tỷ lệ lớn mà quy trình đánh giá đất đai của FAO còn chưa thích hợp.


B. KIẾN NGHỊ

Để phát triển bền vững cây ăn quả trong khu vực, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các vấn đề sau:

1. Hữu Lũng cần có những giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng hoàn thiện một vùng nguyên liệu trong thế liên hợp với công nghiệp chế biến ở các khu vực phụ cận.

2. Nhà nước và chính quyền địa phương nên căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở định mức cho người dân vay vốn phát triển sản xuất cây ăn quả. Đồng thời, kêu gọi các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng về giao thông và thuỷ lợi.

3. Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo mạng lưới cán bộ kỹ thuật kết hợp với phổ cập những tri thức khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm trong việc trồng cây ăn quả cho người dân địa phương: mở các lớp tập huấn cho các trưởng thôn, các chủ hộ những kiến thức hiểu biết về đất đai xem như là điều kiện để sản xuất và nắm vững quy trình canh tác cho từng cây trồng thích hợp trong từng tiểu vùng sinh thái của khu vực; hướng dẫn cụ thể cho người dân về mức độ đầu tư trong sản xuất trồng cây ăn quả phù hợp với những mức độ thích nghi sinh thái nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

4. Xây dựng trung tâm thu mua chế biến sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định để người dân yên tâm phát triển sản xuất.



A TIẾNG VIỆT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Anghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội.

2. Phạm Quang Anh (1997), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, Luận án PTS Địa lý - Địa chất, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh (1997), Kinh tế hộ - Lịch sử và triển vọng phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Armand. D.L (1983), Khoa học về cảnh quan, NXB KHKT, Hà Nội.

5. Lê Thái Bạt (1995), Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và PT lâu bền vùng Tây Bắc, Hội thảo Quốc gia về đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (trang 60 - 63).

6. Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Vũ Thị Bình (1995), Đánh giá đất đai phục vụ định hướng QH nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khu vực Gia Lâm vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án PTS Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường (1987), Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển cây lạc ở xã Yên Bình, khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn(Báo cáo tổng kết đề tài), Hà Nội.

9. Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường (1987), Đánh giá điều kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển cây thuốc lá cụm Vân Nham, khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Báo cáo tổng kết đề tài), Hà Nội.

10. Nguyễn Can (1994), Phân kiểu sinh khí hậu lãnh thổ Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (trang 133 - 140).

11. Lê Trọng Cúc (1988), Nông Lâm kết hợp ở các nước đang phát triển và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội.

12. Lê Trọng Cúc, A.Terry Rambo (1995), Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


13. Tôn Thất Chiểu (1995), Tổng quan điều tra phân loại đất, Hội thảo Quốc gia về đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (trang 25 - 30).

14. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), Sử dụng tốt TN đất để PT và bảo vệ MT, Tạp chí khoa học đất Việt Nam, số 2, Hà Nội.

15. Chương trình tiến bộ Khoa học Kỹ thuật cấp Nhà nước 42A (1989), Số liệu khí tượng, thủy văn Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Điền và nnk. (1993), Kinh tế trang trại trên thế giới và châu á, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Fridland. V. M (1973), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Lê Thành Bá dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý TN thiên nhiên, bảo vệ MT lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Hội khoa học đất Việt Nam, Nhóm biên tập bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (1994), Sử dụng đất dốc bền vững (Kinh tế hộ gia đình ở miền núi - chương trình 327), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Cao Huần (1992), Phân tích cấu trúc chức năng các địa tổng thể nhiệt đới cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên, Luận án PTS Địa lý, Đại học Tổng Hợp Kiev, Ucraina.

24. Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, Phạm Quang Tuấn (2000), Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (trang 175 - 181).

25. Ixatsenco. A. G (1965), Cơ sở cảnh quan học và phận vùng Địa lý tự nhiên, NXB Đại học Matxcơva.


26. Ixatsenco. A. G (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

27. Kalexnik. X. V (1972), Những quy luật địa lý chung của trái đất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Kính (1994), Sổ tay kỹ thuật làm VAC, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Kuznexov. G. A. (1976), Địa lý và QH các vùng sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.

30. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995), Kết quả bước đầu đánh giá TN đất đai Việt Nam (Hội thảo Quốc gia về đánh giá và QH sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và PT lâu bền), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (trang 1 - 5).

31. Lê Văn Khoa (1993), Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ MT ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học đất số 3, Hà Nội.

32. Lê Văn Khoa và NNK (1999), Nông nghiệp và môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

34. Vũ Tự Lập và nnk. (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần đại cương), NXB Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.

35. Vũ Tự Lập và NNK (1996), Địa lý địa phương tỉnh Lạng Sơn, Tập báo cáo, Hà Nội.

36. Liên đoàn Bản đồ địa chất Việt Nam: Sơ đồ địa chất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/200.000.

37. Nguyễn Tiến Mạnh, Dương Ngọc Thí (1996), Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Mollison. B (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

39. Nguyễn Quang Mỹ (1986), Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nghiên cứu biện pháp chống xói mòn cho đất khai hoang phục hóa, Báo cáo tổng kết đề tài mã số 02.15.03.05, Hà Nội.

40. Nguyễn Sỹ Nghị và nnk (1996), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023