trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước [5]. Việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất thải có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho các chủ nguồn thải chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa doanh nghiệp xử lý có kinh nghiệm và dịch vụ phù hợp, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý.
Bảng 1.2. Khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý trên toàn quốc năm 2012 - 2014
Khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (tấn) | |
2012 | 165.624 |
2013 | 186.657 |
2014 | 320.275 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 1
- Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 2
- Mối Nguy Hại Của Chất Thải Nguy Hại Với Môi Trường Và Con Người
- Sự Cần Thiết Của Việc Thu Hồi, Xử Lý Và Tái Chế Bóng Đèn
- Chính Sách, Pháp Luật Về Thu Hồi Và Xử Lý Các Sản Phẩm Thải Bỏ Trong Đó Có Bóng Đèn Tại Việt Nam
- Khái Quát Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Nguy Hại Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: [Bộ TNMT, 2015]
Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc hiện nay theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015 đạt khoảng 800 nghìn tấn/năm [5]. Như vậy, đến năm 2014, lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đã đạt xấp xỉ 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước, cho thấy việc quản lý chất thải nguy hại thông qua kiểm soát nguồn phát thải, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đang tốt hơn qua các năm.
Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp này được Bộ TNMT hoặc Sở TNMT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều tập trung ở phía Nam [4].
Công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới Luật như Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại đã có những bước phát triển đáng kể (hai văn bản pháp quy nêu trên nay đã được thay thế bằng Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại).
Nhìn chung, các công nghệ hiện có còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam.
Xử lý chất thải nông nghiệp nguy hại:
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến năm 2011 đã có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng đã được xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%, 03 kho thuốc bảo vệ thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20% [4]. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý, xây hầm bê tông chôn thuốc tồn lưu, nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay đổi gây ô nhiễm môi trường. Số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm 5% trong tổng số 240 điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý tới năm 2015, số lượng còn lại tiếp tục phát tác, gây ô nhiễm nặng tới môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Xử lý chất thải y tế nguy hại
Theo thống kê có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp thiêu đốt trong các lò đốt chuyên dụng, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt thủ công ở ngoài trời hoặc thực hiện phương pháp chôn lấp [4]. Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại một số mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau:
- Thiêu đốt;
- Chôn lấp;
- Chôn lấp sau khi đóng gói;
- Hóa rắn.
Công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Việt Nam là thiêu đốt. Có khoảng 73,3% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã xử lý chất thải bằng lò đốt tại chỗ hoặc lò đốt tập trung cho cụm bệnh viện hoặc cả thành phố, tuy nhiên, chỉ có 42,7% bệnh viện có lò đốt 2 buồng đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường [4].
1.2. Bóng đèn thải bỏ - Một loại chất thải nguy hại
1.2.1. Các loại bóng đèn
Theo nguồn chiếu sáng (các thành phần của bóng đèn mà phát ra ánh sáng), các loại bóng đèn nằm trong ba nhóm chính sau:
- Bóng đèn dây tóc kim loại (đèn sợi đốt và đèn Halogen Vonfram);
- Dẫn khí (đèn compact huỳnh quang -CFL);
- Trạng thái rắn (đèn điôt phát sáng -LED).
Theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ được áp mã 16 01 06 và là chất thải có ngưỡng nguy hại ** (Là CTNH trong mọi trường hợp).
a) Đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt là loại đèn đã có 130 năm tuổi thọ công nghệ. Đèn tạo ra ánh sáng bằng cách đốt cháy một dây tóc kim loại đến một nhiệt độ đủ cao để phát ra bức xạ khả kiến. Bóng đèn sợi đốt là đèn hiệu suất thấp – gần 90% năng lượng điện chuyển thành nhiệt năng và lãng phí dưới dạng nhiệt. Dây tóc kim loại nằm trong không khí sẽ cháy nhanh chóng vì thế nó được bảo vệ bởi một bóng thủy tinh hút sạch không khí và thay bằng khí trơ. Chân đèn được gắn với đui kim loại để chống va đập cơ học cho bóng đèn và tiếp xúc điện.
Đèn sợi đốt được sản xuất với nhiều kích cỡ, công suất, và mức điện áp. Đèn sợi đốt có giá thành sản xuất và bán ra không đắt, nhưng chi phí trong quá trình sử dụng cao. So sánh với các loại đèn khác như CFL và LED, đèn sợi đốt có tuổi thọ ngắn và công suất chiếu sáng thấp. Đối với đèn sợi đốt, công suất chiếu sáng phụ thuộc vào điện áp (cụ thể 120V hoặc 230V) và lượng điện tiêu thụ, đối với khu dân cư, vào khoảng 15W và 200W.
Các tác động đối với môi trường của quá trình sản xuất loại bóng đèn này chủ yếu được xác định bởi lượng năng lượng cần thiết để sản xuất và tạo hình bóng đèn thủy tinh. Các vấn đề về sức khỏe trong lao động chủ yếu có liên quan đến rủi ro như bỏng hay an toàn trong quá trình sử dụng máy móc.
Bảng 1.3. Tóm tắt các đặc điểm của đèn sợi đốt
Rất thấp | |
Tuổi thọ trung bình và khấu hao lượng ánh sáng theo thời gian | Ngắn (<1000 giờ). Khấu hao không đáng kể lượng ánh sáng theo thời gian |
Hiệu quả chiếu sáng | Thấp (<12 lm/W) |
Chi phí vận hành bao gồm việc thay thế bóng đèn đã qua sử dụng | Chi phí ban đầu của đèn thấp, nhưng chi phí vận hành rất cao và bóng đèn phải được thay thường xuyên |
Vấn đề quản lý môi trường | Có bọc chì trong mối hàn, Nguy cơ vỡ bóng thủy tinh |
Nguồn: [UNEP, 2012]
b) Đèn Halogen Vonfram
Đèn Halogen Vonfram thông dụng tương tự như đèn sợi đốt, nó đốt cháy một sợi dây tóc kim loại để tạo ra ánh sáng. Tuy nhiên khác nhau ở điểm bóng đèn Halogen Vonfram chứa khí Halogen (thường là Brom hoặc Iốt hoặc hỗn hợp các khí) chứ không chứa khí trơ. Các khí Halogen khiến quá trình hóa học hoàn lại kim loại cho dây tóc trong quá trình vận hành, do đó giúp ngăn chặn sự bốc hơi và tích tụ kim loại bên trong bóng đèn. Quá trình này cho phép đèn Halogen Vonfram hoạt động ở các nhiệt độ cao hơn đèn sợi đốt tiêu chuẩn và giúp giảm đáng kể kích thước bóng đèn so với đèn sợi đốt với cùng lượng ánh sáng, dẫn đến hiệu suất cao hơn và kéo dài tuổi thọ hơn so với đèn sợi đốt tiêu chuẩn.
Nhìn chung, giá của đèn Halogen Vonfram lớn hơn so với đèn sợi đốt, nhưng đèn Halogen Vonfram cho tuổi thọ dài hơn và hiệu suất chiếu sáng lớn hơn đèn sợi đốt. Hiệu suất chiếu sáng của đèn Halogen Vonfram có thể được tăng lên nhờ thay thế một lượng nhỏ khí Halogen bằng khí Xenon. Việc thêm vào khí Xenon tạo nên
ánh sáng trắng lạnh hơn so với đèn Halogen Vonfram thông thường; giúp làm giảm sự tích tụ trên bề mặt trong của bóng đèn; và tăng lượng ánh sáng phát ra lên tới 25% so với lượng ánh sáng phát ra từ đèn sợi đốt tiêu chuẩn.
Các tác động đối với môi trường của quá trình sản xuất loại bóng đèn Halogen Vonfram tương tư như của bóng đèn sợi đốt.
Bảng 1.4. Tóm tắt các đặc điểm của đèn Halogen Vonfram
Thấp đến trung bình, nhưng cao hơn đèn sợi đốt | |
Tuổi thọ trung bình và khấu hao lượng ánh sáng theo thời gian | Ngắn, nhưng dài hơn đèn sợi đốt (<4000 giờ). Khấu hao không đáng kể lượng ánh sáng theo thời gian |
Hiệu quả chiếu sáng | Thấp (<15lm/W), nhưng cao hơn đèn sợi đốt |
Chi phí vận hành bao gồm việc thay thế bóng đèn đã qua sử dụng | Giá thành ban đầu thấp, nhưng chi phí vận hành cao và đèn phải được thay thường xuyên |
Vấn đề quản lý môi trường | Có bọc chì trong mối hàn, Nguy cơ vỡ bóng thủy tinh |
Nguồn: [UNEP, 2012]
c) Đèn compact huỳnh quang (CFL)
CFL được làm bằng thủy tinh hoặc kim loại (Nhôm, Niken, Sắt, Vonfram, đôi khi là Chì), Nhựa, Hóa chất chống cháy và Phốt pho.
Ánh sáng của CFL phát ra khi hơi thủy ngân bị kích hoạt bởi dòng điện chạy giữa hai điện cực giữa các đui đèn. Hơi thủy ngân phát ra ánh sáng tia cực tím (UV), từ đó kích thích lớp phủ phốt pho bên trong của ống, phát ra bức xạ khả kiến (ánh sáng thường). Việc sử dụng thủy ngân trong CFL là bắt buộc để có thể tạo ra tia cực tím. Thủy ngân được bơm vào dưới dạng lỏng tinh khiết, bằng một thiết bị định lượng.
Ống đèn CFL được gấp hoặc xoắn để phù hợp với không gian giống như đèn sợi đốt. Một số đèn CFL có dạng ống trần. Những loại khác được trang bị ống thủy
tinh hoặc nhựa bên ngoài nhằm mục đích trang trí và bảo vệ. Việc trang bị thêm này sẽ làm hiệu quả chiếu sáng của đèn bị giảm, tuy nhiên đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng nếu bóng đèn bị vỡ, tránh ảnh hưởng bởi thủy ngân có trong bóng.
CFL có tuổi thọ sử dụng dài hơn và hiệu quả chiếu sáng cao hơn bosngt đèn sợi đốt. Nhìn chung, CFL sử dụng điện năng ít hơn 80% so với đèn sợi đốt với cùng lượng ánh sáng phát ra.
Bảng 1.5. Tóm tắt các đặc điểm của đèn CFL
Thấp đến trung bình | |
Tuổi thọ trung bình và khấu hao lượng ánh sáng theo thời gian | Dài (<20.000 giờ). Khấu hao đáng kể lượng ánh sáng theo thời gian |
Hiệu quả chiếu sáng | Cao(<70 lm/W). CFL với kiểu bóng nhựa hoặc thủy tinh giảm hiệu quả chiếu sáng |
Chi phí vận hành bao gồm việc thay thế bóng đèn đã qua sử dụng | Thấp |
Vấn đền quản lý môi trường | Có chứa thủy ngân, Có bọc chì trong mối hàn, Nguy cơ vỡ bóng thủy tinh |
Nguồn: [UNEP, 2012]
d) Đèn điôt phát sáng (LED)
Điốt là thiết bị điện dạng bán dẫn chỉ cho phép dòng điện dịch chuyển theo một chiều nhất định. Đèn điốt phát sáng (LED) là một điốt tạo ra ánh sáng với màu sắc đặc trưng. Đèn LED có tuổi thọ rất dài lên đến 50.000 giờ. Sử dụng đèn LED để thay thế đèn sợi đốt giúp giảm năng lượng tiêu thụ đến 90%
Sản xuất các loại đèn LED liên quan đến sự kết hợp của các công nghệ khác nhau. Các chip của đèn LED được sản xuất bởi ngành công nghiệp bán dẫn, sử dụng nhiều hóa chất trong một quy trình khép kín, tại đó, việc bảo đảm phơi nhiễm thấp
nhất cho người lao động luôn là yêu cầu đầu tiên. Đây là giai đoạn tốn kém nhất trong quá trình sản xuất đèn LED, khiến nó có mức giá cao hơn so với CFL.
Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm đèn LED sử dụng nhiều hơn khoảng ba lần năng lượng so với sản xuất của một đèn CFL với lượng ánh sáng phát ra tương đương [15].
Có thể thấy, nhược điểm chủ yếu của LED hiện nay là chi phí ban đầu còn cao, tuy nhiên xét về dài hạn, với tuổi thọ dài cao hơn, LED sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinhh tế và môi trường.
Bảng 1.6. Tóm tắt các đặc điểm của đèn LED
Trung bình đến rất cao | |
Tuổi thọ trung bình và khấu hao lượng ánh sáng theo thời gian | Rất dài (< 50.000 giờ) |
Hiệu quả chiếu sáng | Cao (< 120 lm/W). Khấu hao có thể đáng kể lượng ánh sáng theo thời gian. |
Chi phí vận hành bao gồm việc thay thế bóng đèn đã qua sử dụng | Thấp |
Vấn đề quản lý môi trường | Chứa thủy ngân. Có bọc chì trong mối hàn. Nguy cơ vỡ bóng thủy tinh |
Nguồn: [UNEP, 2012]
Bảng 1.7. So sánh các loại đèn: Các thông số về giá, tuổi thọ và sản xuất
Sợi đốt | Vonfram Halogen | Compact huỳnh quang | LED | |
Giá ban đầu | Rất thấp | Thấp đến trung bình | Thấp đến trung bình | Cao đến rất cao |
Sợi đốt | Vonfram Halogen | Compact huỳnh quang | LED | |
Tuổi thọ trung bình | <1000 giờ | <4000 giờ | <20.000 giờ | <50.000 giờ |
Độ khó công nghệ và sản xuất | Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao |
Nguồn: [UNEP, 2012]
1.2.2. Các vấn đề về sức khỏe và an toàn liên quan đến thủy ngân trong bóng đèn
Theo Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại đã liệt kê thủy ngân là một loại chất thải nguy hại. Thủy ngân là một hóa chất có đặc tính bền vững trong môi trường nhân sinh và có khả năng tích tụ sinh học gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường.
Thủy ngân trong một bóng đèn CFL còn nguyên vẹn không gây ra tác hại cho người tiêu dùng. Tác hại chỉ xảy ra khi bóng đèn bị hỏng và thủy ngân được giải phóng. Các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tác hại từ việc đèn CFL bị vỡ bao gồm: hàm lượng thủy ngân chứa trong đèn; dạng hóa học và vật lý của thủy ngân; phần thủy ngân thoát ra tại chỗ vỡ; độ thấm hút của bề mặt mà thủy ngân bị rò rỉ; thời gian tồn tại của thủy ngân trong hoặc xung quanh chỗ vỡ; yếu tố môi trường như nhiệt độ, diện tích phòng, tốc độ và thời gian của hệ thống thông gió (nếu có); và quan trọng nhất là cách lau dọn của người dùng (người tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải). Một đèn CFL bị vỡ có thể sinh ra hơi thủy ngân, việc này trở nên nghiêm trọng nếu xảy ra trong không gian khép kín không có thông gió.
Ở dạng nguyên chất, mức độc của thủy ngân chỉ ở dạng trung bình vì nó lưu chuyển nhanh trên cơ thể khiến cho ít bộ phận kịp có thời gian để hấp thu. Tuy nhiên, thủy ngân trở nên nguy hiểm hơn khi chuyển thành dạng methyl thuỷ ngân, bền vững và bám dính trong quá trình chuyển hóa của cơ thể trong một thời gian dài. Methyl thuỷ ngân là chất độc thần kinh cực mạnh. Người bị nhiễm độc thuỷ ngân thường có những triệu chứng lâm sàng như: