Mối Nguy Hại Của Chất Thải Nguy Hại Với Môi Trường Và Con Người

03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.

04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

05. Chất thải từ quá trình luyện kim.

06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.

07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.

09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột

giấy.


10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm.

11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).

12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nước thải tập trung, xử lý

nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

13. Chất thải từ ngành y tế và thú y.

14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng.

16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.

18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

19. Các loại chất thải khác.

Theo danh mục này, CTNH có thể được tiếp tục chia ra thành các nhóm phụ từ các nhóm nêu trên.

1.1.4. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người

Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 1.1. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người



TT


Tên nhóm

Nguy hại đối với người tiếp xúc

Nguy hại đối với môi trường


1


Chất dễ cháy nổ


Gây tổn thương da, bỏng và có thể dẫn đến tử vong

Phá hủy vật liệu, sản phẩm sinh ra từ quá trình cháy nổ gây ô nhiễm đất, nước, không khí

2

Khí nén hay hóa lỏng



Khí dễ cháy


Hỏa hoạn, gây bỏng

Chất gây ô nhiễm mức độ nhẹ


Khí không cháy, không độc

Làm tăng cường sự cháy, làm thiếu oxy, gây ngạt


Ít ảnh hưởng



Khí độc

Ảnh hưởng sức khỏe, gây tử vong

Chất gây ô nhiễm không khí nặng


3


Chất lỏng dễ cháy


Chất nổ, gây bỏng, tử vong

Chất gây ô nhiễm không khí từ nhẹ đến nặng, chất gây ô nhiễm nước nghiêm trọng


4


Chất rắn dễ cháy

Hỏa hoạn, gây bỏng, tử vong

Thường giải phóng các sản phẩm cháy độc hại


5


Tác nhân oxy hóa

Các phản ứng hóa học gây hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh hưởng da, tử vong

Chất gây ô nhiễm không khí, chất có khả năng gây nhiễm độc cho nước

6

Chất độc





Chất độc

Ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đến sức khỏe

Chất gây ô nhiễm nước nghiêm trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 3



TT


Tên nhóm

Nguy hại đối với người tiếp xúc

Nguy hại đối với môi trường



Chất lây nhiễm


Lan truyền bệnh

Một vài hậu quả môi trường gây ra hình thành nguy cơ lan truyền bệnh


7


Chất phóng xạ

Tổn thương các tổ chức máu, gây các bệnh về máu, viêm da, hoại tử xương, đột biến gen,.v.v.


Gây ô nhiễm đất, mức phóng xạ tăng và các hậu quả


8


Chất ăn mòn

Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng phổi và mắt

Ô nhiễm nước và không khí, gây hư vật liệu

Nguồn: [Nguyễn Đức Khiển, 2012]

Các khái niệm và đặc tính nêu trên là các thông tin cơ bản nhất về chất thải nguy hại, ngoài ra nó còn là căn cứ quan trọng cho việc xác định, phân loại chất thải nguy hại. Đây là một phần của công tác quản lý chất thải nguy hại ngay tại các cơ sở phát sinh, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như công tác quản lý chất thải nguy hại nói riêng.

1.1.5. Tổng quan về tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

1.1.5.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Nghị định số số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

- Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý CTR tại các KCN và khu đô thị đến năm 2020.

- Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp CTNH.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại đến năm 2025.

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các khu đô thị và công nghiệp.

- Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR.

- Thông tư số: 82/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính về Bãi bỏ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất rắn.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT, ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

- TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 7380:2004 - Lò đốt CTR y tế - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7381:2004 - Lò đốt CTR y tế - Phương pháp đánh giá và thẩm định

- TCXDVN 320:2004 - Bãi chôn lấp CTNH - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường. Phân loại.

- TCVN 6706:2009 – Chất thải nguy hại. Phân loại.

- TCVN 6707:2009 - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH.

- QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩ n kỹ thuậ t quố c gia về ngưỡ ng chấ t thải nguy hại.

- QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.

- QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTR và nhà vệ sinh công cộng.

- QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng.

- QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTR y tế.

- QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.

- QCVN 56:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải.

1.1.5.2. Thực trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

a. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại

Theo báo cáo môi trường Quốc gia 2011, CTNH chiếm khoảng 15 – 20% lượng chất thải rắn, đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. CTNH phát sinh từ các khu công nghiệp của khu vực phía Nam khoảng 82.000 – 134.000 tấn/năm gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung [4]. Thực tế, lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ. Nhiều loại CTNH được thu gom cùng chất thải sinh hoạt rồi đổ tập trung vào bãi rác công cộng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế (2013), hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm: 1.361 cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 789 cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh và huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Tổng lượng nước thải y tế phát

sinh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần xử lý khoảng 125.000 m3/ngày chưa kể

lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành, chất thải trong đó từ 10 - 15% là chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ sau phẫu thuật [11].

b. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Tình hình thu gom:

Thu gom từ nguồn thải công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố

Việc thu gom chất thải ở Việt Nam chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp tỉnh/thành phố thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Công ty Môi trường đô thị (URENCO) Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển.

Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp trung bình đang tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.

Thu gom từ nguồn thải nông nghiệp

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp… vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất bảo vệ thực vật đang trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian qua công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long [8].

Thu gom từ nguồn thải y tế

Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải y tế và 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày [4].

Chất thải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chất thải nhưng chỉ có một số ít bệnh viện đáp ứng được quy định này. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy có 53% bệnh viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo quy chế [8].

Đối với công tác thu gom chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Chất thải được lưu giữ trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài bệnh viện. Theo kết quả khảo sát của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đối với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu giữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện tại Thừa Thiên Huế không có khu vực lưu giữ chất thải y tế [8]. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt, nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các bệnh viện.

Hiện tại, hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các công ty môi trường đô thị của tỉnh/thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng.

Tình hình xử lý

Theo Báo cáo Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV (tháng 9/2015), tính đến tháng 6 năm 2015, trên cả nước có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại; khoảng 130 đơn vị, chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại là doanh nghiệp tư nhân chiếm 97% tổng số doanh nghiệp xử lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Công suất xử lý của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 tấn/năm, đóng vai trò chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022