Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ‌


Hình 1.1. Sơ đồ Vòng đời sản phẩm 25

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý đèn huỳnh quang 51

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ quy trình hệ thống xử lý bóng đèn của Công ty Thanh Tùng 2 54

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi và hơi thủy ngân của Công ty Thanh Tùng 2 56

Hình 3.4. Sơ đồ xử lý bóng đèn của Công ty Sao Việt 58

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn thải bỏ của Công ty Thuận Thành 59

Hình 3.6. Quy trình công nghệ xử lý bóng đèn tại Công ty Tân Thuận Phong 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Hình 3.7. Quy trình công nghệ xử lý bóng đèn tại Công ty MT đô thị TP.HCM 62

Hình 3.8. Quy trình công nghệ xử lý bóng đèn tại Công ty Việt Khải 64

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 2

Hình 3.9. Hệ thống phân phối đảo ngược đơn giản hóa 76

Hình 3.10. Hệ thống dựa trên các cơ sở thu gom chuyên nghiệp 77

Hình 3.11. Hệ thống thu gom được hỗ trợ bởi nhà sản xuất 78

Hình 3.12. Hệ thống phân phối đảo ngược hoàn chỉnh 79

MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn (CTR) như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng. Hiện nay, việc thu gom, xử lý các sản phẩm thải bỏ do các cơ sở thu gom của Nhà nước và tư nhân cùng các hộ gia đình, cá nhân tại các làng nghề tái chế thực hiện. Thực tế cho thấy các hoạt động này đã và đang bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ý thức, thiếu các kiến thức về quản lý môi trường, chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế trước mắt, bỏ qua các lợi ích môi trường. Bởi vậy, ô nhiễm môi trường đang ngày càng xảy ra nghiêm trọng tại các làng nghề, các cơ sở tái chế ở nước ta hiện nay. Một trong những nguyên nhân nữa là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) của Việt Nam vẫn còn chưa đồng bộ, chưa có các chính sách, công cụ kinh tế phù hợp để gắn trách nhiệm các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.

Tăng trưởng kinh tế một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh lượng CTR ngày càng lớn từ quá trình sản xuất, kinhh doanh, dịch vụ, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH) liên quan đến bóng đèn. Tại Việt Nam, sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất bóng đèn cũng nằm trong xu hướng phát triển chung của thế giới và lượng chất thải phát sinh theo đó cũng ngày một tăng, nguy cơ bùng nổ chất thải bóng đèn là không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải nguy hại trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là chất thải bóng đèn vẫn chưa thực sự được quan tâm và có các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp.

Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý CTNH và trên cơ sở ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, Luận văn “Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam: trường hợp chất thải bóng đèn” được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách quản lý CTNH ở Việt Nam, trên cơ sở đó bước đầu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại với trường hợp cụ thể là bóng đèn thải bỏ, trọng tâm là bóng đèn compact huỳnh quang - loại bóng đèn nguy hại nhất.

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Hoàn thiện chính sách quản lý chất thải nguy hại (trường hợp cụ thể về bóng đèn thải bỏ), góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng sản xuất, thị trường tiêu thụ và thải bỏ bóng đèn ở Việt Nam;

Đánh giá công tác quản lý bóng đèn thải ở Việt Nam;

Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý chất thải nguy hại (trường hợp bóng đèn thải bỏ)

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại và bóng đèn thải bỏ tại Việt Nam (tính đến 31/12/2014), trong đó, trọng tâm là bóng đèn compact huỳnh quang - loại bóng đèn nguy hại nhất.

3 Nội dung nghiên cứu và Cấu trúc luận văn

3.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1:

Tổng quan hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.

Nội dung 2:

Rà soát và đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ, trong đó có bóng đèn ở Việt Nam.

Nội dung 3:

Đánh giá các nguồn thải bóng đèn.

Nội dung 4:

Đánh giá thực trạng dịch vụ xử lý chất thải bóng đèn:

Đánh giá năng lực của các công ty/dịch vụ xử lý chất thải bóng đèn hiện nay;

Đánh giá khó khăn, bất cập đối với đơn vị xử lý chất thải bóng đèn;

Thực trạng thị trường tái chế, xử lý và cơ hội phát triển dịch vụ xử lý chất thải bóng đèn cho Việt Nam.

Nội dung 5:

Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý bóng đèn thải bỏ.

3.2 Cấu trúc luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của Luận văn gồm 3 Chương:

Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại

1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại

Chất thải

Theo định nghĩa của Công ước Basel [1989] về Kiểm soát Chất thải Xuyên biên giới và việc Tiêu hủy chúng (gọi tắt là Công ước Basel): chất thải là “Những chất hoặc vật thể bị thải bỏ, hoặc chuẩn bị bị thải bỏ hoặc bị các điều khoản của luật pháp quốc gia yêu cầu phải thải bỏ”.

Theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014, “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [10].

Chất thải nguy hại

Công ước Basel [1989] không đưa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đưa ra các phụ lục trong Công ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục 1 và có ít nhất một thuộc tính trong Phụ lục 3, hoặc các chất do nước sở tại quy định trong luật pháp của nước đó, được coi là CTNH.

Theo Luật BVMT năm 2014: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác” [10]. Định nghĩa về CTNH trong Luật BVMT nhìn chung là đầy đủ và phù hợp trong điều kiện bối cảnh nghiên cứu là Việt Nam, vì vậy, tác giả thống nhất sử dụng định nghĩa này làm định nghĩa chung cho CTNH trong luận văn. Trong phạm vi của luận văn, CTNH được đề cập là CTNH dạng rắn.

Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại (được thay thế bằng Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, tuy nhiên tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT đã bỏ mục Giải thích từ ngữ, trong đó có khái niệm Quản lý CTNH) [6]:

Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH.

Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.

Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.

Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.

Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.

1.1.2. Các tính chất của chất thải nguy hại

Tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý Chất thải nguy hại, các tính chất nguy hại chính được tóm tắt như sau [7]:

- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

- Dễ cháy (C): Các chất thải dễ cháy được định nghĩa bao gồm:

Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550°C;

Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển;

Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.

- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.

- Có độc tính (Đ): Các chất thải có độc tính bao gồm:

Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da;

Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.

- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.

Những tính chất được liệt kê ở đây cũng tương đồng với những tính chất được liệt kê ở Phụ lục 3 của Công ước Basel.

1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại

CTNH có thể được phân loại theo 2 cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, CTNH được phân thành các loại sau [17]:

CTNH đã được đưa vào danh mục: những chất thải đã được Cục Bảo vệ môi trường (EPA) xác định là CTNH, được đưa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm:

Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thường, ví dụ như dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ. Do các quá trình làm phát sinh ra các chất thải này có thể diễn ra trong nhiều ngành khác nhau nên các CTNH thuộc danh mục F còn được gọi là chất thải từ những nguồn không đặc thù.

Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù như lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV. CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nước thải từ các quá trình sản xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này.

Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thương mại bị thải bỏ): danh mục này bao gồm các sản phẩm hóa chất thương mại đặc thù khi được đưa vào tình trạng không sử dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dược phẩm có thể trở nên nguy hại khi bị thải bỏ.

CTNH đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên nhưng thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại như là dễ cháy, ăn mòn, phản ứng hoặc độc.

CTNH được công nhận rộng rãi: ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị chứa thủy ngân (như nhiệt kế) và các loại bóng đèn (như là đèn compact huỳnh quang).

CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất nguy hại.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), việc phân loại CTNH được dựa trên Catalô Chất thải châu Âu, được chỉnh sửa mới nhất vào năm 2009 [13], trong đó chất thải (và CTNH) được chia thành các nhóm ký hiệu từ 01 đến 20 dựa theo nguồn phát sinh. Đây là cách tiếp cận được Việt Nam áp dụng để xây dựng danh mục CTNH (ban hành theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Phụ lục 1, mục B), trong đó CTNH có thể phân loại thành các nhóm như sau [7]:

01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022