Cấu Trúc Tổ Thành Tầng Cây Tái Sinh Ở Nơi Có Lim Xẹt Phân Bố Tại Vị Trí Chân Đồi


Ở vị trí sườn có chiều cao biến động từ 10 m đến 13,5 m, trung bình là 11 m.

Cấu trúc rừng gồm 2 tầng cây gỗ, tương đối đồng tuổi chiều cao tán rừng thường nhỏ hơn 14 m, gồm chủ yếu là Ba bét, Bã đậu, Bứa, Bời lời ba hoa đơn, Chẹo, Bồ đề, Đỏm lông, Gội, Hoắc quang, Lòng mang, Lim xẹt, Nhội, Phay, Quế rừng, Trám trắng, Vàng anh,…trong một số trường hợp cây lớn còn sót lại vượt lên khỏi tán rừng, tầng vượt tán gồm các cây lớn còn sót lại như: Dẻ gai, Dẻ xanh, Kháo, Thôi ba, Trẩu,...

4.3. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh

4.3.1. Cấu trúc tổ thành của loài cây tái sinh

Kết quả điều tra trên về đặc điểm tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn ở vị trí chân đồi, được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi


OT C


Mật độ (cây/ha)

Mật độ cây Lim xẹt (cây/ha)


Loài/OTC (Loài)

Loài ưu thế


Công thức tổ thành


1


2800


240


24


8

8,57Lx+8,57Lmg+8,57Nga+5

,71Bla+5,71Hbr+5,71Khn+5, 71Nho+5,71Tr+45,71Lk

2

2400

80

19

5

16,66Son+13,33Sg+10Nho+6

,66Bl+6,66Che+46,66Lk

3

2560

80

23

5

9,37Dx+9,37Mr+6,25Bld+6,2

5Khh+6,25Lmg+62,5Lk


4


2240


80


17


6

14,28Nho+10,71Bab+10,71K ha+10,71Tb+7,14Bl+7,14Md

+39,28Lk


5


2160


80


17


8

11,11Kha+11,11Md+7,40Bab

+7,40Bda+7,40Bl+7,40Che+7

,40Son+7,40Trm+33,33Lk

6

2320

80

19

5

17,24Hq+13,8Che+6,9Bl+6,9

Bb+6,9Son+48,27Lk

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A.Chev tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - 8

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)


Ghi chú:, Lx = Lim xẹt, Lmg = Lòng mang, Nga = Ngăm, Bla = Bời lời bạc, Hbr = Hồng bì rừng, Khn = Kháo hoa nhỏ, Nho = Nhội, Tr = Trẩu, bab = Ba bét, Kha = Kháo, Bl

= Bời lời, De = Dẻ, Dx = Dẻ xanh, Gt = Gáo trắng, Md = Mán đỉa, Son = Sơn, Sg = Sảng, Che = Chẹo, Mr = Mã rạng, Hq = Hoắc quang, Bld = Bời lời đắng, Tb = Thôi ba, Sr = Sung rừng, Bda = Bã đậu, Trm = Trâm, Trt = trám trắng, Bb = Bướm bạc, Lk = Loài khác).

Kết quả bảng 4.8 cho thấy

Ở vị trí chân đồi: Ở vị trí chân đồi có 17 – 24 loài cây gỗ, trong đó có từ 5 – 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Lim xẹt, Dẻ, Thôi ba, Sung rừng, Hoắc quang, lòng mang, Bời lời, Kháo, Hồng bì rừng, Ba bét, Nhội,… Mật độ rừng từ 2160 – 2800 cây/ha, mật độ loài cây Lim xẹt chiếm 80 – 240 cây/ha. Trong công thức tổ thành Lim xẹt ở vị trí chân chiếm trung bình 8,57%.

Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi


OTC

Mật độ (cây/ha)

Mật độ cây Lim xẹt

(cây/ha)

Loài/OTC (Loài

Loài ưu

thế


Công thức tổ thành


7


2480


80


17


10

12,90Lm+9,67Kha+9,67Bab+6,45 Mc+6,45Md+6,45Gi+6,45Gt+6,4

5Dx+6,45De+6,45Bl+22,58LK


8


2800


80


20


10

14,28Mr+8,57Khn+8,57Trm+5,71 Bl+5,71Dx+5,71Gt+5,71Hq+5,71

Kha+5,71Mta+5,71Trt+28,57Lk


9


2080


80


15


7

15,38Kha+11,53Lmg+11,53Thb+

7,69Bab+7,69Mc+7,69Son+7,69S r+30,76Lk


10


2160


80


18


8

1,1Kha+7,40Bab+7,40Lmg+7,40 Mta+7,40Nga+7,40Sg+7,40Thb+

7,40Tr+Lk

11

2240

80

21

5

10,71Md+10,71Nho+7,14Lmg+7,

14Sr+7,14Trt+57,14Lk


12


2640


160


21


9

12,12Bb+9,09Mt+6,06Kha+6,06L x+6,06Lmg+6,06Md+6,06Son+6,

06Tb+6,06Tr+36,36Lk

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)


(Ghi chú:, Lx = Lim xẹt, Lmg= Lòng mang, Nga = Ngăm, Bla = Bời lời bạc,, Khn

= Kháo hoa nhỏ, Nho = Nhội, Tr = Trẩu, bab = Ba bét, Kha = Kháo, Bl = Bời lời, De = Dẻ, Dx = Dẻ xanh, Gt = Gáo trắng, Gi = Gội, Md = Mán đỉa, Son = Sơn, Sg = Sảng, Che

= Chẹo, Mr = Mã rạng,Sr = Sung rừng, Hq = Hoắc quang, Mta = Màng tang, Tb = Thôi ba,, Mc= Máu chó, Sr = Sung rừng,Bda = Bã đậu, Trm = Trâm, Trt = trám trắng, Bb = Bướm bạc, Lm =Lòng mức, Lk = Loài khác).

Kết quả bảng 4.9 cho thấy

Ở vị trí sườn đồi: Ở vị trí chân đồi có 8 – 21 loài cây gỗ, trong đó có từ 5 – 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Ba bét, Kháo, Màng tang, Lim xẹt, Trẩu, Mán đỉa, Sung rừng, Hồng bì rừng, Thôi ba, Trám trắng, Sơn, Máu chó, Ngăm, Nhội, Sảng, Trâm, Bời lời, Nhội, Hoắc quang, Găng trâu,.. Mật độ rừng từ 2240 – 2800 cây/ha, mật độ loài cây Lim xẹt chiếm 80 - 160 cây/ha. Trong công thức tổ thành Lim xẹt ở vị trí sườn chiếm trung bình 6,06%.

4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lim xẹt

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào lâu dài.

Bảng 4.10. Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng



Vị trí


OTC

Mật độ LP

(Cây/ha)

Mật độ CTV LP

(Cây/ha)

% CTV

Lâm phần

Mật độ Lim xẹt (Cây/ha)

Mật độ CTV

Lim xẹt (Cây/ha)


% CTV

Lim xẹt


Chân

1

2800

1280

45,7

240

160

66,6

2

2400

1600

66,6

80

80

100

3

2560

1600

62,5

80

80

100



Vị trí


OTC

Mật độ LP

(Cây/ha)

Mật độ CTV LP

(Cây/ha)

% CTV

Lâm phần

Mật độ Lim xẹt (Cây/ha)

Mật độ CTV

Lim xẹt (Cây/ha)


% CTV

Lim xẹt


4

2240

1840

82,1

80

80

100

5

2160

1520

70,3

80

80

100

6

2320

640

27,5

80

0

0

TB

2413

1413

59,1

106

80

77,7


Sườn

7

2480

1760

71

80

80

100

8

2800

1440

51,4

80

80

100

9

2080

1680

80,7

80

80

100

10

2160

1920

88,8

80

80

100

11

2240

1920

85,7

80

80

100

12

2640

2000

75,7

160

80

50

TB

2400

1786

74,4

93

80

91,6


(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả bảng 4.10 cho thấy

Ở vị trí chân có mật độ trung bình là 2413 cây/ha và vị trí sườn có một độ trung bình là 2400 cây/ha.

Mật độ của loài Lim xẹt phân bố tại vị trí chân có mật độ trung bình là 106 cây/ha, vị trí sườn có một độ trung bình là 93 cây/ha.

Tỷ lệ cây triển vọng của rừng có loài Lim xẹt phân bố như sau tại vị trí chân là 80 cây/ha chiếm 77,7%, vị trí sườn là 80 cây/ha chiếm 91,6%.

Cây tái sinh triển vọng ở vị trí chân, sườn, của loài Lim xẹt là cao trung bình từ 0 – 100%, có thể nhận định khả năng thích nghi rất tốt.

4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh

Năng lực cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con.


Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề suất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Bảng 4.11. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh



Đặc điểm


Đối tượng


cây/ha

Nguồn gốc

Chất lượng

(Cây/ha)

Chồi

(cây/ha)

%

Hạt

(cây/ha)

%

Tốt

TB

Xấu


Chân

1

2800

1200

42,8

1600

57,1

45,7

45,7

8,5

2

2400

1200

50

1200

50

66,6

33,3

6,6

3

2560

1440

56,2

1280

50

62,5

25

0

4

2240

1200

53,5

1040

46,4

82,1

17,8

0

5

2160

880

40,7

1280

59,2

70,3

29,6

0

6

2320

880

38

1440

62

29,6

65,5

6,8

TB


2413

1133

46,8

1306

54,1

59,4

36,1

3,6


Sườn

7

2480

1280

51,6

1200

48,3

71

25,8

3,2

8

2800

800

28,5

2000

71,4

51,5

42,8

5,7

9

2080

1040

50

1040

50

80,7

19,2

0

10

2160

1040

48,1

1120

51,8

89

3,7

7,4

11

2240

1200

53,5

1040

46,4

85,7

10,7

0

12

2640

1440

54,5

1200

45,5

78,1

25

0

TB


2400

1133

47,7

1266

52,2

76

21,2

2,7

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả bảng 4.11 cho thấy

Ở vị trí chân có mật độ trung bình là 2413 cây/ha, tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trung bình chiếm 36,1%, chất lượng tốt 59,4% chất lượng cây xấu là 3,6%, quá trình tái sinh từ hạt chiếm chủ yếu.


Ở vị trí sườn có mật độ là 2400 cây/ha, tỷ lệ chất lượng cây tái sinh chất lượng tốt là 76% và là quá trình tái sinh từ hạt chiếm chủ yếu.

4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao

Để nghiên cứu phân bố tái sinh theo chiều cao ta cần phân cấp chiều cao cho cây con tái sinh. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.12

Bảng 4.12. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao


Đặc điểm

Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao

<0,5

0,5 - 1

1 -1,5

1,5 – 2

2 – 2,5

2,5 - 3

>3


Chân

Lim xẹt

240

240

0

0

0

80

0

Lâm phần

4080

4320

3280

1520

960

240

80


Sườn

Lim xẹt

480

80

0

0

0

0

0

Lâm phần

5360

5120

2480

1120

160

80

80

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả bảng 4.12 cho thấy

Mật độ của lâm phần ở vị trí sườn cao hơn vị trí chân. Số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở vị trí Chân số cây tái sinh theo cấp chiều cao tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao 0,5-1 m với 4320 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao <0,5 m với 4080 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 1 – 1,5 m với 3280 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 1,5 - 2 m với 1520 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 2-2,5 m với 960 cây/ha, 2.5 – 3 m với 240 cây/ha và cuối cùng cấp chiều cao >3 m với 80 cây/ha.

Còn ở vị trí sườn số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao ở chiều cao 0,5 với 5360 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 0,5 – 1 với 5120 cây/ha, tiếp theo là cấp chiều cao 1 - 1,5 m với 2480 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 1.5 – 2 m với 1120 cây/ha, tiếp theo đến cấp chiều cao 2-2,5 m với 160 cây/ha cuối cùng đến cấp chiều cao 2.5 – 3 m và >3 m với 80 cây/ha.


Đối với Lim xẹt mật độ tái sinh ở vị trí chân là 7 cây/ha, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao <0.5 m với 3 cây/ha và ở cấp chiều cao 0.5 -1m với 3 cây.

Còn ở vị trí sườn Lim xẹt có mật độ là 7 cây, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao <0.5 m với 6 cây và cuối cùng là cấp chiều cao từ 1 – 1.5m với 1 cây.

4.3.5.Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Cấu trúc mặt phẳng nằm ngang thể hiện sự phân bố và sử dụng không gian dinh dưỡng trên mặt đất rừng, kiểu dạng phân bố thường được chia thành ba kiểu: ngẫu nhiên, cụm hoặc đều; trong đó kiểu phân bố cụm thể hiện rừng chưa lợi dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên chặt nuôi dưỡng phải bảo đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đều hoặc ngẫu nhiên, tránh để rừng ở trạng thái phân bố cụm, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phục hồi rừng. Tóm lại nghiên cứu phân bố cây trên mặt đất nhằm phục vụ cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa, khai thác để điều tiết mật độ trên bề mặt đất rừng.

Phương pháp áp dụng là phân bố khoảng cách từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất, với dung lượng mẫu n > 30 (số khoảng cách đo) tính theo tiêu chuẩn U.

Kết quả thu thập số liệu được tổng hợp qua bảng 4.13:

Bảng 4.13. Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang


Vị trí

Số khoảng cách đo

r

U

Kiểu phân bố

Chân

30

0,03

2,0

-3,21

Phân bố cụm

Sườn

30

0,02

1,6

-5,73

Phân bố cụm

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)


Kết quả bảng 4.13

Cho biết ở 2 vị trí chân - sườn thì cây tái sinh đều phân bố theo cụm. Mà kiểu phân bố cụm ở 2 vị trí chân - sườn thể hiện rừng chưa lợi dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên ta cần sửa dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh, chặt nuôi dưỡng phải bảo đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đều hoặc ngẫu nhiên, tránh để rừng ở trạng thái phân bố cụm, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phục hồi rừng đặc biệt là với loài Lim xẹt ta đang nghiên cứu như bứng cây tái sinh tự nhiên Lim xẹt đi gây trồng với mật độ thích hợp, tạo không gian dinh dưỡng phát triển cho cây tái sinh Lim xẹt bằng cách tỉa thưa chặt có điều khiển các cây gỗ xung quanh. Kiểu phân bố ngẫu nhiên ở vị trí đỉnh đã lợi dụng tốt không gian dinh dưỡng trên mặt đât rừng, thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây tái sinh đặc biệt là loài Lim xẹt ta đang nghiên cứu tại khu vực.

4.3.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của loài Lim xẹt

* Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi

Cây bụi thảm tươi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ tàn che nhưng chúng lại là nhân tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên.

Cây Lim xẹt chủ yếu phân bố trên khu vực núi đất, do vậy đặc điểm thành phần cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có cây Lim xẹt phân bố khá đơn giản, ta thấy thành phần cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có cây Lim xẹt phân bố chủ yếu có các loài sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022