Các Quan Điểm, Căn Cứ Và Tiêu Chí Đề Xuất Định Hướng Khai Thác, Sử Dụng Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng


4.4.2. Các quan điểm, căn cứ và tiêu chí đề xuất định hướng khai thác, sử dụng cảnh quan khu vực Hữu Lũng

4.4.2.1. Các quan điểm

- Quan điểm hệ thống trong khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất: Theo quan điểm này, khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng phải đặt trong hệ thống sản xuất với các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của lãnh thổ.

- Quan điểm phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá: định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả ở Hữu Lũng cần phải theo hướng sản xuất hàng hoá thông qua việc hình thành những vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm đặc trưng, tập trung, bằng cách phát triển chuyên môn hoá thông qua ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật - công nghệ mới trong sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm hàng hoá của khu vực sản xuất ra không những chỉ thoả mãn trong nội vùng mà còn có khả năng cung cấp và thoả mãn nhu cầu ngoại vùng. Quan điểm sản xuất hàng hoá được xác định dựa trên cơ sở so sánh những lợi thế của khu vực với ngoại vùng về vị trí địa lý, tiềm năng sinh thái lãnh thổ, những thành tựu về sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên cần xem xét và khắc phục những khó khăn hạn chế sự phát triển sản xuất hàng hoá của khu vực, như: vấn đề xuất phát điểm kinh tế muộn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện chưa được đáp ứng đồng bộ, lao động sản xuất trong vùng chủ yếu là lao động truyền thống mặc dù có kinh nghiệm nhưng hạn chế trong tiếp thu những kĩ thuật - công nghệ sản xuất tiên tiến phục vụ sản xuất hàng hoá, vấn đề đào tạo cán bộ và đặc biệt là thực trạng biến động thị trường nông sản trong nước cũng như thế giới.

- Quan điểm sản xuất theo mô hình canh tác nông - lâm kết hợp: nghiên cứu sinh thái cảnh quan đã chỉ ra sự phân hoá lãnh thổ và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, từ đó cho thấy điều kiện tự nhiên của Hữu Lũng mang tính đặc thù và đa dạng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp yêu cầu xây dựng các mô hình canh tác nông- lâm kết hợp phù hợp với từng điều kiện sinh thái của lãnh thổ. Việc phát triển đồng


bộ cả nông nghiệp và lâm nghiệp vừa thiết lập được hệ sinh thái nông nghiệp bền vững vừa đảm bảo phát triển sản xuất hàng hoá và cung cấp nông sản cho công nghiệp chế biến.

- Quan điểm phát triển bền vững trong sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất: sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả ở Hữu Lũng theo quan điểm phát triển bền vững là vừa sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa thích ứng về kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận. Phát triển bền vững trong sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với cây lâu năm yêu cầu không chỉ khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai mà còn phải bảo toàn và nâng cấp tài nguyên đất đai thông quan việc thiết lập hệ thống canh tác hợp lý, bao gồm hệ thống cây trồng và các biện pháp kĩ thuật canh tác. Mặt khác, còn phải tính đến các yếu tố kinh tế xã hội - nhân văn thực tế của lãnh thổ nghiên cứu, vì đây là những nguyên nhân thúc đẩy hay làm tổn hại đến phát triển bền vững. Một trong những vấn đề xã hội nổi bật có khả năng làm tổn hại đến phát triển bền vững ở Hữu Lũng là tình trạng đói nghèo.

4.3.2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn

a.Cơ sở khoa học

Cơ sở khoa học của định hướng phát triển một hệ thống nông nghiệp bền vững là tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định. Điều đó có nghĩa là xây dựng một nền nông nghiệp vừa có thu nhập cao trong hiện tại và tương lai, vừa bảo vệ môi trường sinh thái để con người ngoài việc được hưởng thụ về đời sống vật chất còn đựoc hưởng thụ vẻ đẹp của tự nhiên, tránh thảm hoạ do môi trường sinh thái gây nên. Do vậy việc sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả phải dựa trên các căn cứ khoa học cơ bản.

- Tiếp cận sinh thái trong sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả: trong khai thác và sử dụng lãnh thổ sản xuất với cây lâu năm ở Hữu Lũng, đã xác định hệ thống cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chính là thế mạnh của Hữu Lũng, ưu thế nhất là vải, na và nhãn. Trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của hệ thống cây trồng, tiến hành nghiên cứu lựa chọn vùng


thích ứng với yêu cầu sinh thái của cây trồng. Mỗi loại cây trồng chỉ cho năng suất cao khi được canh tác trong điều kiện sinh thái thích hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nó. Bởi vậy khi kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất cần trước tiên phải lựa chọn điều kiện sinh thái cảnh quan thích hợp với từng đối tượng cây trồng. Trong điều kiện sinh thái đó, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bằng cách bố trí nhiều loại cây trồng để tăng cường khả năng bảo vệ môi trường sinh thái và tăng cường tính thích ứng với điều kiện tự nhiên của quần thể thực vật. Cây lâm nghiệp có tác dụng bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái, tăng hiệu quả kinh tế của các cây nông nghiệp, được bố trí trên các đỉnh đồi cao với chức năng phòng hộ đầu nguồn và ở các vành đai lưng đồi bảo vệ cây nông nghiệp. Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả tính chống chịu kém hơn cây lâm nghiệp nên chỉ thích hợp trên các sườn đồi có độ dốc, độ cao địa hình nhỏ.

- Tiếp cận và dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hoá: một trong những điều quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành các vùng sản xuất tập trung là nhu cầu của xã hội đối với loại sản phẩm đó. Nhu cầu thị trường càng lớn đòi hỏi tốc độ phát triển của vùng sản xuất càng nhanh. Nhưng việc mở rộng vùng tập trung phải tuân theo quy hoạch trên cơ sở hiệu quả kinh tế sinh thái của cảnh quan đối với cây trồng đó. Căn cứ vào mối quan hệ kinh tế giữa tỉnh Lạng Sơn với ngoại vùng và phân tích tình hình thị trường nội địa hiện tại cho thấy hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm cây lâu năm của Hữu Lũng chủ yếu thuộc các vùng lân cận là các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Đối với thị trường nước ngoài, hiện còn tương đối khó khăn do có những yêu cầu khắt khe về sản phẩm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của Việt Nam. Nếu trong tương lai nền nông nghiệp của Hữu Lũng phát triển theo hướng sinh thái hoá thì sản phẩm cây lâu năm có thể tiếp cận được vào những thị trường như thị trường ASEAN, thị trường Trung Quốc và thị trường của một số nước phát triển.

- Tiếp cận theo phương diện các chủ thể sản xuất: Ở Hữu Lũng có thể tổng kết mô hình sản xuất của 2 chủ thể sản xuất chính có khả năng phát triển là mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Mô hình kinh tế hộ gia đình là mô hình sản xuất phổ biến ở Hữu Lũng, giải quyết các mục tiêu về khai thác các tiềm năng tự


nhiên - kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hoá có sản phẩm hàng hoá tập trung, tạo thị trường kết hợp với phát triển tổng hợp, chuyển giao những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nói riêng, đồng thời nâng cao hiểu biết và tạo dần sự ham thích kĩ thuật, tính toán hiệu quả kinh tế thích ứng với tính nhanh nhạy của cơ chế thị trường cho đồng bào dân tộc, nâng cao trình độ dân trí trong khu vực, từng bước nâng cao môi trường sinh thái, nâng dần tỉ lệ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất đai. Mặc dù qui mô sản xuất hộ gia đình ở Hữu Lũng còn nhỏ, nhưng trên từng tiểu vùng sản xuất đã xuất hiện những hộ điển hình sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất và định hướng theo nền sản xuất hàng hoá. Đây là những chủ thể sản xuất quan trọng cho phép nghiên cứu nhân rộng trên toàn khu vực. Đối với kinh tế trang trại do mục đích sản xuất với quy mô lớn, mức độ tập trung hoá và chuyên hoá cao (Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK) nên hiện tại chưa phát triển ở Hữu Lũng. Do vậy trong định hướng lãnh thổ sản xuất cây lâu năm cũng cần có những tiếp cận với chủ thể sản xuất ở qui mô trang trại.

- Tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất: tiến bộ khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất cần phải sử dụng những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các qui trình kĩ thuật tiên tiến với kinh nghiệm bố trí mô hình có hiệu quả cao.

b. Cơ sở thực tiễn

- Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000-2010.

Các đường lối và chiến lược này thể hiện ở các chỉ thị ở Trung ương và những quyết định quy hoạch cấp tỉnh và khu vực. Cụ thể căn cứ vào:

- Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn về xây dựng Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội khu vực trong thời kỉ 1998-2010.

- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội khu vực Hữu Lũng thời kì 1996 - 2000 và 2001 - 2010 định hướng phát triển ngành nông-lâm nghiệp với mục tiêu phát


triển là: Quan tâm mở rộng qui mô sản xuất các vùng trồng cây dài ngày có giá trị như cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè), cây ăn quả (vải, na và nhãn). Theo kế hoạch tới năm 2010 khu vực sẽ mở rộng diện tích cây ăn quả lên tới 8068 ha, trong đó dự kiến đưa 4200 ha đất có độ dốc <200 ở các vùng giao thông thuận lợn, gần khu dân cư hiện chưa sử dụng vào trồng vải, nhãn và na.

- Nguồn vốn đầu tư và các dự án theo chương trình chuyên ngành thực hiện trên địa bàn khu vực trong giai đoạn 2000 - 2010

- Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài: chủ yếu từ các nguồn:

+ Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

+ Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

+ Nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).

- Các dự án phát triển chủ yếu trên địa bàn khu vực trong giai đoạn 2000 - 2010, bao gồm:

+ Các dự án thuỷ nông: nhằm giải quyết nước tưới, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2005 là 29.324 triệu đồng, trong giai đoạn 2005 - 2010 là 12.598 triệu đồng.

+ Các dự án phát triển nông nghiệp: bao gồm các dự án thuỷ lợi, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (cây cà phê), với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2005 là 64.005 triệu đồng, giai đoạn 2005 - 2010 là 47.942 triệu đồng.

- Thực trạng phát triển nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nói riêng của khu vực trong thời kì 1990 - 2000.

Hiện trạng sản xuất là cơ sở thực tiễn vững chắc trong việc định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất dựa trên tiềm năng sẵn có của địa bàn nghiên cứu. Khi đã đạt được chỉ tiêu an toàn lương thực, khu vực đã có thể tập trung đầu tư và phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá.

Qua thực trạng sản xuất cho thấy Hữu Lũng là khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển cây trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả (vải, na, nhãn) với qui mô lớn và tập trung. Năm 2000, tổng diện tích trồng cây ăn quả đạt 5435,23 ha, nhiều hộ đã tiến hành chuyển đổi đất vườn tạp, đất nương rẫy, đất khai hoang sang


trồng cây vải, na, nhãn. Có thể thấy rằng qui mô sản xuất cây ăn quả hiện tại còn chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có của vùng. Đó chính là một trong các cơ sở thực tiễn giúp cho việc định hướng chiến lược trong khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với các cây trồng nói trên.

- Tiềm năng sinh thái trong định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất : Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng thích nghi sinh thái (bảng 3.5) cho thấy tiềm năng sinh thái tối đa của khu vực Hữu Lũng đối với các cây trồng nghiên cứu, nhằm phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả dự kiến đến năm 2010.

- Tiềm năng về kinh tế xã hội phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ:

* Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất, bao gồm:

+ Hệ thống giao thông: có ý nghĩa quan trọng trong khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất, đặc biệt trong lưu thông nguyên liệu và các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp nội vùng ở khu vực Hữu Lũng. Hệ thống giao thông khá thuận lợi đã tạo điều kiện cho Hữu Lũng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, với mục tiêu hướng vào thị trường trong nước và từng bước tham gia xuất, nhập khẩu với nước ngoài.

+ Hệ thống công trình thuỷ lợi: Hiện tại hệ thống thuỷ lợi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy trong tương lai cần tính đến các phương án đầu tư phát triển để từng bước cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho canh tác cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

+ Hệ thống điện: Mặc dù các xã vùng xa và vùng cao còn thiếu hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhưng nhìn chung hệ thống điện cũng đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực.

* Nguồn lao động phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất:

- Nguồn nhân lực: Hữu Lũng có nguồn nhân lực tương đối dồi dào cho phép tham gia vào sản xuất phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất.


- Chất lượng lao động: có thể thấy chủ yếu là lao động truyền thống, trình độ lao động khá đồng đều và có kinh nghiệm, nhưng tỉ lệ được đào tạo chính qui còn thấp. Như vậy khu vực cần có những chiến lược đầu tư về mặt nhân lực, xây dựng một lực lượng lao động mới có ý chí làm giàu, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, cho năng suất lao động và hiệu quả sản xuất cao tạo tiền đề tiếp cận được các yêu cầu của thị trường.

Tóm lại, tiềm năng về kinh tế xã hội của Hữu Lũng còn rất lớn. Điều kiện cần thiết là Hữu Lũng sử dụng các tiềm năng này như thế nào để phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ sản xuất với giai đoạn 2000 - 2010 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

4.4.3. Kết quả đề xuất định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng

Trên cơ sở đánh giá kinh tế sinh thái của các dạng cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, kết hợp với hiện trạng sử dụng đất và cân đối giữa các loại hình sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng cần dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau:

- Do đặc thù lãnh thổ có diện tích trồng lúa nước rất hạn chế và vấn đề đảm bảo an toàn lương thực, những dạng cảnh quan hiện đang sử dụng trồng cây lương thực hàng năm cần được giữ nguyên trạng .

- Những dạng cảnh quan hiện đang có thảm thực vật rừng che phủ (cả rừng tự nhiên và rừng trồng), để bảo vệ môi trường sinh thái cần được giữ nguyên hiện trạng và chăm sóc theo dự án 327 của Chính phủ.

- Những dạng cảnh quan của khu vực núi thấp bóc mòn xâm thực có độ dốc trên 25o với trảng cỏ cây bụi cần được khoanh nuôi bảo vệ hoặc tái trồng rừng để khôi phục chức năng phòng hộ.

- Những dạng cảnh quan có độ dốc từ 15 - 25o và ít thích nghi cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả với hiện trạng là trảng cỏ cây bụi cần được ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp với thảm thực vật rừng trồng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác kinh tế.


- Trên cơ sở phân tích hiện trạng và đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với cây công nghiệp dài ngày, thì khu vực Hữu Lũng chưa có dạng cảnh quan nào thích hợp nhất cho mục đích phát triển cây cà phê chè.

- Những dạng cảnh quan có điểm đánh giá kinh tế sinh thái khác nhau, thì ưu tiên cho loại hình sản xuất có điểm đánh giá cao nhất.

Kết quả đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng được tổng hợp ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Đề xuất hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng


Dạng cảnh

quan

Đặc điểm chung

Chức năng

Hướng sử dụng

Diện tích

(ha)


35, 41, 43,

44, 49, 51,

52, 65.


Khu vực có rừng tự nhiên, rừng trồng với độ dốc địa hình trên 25o và thuộc kiểu địa hình núi thấp.


Phòng hộ và bảo vệ đa dạng sinh học

Bảo vệ rừng tự nhiên để phòng hộ môi trường và bảo tồn các loài, các nguồn gen động, thực vật quý

hiếm.


22.118


36, 42, 48,

50, 53, 54,

66.

Khu vực trảng cỏ cây bụi với độ dốc địa hình trên 25o và thuộc địa hình núi thấp.


Phục hồi tự nhiên

Phát triển tự nhiên, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng để khôi phục chức năng phòng

hộ.


21.109

17, 23, 24,

27, 28, 31,

32, 34, 39,

40, 46, 47,

63.

Nơi có thảm rừng trồng hoặc cây bụi, tầng đất tương đối dày, độ dốc từ 15

- 25o thuộc mức ít thích

nghi cho cây ăn quả.

Phục hồi tự nhiên và khai thác kinh tế.


Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng để khai thác chọn lọc.


7.381


Nơi có thảm rừng tự nhiên,




13, 16, 18,

29, 45, 60

rừng trồng hoặc cây bụi,

tầng đất tương đối dày, độ dốc từ 8-15o thuộc mức ít

Phục hồi tự

nhiên và khai thác kinh tế

Bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất


2.795


thích nghi cho cây ăn quả.




4, 12, 14,

19, 21, 22,

26, 30, 37,

38.

Nơi đánh giá kinh tế sinh thái có hiệu quả cao nhất cho trồng vải


Khai thác kinh tế.


Ưu tiên cho trồng vải.


7.570

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 18

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí