(1) Kiểu IVA: Kiểu nguyên sinh.
(2) Kiểu IVB: Rừng thứ sinh phục hồi.
d. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau:
* Chỉ số Simpson: Cd = 1 -
Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ô mẫu; S là số loài trong ô mẫu.
s
* Chỉ số Shannon - Wiener (H’) H' niln( ni)
i 1 N N
Trong đó:
- H là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener;
- ni là số lượng cá thể của loài thứ i;
- N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh:
a. Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
m
ni
Trong đó:
n i 1
m
- n là số cây trung bình theo loài,
- m là tổng số loài điều tra được,
- ni là số lượng cá thể loài i.
Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
Trong đó:
- j = 1,
N%j
n j
m
ni i1
.100
Nếu:
- m là số thứ tự loài.
- n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành
- n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành: Trong đó:
K i
n i 10 N
- Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i,
- ni: Số lượng cá thể loài i,
- N: Tổng số cá thể điều tra.
b. Mật độ cây tái sinh, và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng
- Mật độ:
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
N/ha
10.000 n
S
- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2),
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
- Cây tái sinh triển vọng:
Đánh giá cây tái sinh triển vọng: Dựa vào chất lượng cây tái sinh và sinh trưởng của nó để đánh giá, cụ thể cây tái sinh triển vọng ở đây là cây có chất lượng sinh trưởng từ trung bình đến tốt và có chiều cao lớn hơn chiều cao tầng cây bụi, thảm tươi.
c. Chất lượng cây tái sinh
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
Trong đó:
N%
n 100 N
- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- N: Tổng số cây tái sinh
d. Phân bố tái sinh theo chiều cao
Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã sử dụng hàm Mayer để mô phỏng quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao. Thống kê số lượng cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: Cấp I < 0,5m; cấp II: 0,5-1,0m; cấp III từ 1,0-1,5m; cấp IV từ 1,5-2,0m; cấp V từ 2,0-2,5m; cấp VI từ 2,5-3,0m; cấp VII > 3,0m.
e. Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang
Để nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans.
rλ
U
0,5. n 0,26136
Trong đó:
-r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất;
- là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2);
- n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh.
Nếu: - -1,96
- U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều;
- U < - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.
f. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của loài Lim xẹt
Từ các kết quả điều tra thực địa về cây bụi thảm tươi, yếu tố địa hình, và yếu tố con người, đề tài đã tổng hợp lại thành các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh của loài Lim xẹt.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của Lim xẹt
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây
Từ những kết quả nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học, sinh thái loài Lim xẹt và kết hợp với việc điều tra nghiên cứu của tác giả tại huyện Lâm Bình về đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Lim xẹt được tổng hợp và miêu tả chi tiết trong các bảng và các hình sau:
Hình 4.1. Thân cây Lim xẹt tại huyện Lâm Bình
Chiều cao 20-25m, thân màu xám trắng, phân cành thấp. Thân cây tròn, thẳng, gốc dạng bạnh vè nhưng nhỏ, bên trong màu nâu đỏ, vỏ ngoài màu nâu, chứa nhiều lỗ bì sần sùi, vỏ nứt dạng vẩy khi về già.
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây
Lá kép lông chim hai lần, cành non và lá non có lông màu rỉ sét, lá có cuống chung dài: 25–30 cm mang 4-10 đôi lá cấp 1, mỗi lá cấp 1 mang 10-22 đôi lá chét, lá nhỏ thuôn đầu tròn.
a. Mặt trên lá b. Mặt dưới lá
Hình 4.2. Hình thái lá cây Lim xẹt
4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi không quan sát được hoa, quả của Lim xẹt nên nội dung này được kế thừa từ các tài liệu tham khảo.
Hoa chùm tụ tán ở đầu cành có lông màu hoe đỏ như nhung dài 20– 40 cm, hoa nhỏ 2 cm có năm cánh màu vàng, đáy có lông. Quả đậu, dẹt dài 10–12 cm có cánh.
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài cây Lim xẹt phân bố
4.2.1. Tổng hợp các thông tin trên các ô tiêu chuẩn đã lập
Kết quả điều tra trên 12 ô tiêu chuẩn có loài Lim xẹt phân bố tại huyện Lâm Bình, với các thông tin cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Kích thước cây Lim xẹt đo được tại huyện Lâm Bình
OTC | D1.3 (cm) | Dt (m) | Hvn (m) | Hdc | Sinh trưởng | |
Chân | 1 | 13,2 | 3,2 | 8,1 | 4,5 | Tốt |
2 | 19,3 | 4,2 | 10,5 | 4,5 | Tốt | |
3 | 16,6 | 2,7 | 10,2 | 6,5 | Tốt | |
4 | 11,6 | 3,7 | 9,5 | 3,5 | Tốt | |
5 | 8,0 | 3 | 9,2 | 3,7 | Tốt | |
6 | 20,8 | 4,2 | 7,2 | 4 | Tốt | |
TB | 14,9 | 3,5 | 9,1 | 4,4 | Tốt | |
Sườn | 7 | 14,8 | 4,6 | 11,7 | 4,2 | Tốt |
8 | 18,2 | 4,7 | 11,5 | 2,5 | Tốt | |
9 | 21,1 | 3,7 | 10,5 | 4 | Tốt | |
10 | 19,3 | 4,7 | 10,5 | 4,5 | Tốt | |
11 | 22,5 | 5,2 | 10 | 5 | Tốt | |
12 | 16,4 | 3,7 | 10,5 | 5 | Tốt | |
TB | 18,7 | 4,4 | 10,7 | 4,2 | Tốt |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Về Tái Sinh Rừng
- Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu
- Tham Khảo Kế Thừa Các Số Liệu Đã Có Sẵn
- Cấu Trúc Tổ Thành Và Mật Độ Tầng Cây Cao Nơi Có Loài Cây Lim Xẹt Phân Bố Tại Vị Trí Chân Đồi
- Cấu Trúc Tổ Thành Tầng Cây Tái Sinh Ở Nơi Có Lim Xẹt Phân Bố Tại Vị Trí Chân Đồi
- Ảnh Hưởng Của Cây Bụi, Thảm Tươi Đến Tái Sinh Của Loài Lim Xẹt
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)
Kết quả nghiên cứu tại huyện Lâm Bình cho thấy, Lim xẹt là cây gỗ nhỡ, có đường kính dao động từ 11,6 cm đến 22,5 cm, trung bình từ 14,9 m đến 18,7 m. Có chiều cao dao động từ 7,2 m đến 11,7 m, trung bình từ 9,7 m đến 10,7 m. Có chỉ số chiều cao dưới cành dao động từ 2,5 m đến 6,5 m, trung bình từ 4,2 m đến 4,4 m. Có đường kính tán dao động từ 2,7 m đến 5,2 m, trung bình từ 3,5 m đến 4,4 m.
Bảng 4.2. Thông tin các ô tiêu chuẩn tại huyện Lâm Bình
OTC | Tọa độ | Độ cao | Số cây LX | Số loài khác | ||
(m) | ||||||
Chân | 1 | E: 00234715 | N: 0249015 | 209 | 3 | 23 |
2 | E: 00244103 | N: 0248699 | 217 | 1 | 31 | |
3 | E: 00235712 | N: 00248841 | 250 | 1 | 25 | |
4 | E: 10529721 | N: 2248126 | 250 | 1 | 25 | |
5 | E: 10510752 | N: 2228381 | 260 | 2 | 19 | |
6 | E: 00235283 | N: 0248838 | 268 | 1 | 23 | |
Sườn | 7 | E: 10520425 | N: 2225225 | 270 | 2 | 18 |
8 | E: 00245753 | N: 0248769 | 273 | 1 | 29 | |
9 | E: 10511038 | N: 2228457 | 277 | 1 | 24 | |
10 | E: 10520533 | N: 2225646 | 280 | 1 | 26 | |
11 | E: 10509779 | N: 2231250 | 284 | 1 | 26 | |
12 | E: 10528266 | N: 2246596 | 420 | 1 | 29 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, ở huyện Lâm Bình Lim xẹt có phân bố ở các dạng địa hình từ chân đồi đến Sườn, ở độ cao từ 209 m đến 420 m so với mực nước biển. Số cá thể Lim xẹt đếm được trong các ô tiêu chuẩn 1000 m2 là 1 đến 3 cá thể, tương đương với mật độ 10 - 30 cây/ha. Số loài thực vật có mặt
trong các ô tiêu chuẩn biến động từ 18 - 31 loài.
4.2.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố
Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần loài cây nào có chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài