Sự Cần Thiết Của Việc Thu Hồi, Xử Lý Và Tái Chế Bóng Đèn

Thể nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tanh mùi kim loại ở miệng, khó thở, đau thắt ngực. Khám thấy: viêm lợi, mi mắt co giật liên tục, tính tình cáu gắt, hưng phấn khác thường.

Thể vừa: Tổn thương viêm tủy sống hay các dây thần kinh, nếu nặng sẽ bị viêm não, viêm tủy sống, viêm dây thần kinh, có khi liệt tứ chi. Trí nhớ bị giảm sút, tập trung tư tưởng kém, lao động suy yếu, ăn mất ngon, không ngủ được. Cuối cùng dẫn tới hội chứng bệnh não.

Thể mạnh: Rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Chức năng chống độc của gan giảm, hàm lượng thủy ngân trong nước tiểu tăng: 0,04 - 0,10mg/l.

Thuỷ ngân còn ảnh hưởng rõ rệt đến thai nhi: mù, điếc, dị dạng, trí thông minh giảm sút...

Cho đến nay vẫn chưa có chất nào thay thế được các đặc tính hiệu quả của thủy ngân để phát sáng đối với bóng đèn do vậy mà lượng thủy ngân thải ra trong quá trình thải bỏ bóng đèn sẽ tăng lên đáng kể theo thời gian. Chính vì vậy việc xử lý hay tái xử lý, tái chế bóng đèn là một vấn đề rất đáng quan tâm.

1.2.3. Vòng đời của bóng đèn

Theo định nghĩa của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), vòng đời của một sản phẩm bắt đầu từ lúc khai thác nguyên liệu thô trong lòng đất, sau đó là quá trình sản xuất, bao gói, vận chuyển/phân phối, sử dụng và cuối cùng là quá trình quản lý chất thải bao gồm tái chế/tái sử dụng và thải bỏ. Mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm đều phát sinh chất thải và tiêu tốn tài nguyên, tức là đều gây ra những tác động môi trường.


Tái chế

Tái sdng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Sử

dụng

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 5

Khai thác

nguyên liệu

Tái chế, tái sử dụng

Vứt bỏ hoặc

chôn lấp


Phân phối

Thiết kế, sản xuất

Hình 1.1. Sơ đồ Vòng đời sản phẩm


So với các cách tiếp cận trước đây, cách tiếp cận theo vòng đời sản phẩm mở ra cơ hội xem xét vấn đề môi trường tại tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm, chứ không chỉ giới hạn trong quá trình sản xuất.

Đánh giá vòng đời sản phẩm là một công cụ nhằm xem xét, đánh giá tác động của một sản phẩm, dịch vụ lên môi trường trong suốt vòng đời của chúng. Quản lý vòng đời sản phẩm là áp dụng các kiến thức về vòng đời sản phẩm trong các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu cho sản phẩm, làm giảm các tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời kéo dài vòng đời của sản phẩm.

Khi quản lý vòng đời được áp dụng cho sản phẩm là bóng đèn, có thể xem xét ở 3 giai đoạn sau:

- Sản xuất đèn

- Sử dụng đèn

- Xử lý bóng đèn đã qua sử dụng.

Để tối ưu hóa lợi ích vòng đời của đèn, điều quan trọng là giảm đến mức tối thiểu những tác động đến môi trường xảy ra trong mỗi giai đoạn vòng đời của bóng đèn.

Tại Việt Nam, thông thườ ng cá c loạ i bóng đèn ở văn phòng có tuổi thọ khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên, đối với hộ gia đình, bóng đèn có thể được sử dụ ng từ 3-5 năm. Trong đó , các loại bóng đèn có thời gian sử dụng ngắn đối với các gia

đì nh ở cá c khu vự c đô thị do mứ c thu nhậ p ca o, tâm lý tiêu dù ng thay đổ i . Ngoài ra, tuổi thọ bóng đèn sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sự ổn định điện năng, cách sử dụng của người dùng,… Như vậ y có thể thấ y việ c đá nh giá chính xác tuổi thọ của bóng đèn là rất khó trong thực tế do ph ụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng.

Việc loại bỏ dần bóng đèn sợi đốt, thay thế bằng đèn CFL và LED làm giảm đáng kể lượng thủy ngân và khí CO2 phát sinh từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch, giảm tiêu thụ năng lượng, chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đối với bóng đèn CFL có chứa thủy ngân cần phải có cách tiếp cận chính sách đầy đủ và phù hợp theo nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường. Cách tiếp cận này bao gồm việc tối đa hóa tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ của bóng đèn, giảm đến mức tối thiểu chất độc hại ở giai đoạn thiết kế và sản xuất, đồng thời thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả, bền vững đối với bóng đèn đã sử dụng. Cụ thể đối với với 3 giai đoạn của bóng đèn:

- Giai đoạn sản xuất: nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất từng loại bóng đèn khác nhau, xác định các chất độc hại được sử dụng, can thiệp bằng các quy định cụ thể đối với chất độc hại trong vòng đời sản phẩm. Đối với đèn CFL, việc quy định mức độ thủy ngân là rất quan trọng.

- Giai đoạn sử dụng: phụ thuộc nhiều vào người dùng bóng đèn. Giai đoạn này cần tập trung chú ý tới các tác động đối với môi trường của bóng đèn trong giai đoạn sử dụng (tiêu thụ năng nguyên liệu) và các mặt về sức khỏe và an toàn của chiếu sáng (phơi nhiễm tia tử ngoại UV), trong đó bao gồm việc hướng dẫn thao tác cần thiết để xứ lý trong trường hợp bóng đèn bị vỡ.

- Giai đoạn xử lý bóng đèn đã sử dụng: tập trung vào hệ thống chính sách quản lý bóng đèn thải bỏ; năng lực của các cơ sở thu gom, xử lý và tái chế; vai trò của nhà sản xuất và người sử dụng bóng đèn.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu Giai đoạn xử lý bóng đèn đã sử dụng.

1.2.4. Thị trường bóng đèn hiện nay tại Việt Nam

Thị trường bóng đèn tại Việt Nam hiện nay cung cấp cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau bao gồm trụ sở của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến các địa phương; các hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn, trong đó nông thôn chiếm khoảng 67% dân số, dân số thành thị chiếm khoảng 33% dân số trong cả nước [Tổng cục Thống kê, 2015]; các ngành sản xuất, kinh doanh; chiếu sáng công cộng phục vụ cho các phương tiện giao thông của trên 755 đô thị từ loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 trong cả nước của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tính đến 31/12/2010 nước ta có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1403 phường, 624 thị trấn và 9085 xã.

Trong năm 2011, tổng số bóng đèn sản xuất ra của các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu chính ngạch, không kể nhập khẩu tiểu ngạch, trên thị trường Việt Nam khoảng 408 triệu bóng đèn. Trong đó sản xuất trong nước khoảng 374 triệu bóng đèn và nhập khẩu chính ngạch khoảng 34 triệu bóng đèn [9].

Số lượng bóng đèn được sử dụng trong hộ gia đình chiếm tỉ lệ rất cao. Việt Nam có khoảng 25 triệu hộ gia đình bao gồm cả nông thôn và thành thị (trong đó khoảng 18 triệu hộ gia đình nông thôn, 7 triệu hộ gia đình ở thành thị). Số bóng đèn trung bình 1 hộ dùng khoảng 14-15 bóng, tổng số bóng đèn các loại đang được sử dụng trong chiếu sáng ở các hộ gia đình vào khoảng 359 triệu bóng đèn. Bên cạnh đó khoảng 25 triệu bóng đèn khác đang được sử dụng tại gần 1 triệu doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. [9]

Hiện nay, vẫn có khoảng 60% hộ gia đình còn sử dụng bóng đèn sợi đốt với số bóng trung bình vào khoảng 2-3 bóng/hộ, trong đó khoảng 9,6% với các loại bóng có công suất trên 60W. Tổng số lượng bóng đèn sợi đốt trên thị trường vào khoảng 34,5 triệu bóng và xu hướng trong tương lại sẽ giảm bởi có nhiều sản phẩm tiết kiệm năng lượng thay thế và phổ thông hơn. [9]

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành trong thời gian qua. Đặc biệt phải kể đến Quyết

định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2011 về “Quy định danh mục, phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện”, đã quy định kể từ ngày 01/01/2013 cấm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông các loại bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60W. Như vậy, các nhà sản xuất bóng đèn sẽ phải chuyển đổi sản xuất bóng đèn sợi đốt sang sản xuất các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng đèn compact huỳnh quang và LED.

Từ một số khái quát nêu trên, có thể nhận thấy thị trường bóng đèn chiếu sáng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta là khá lớn, bao gồm thị trường kinh doanh bóng đèn, thiết bị chiếu sáng công cộng các đô thị, các cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình ở các thành thị và nông thôn rộng lớn của nước ta cũng như hoạt động xuất nhập khẩu các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng. Thị trường sẽ chuyển hướng theo hướng loại bỏ các nguồn sáng hiệu suất thấp trong đó có bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60 W sang thị trường chiếu sáng hiệu suất cao hiệu quả, tiết kiệm điện. Hiện nay, do giá thành và chất lượng phù hợp, bóng đèn CFL đang có xu hướng được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với bóng đèn sợi đốt và LED. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung vào đối tượng chất thải nguy hại là bóng đèn CFL thải bỏ.

1.2.5. Nguồn phát sinh chất thải bóng đèn


a) Phát sinh từ quá trình sinh hoạt

Hiện nay CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, CTNH trong đó có bóng đèn thải được thu gom lẫn với chất thải sinh hoạt thông thường. Việc thu gom chất thải sinh hoạt đạt hiệu quả thấp là do hệ thống phân loại và tái chế chất thải hoạt động chưa tốt hoặc chưa có, các loại CTNH vẫn xuất hiện tại các bãi chôn lấp. Đối với các loại bóng đèn thải bỏ, lượng phát sinh từ nguồn sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn.

Những bãi rác lộ thiên, không được xử lý hợp vệ sinh là nơi ẩn chứa những nguy cơ lớn về sức khỏe và môi trường. Khí thải từ các bãi rác này được đưa vào không khí một cách tự nhiên. Những chất độc trong khí thải từ bãi rác có thể qua phổi, qua các tuyến nhờn và qua da đi vào cơ thể con người, có thể gây ngộ độc trực tiếp hoặc gây bệnh ngoài da và bên trong cơ thể. Nước rỉ rác chảy xuống ao hồ, làm

ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại trong nước sẽ tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Chất thải sinh hoạt hữu cơ như rau, củ quả, thức ăn thừa, giấy…được thu gom với các loại rác vô cơ khác như túi nilon, gạch đá, sành, sứ, thủy tinh, sắt vụn và các loại chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, bình ắc quy hỏng, pin các loại, dược phẩm, mỹ phẩm hết hạn sử dụng… sẽ là nguy cơ gây những vấn đề môi trường lớn hơn nhiều khi chúng được thu gom riêng rẽ. Những chất ô nhiễm có trong các loại rác thải sẽ tác dụng với nhau và sinh ra một chất mới có khả năng gây độc hơn nhiều so với chất ô nhiễm ban đầu, hoặc làm gia tăng mức độ phát sinh khi thải từ các bãi tập kết rác tập trung.

b) Phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Do chưa có một điều tra cụ thể nào về lượng CTR bóng đèn phát sinh tại hoạt động công nghiệp nên chưa có số liệu thống kê về chất thải bóng đèn. Có thể nói chất thải bóng đèn phát sinh từ nguồn sản xuất công nghiệp bao gồm bóng đèn hỏng, vỡ trong quá trình sản xuất, bóng đèn thải từ hệ thống chiếu sáng của các nhà máy,... Ngoài ra, trong quá trình sản xuất sản phẩm bóng đèn còn phát sinh thêm các loại CTR như các đầu mẩu nhựa và kim loại, các đoạn dây, phế liệu, các vật liệu vụn, chất thải trong quá trình hàn điện, vỏ nhựa vỡ hỏng,... và bùn thải chứa kim loại nặng của hệ thống xử lý nước thải (tùy theo doanh nghiệp sản xuất).

Do lượng phát sinh CTNH trong đó có bóng đèn thải bỏ ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát như vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trường.

1.2.6. Sự cần thiết của việc thu hồi, xử lý và tái chế bóng đèn

Thủy ngân trong bóng CFL là thành phần bắt buộc trong cấu tạo đèn. Quá trình thu gom, lưu trữ, vận chuyển hoặc xử lý CFL thải bỏ không đúng có thể dẫn đến rò rỉ thủy ngân.

Khi thủy ngân phát sinh trong môi trường, nó có thể tồn tại trong khí quyển (như hơi thủy ngân), trong đất (như thủy ngân ion) và nước (như methyl thủy ngân).

Một số dạng thủy ngân có thể đi vào chuỗi thực phẩm thông qua tích lũy sinh học và khuếch đại sinh học. Trong quá trình xử lý, thủy ngân từ đèn CFL bị nứt hoặc vỡ có thể gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe và môi trường nếu các loại đèn được xử lý sai và tập trung với số lượng lớn. Chất thải có chứa thủy ngân nên được xử lý để thu hồi thủy ngân hoặc để cố định trong điều kiện thân thiện môi trường. Bởi vậy, quá trình thu gom và xử lý đèn CFL trở nên rất quan trọng. Nó thúc đẩy việc thu hồi các vật liệu khác được tìm thấy trong bóng đèn thải có chứa thủy ngân như thủy tinh, kim loại chứa sắt hoặc không chứa sắt, phốt pho,…. Các vật liệu này có thể được bán cho nơi sản xuất đèn và thủy tinh. Thủy tinh chứa tạp chất được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thích hợp sẽ cho các sản phẩm thủy tinh mới với các yêu cầu độ tinh khiết thấp hơn, hoặc như một vật liệu tổng hợp trong các quá trình công nghiệp. Ngoài ra, đèn LED đã qua sử dụng cũng chứa chất thải điện tử và các thành phần khác cũng cần phải được thu gom và xử lý bền vững với môi trường.

Từ những phân tích ở trên cho thấy việc thu hồi, xử lý và tái chế bóng đèn là việc làm cần thiết, góp phần loại bỏ các thành phần nguy hại đồng thời sẽ giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, từ đó hạn chế tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường.

1.2.7. Tình hình thu gom và xử lý bóng đèn thải bỏ tại Việt Nam

Năm 2014, tỷ lệ CTNH được thu gom, xử lý đạt khoảng 40%, như vậy, vẫn còn tỷ lệ không nhỏ CTR nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ chưa được thu gom, xử lý, là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 6/2015, trên cả nước đã có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên được cấp phép xử lý chất thải nguy hại. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động này có 24 doanh nghiệp có trang bị thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ. Các đơn vị này giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý CTNH nói chung và bóng đèn thải nói riêng trên toàn quốc. Theo Tổng cục Môi trường (2012), tổng khối lượng bóng đèn compact huỳnh quang được thu gom, quản lý của 06 đơn vị xử lý CTNH khu vực phía Bắc (URENCO Hà Nội, Công ty Hòa Bình, Công ty TNHH Môi trường xanh - Hải

Dương, Công ty Hùng Hưng Môi trường xanh, Công ty Tân Thuận Phong) là

45.245 kg [12].

Hiện nay, các đơn vị xử lý chất thải bóng đèn do Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải đều ở dạng kết hợp, chưa có đơn vị chuyên trách về xử lý và tái chế bóng đèn huỳnh quang thải. Trong quá trình hoạt động các đơn vị xử lý bóng đèn gặp phải một số khó khăn sau:

Nguồn phát sinh chất thải nhỏ lẻ, số lượng ít, không tập trung, theo thống kê, trung bình mỗi cơ sở phát sinh chất thải là bóng đèn huỳnh quang khoảng 1- 2 kg/tháng nên gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí khu vực lưu giữ, thu gom vận chuyển, xử lý từ đó dẫn tới chi phí cho dịch vụ cao và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này nên để có thể hạ giá thành của dịch vụ, đã có một số cơ sở thu gom, xử lý không theo đúng quy định.

Ngoài ra, do số lượng bóng đèn thải ít nên cũng là trở ngại để các doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH nghiên cứu đầu tư các trang thiết bị có công nghệ tiên tiến để xử lý, tái chế bóng đèn thải. Trong thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ xử lý bóng đèn CFL thải kết hợp với tái chế và đã được Bộ TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên các công nghệ này chưa được đầu tư vì một trong lý do là nguồn bóng đèn thải không tập trung, số lượng ít nên không đem lại hiệu quả kinh tế.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu gom, xử lý bóng đèn thải bỏ tại Việt Nam gồm có:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ;

- Công nghệ xử lý, tái chế bóng đèn thải bỏ;

- Nhận thức về mối nguy hại của thủy ngân trong bóng đèn tới môi trường và sức khỏe.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022