Phương Tiện Vận Chuyển Khách Du Lịch Tới Điểm Đến Du Lịch.

Nghiên cứu về động cơ du lịch của con người có một ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thị trường khách du lịch cũng như giải quyết mối quan hệ cung-cầu của ngành Du lịch.

- Mục đích đi du lịch của khách:

Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch: Con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhưng trong đó có mục đích chính của chuyến đi như:

+ Tham quan văn hoá- lịch sử: Đây là một trong những mục đích mang tính phổ biến nhất và là cốt lõi của các chương trình du lịch. Con người khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhưng cái cốt lõi vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch. Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ khách du lịch (trong đó cả khách du lịch nội địa lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định. Ví dụ: Khi khách du lịch đến Hà Nội ai cũng mong muốn được biết Hà Nội có từ bao giờ và ngay cả những người ở Hà Nội cũng không thể biết hết được các di tích lịch sử nổi tiếng ở đây và mong muốn được đi tham quan tìm hiểu.

+ Nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái hồi sức lao động của con người sau những tháng, năm lao động vất vả. Các chuyến du lịch với mục đích nghỉ dưỡng đã có từ rất lâu, đặc biệt khi du lịch chưa trở thành hiện tượng xã hội phổ biến mà chỉ dành cho tầng lớp giàu có và giai cấp thống trị. Ngày nay, đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng đã trở nên phổ biến với đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia. Đông đảo nhất là những người lao động có thu nhập tương đối cao, những người sống ở thành phố chịu nhiều áp lực của tiếng ồn, ô nhiễm môi trường do khói và bụi, những người già có tiền tích luỹ sau nhiều năm làm việc hoặc có con thành đạt trợ cấp cho đi du lịch nghỉ dưỡng.

+ Mục đích công vụ: Hiện nay, nhiều người đi công tác, dự các cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số lượng khách đi với mục đích này rất lớn và nhiều nước đặt ra mục tiêu trở thành

trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực. Khi đi du lịch với mục đích này, khách thường có khả năng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nước, của các tổ chức và các tập đoàn lớn. Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức này bảo trợ với mức cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình du lịch này rất lớn. Mặt khác, do mối quan hệ họ còn là người xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho đất nước đến tham quan và du lịch.

+ Mục đích thăm thân: Những chuyến du lịch với mục đích thăm thân ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cư ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch.

- Mục đích chữa bệnh: Những chuyến du lịch với mục đích chữa bệnh đã phát triển từ xa xưa, chủ yếu tại những nơi có nguồn nước khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, cỏ cây thiên nhiên,..v.v) phục vụ việc điều dưỡng và chữa bệnh cho con người.

+ Mục đích thể thao: Những người đi du lịch với mục đích này gồm hai loại: Các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao. Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực (Olympic, Wodl Cup, SeaGame ..v.v) hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch. Không phải ngẫu nhiên, các nước thường cạnh tranh với nhau trong việc đăng cai các cuộc thi đấu thể thao của quốc tế và khu vực nhằm phát triển các hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Mục đích tôn giáo, tín ngưỡng: Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, cuộc sống của một bộ phận dân cư dựa vào các thần linh, chúa trời. Con người ngoài đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận dân cư đã hình thành các tôn giáo: Thiên chúa giáo, đạo tin lành, phật giáo, cao đài hoà hảo, cơ đốc giáo, đạo hồi…Các tín đồ

đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hương đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Ví dụ: Vào đầu xuân có hàng vạn người Việt Nam đi hành hương với mục đích tâm linh tới các chùa, đền để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hoặc hàng năm có hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đên Vatican (Italia) để thăm nơi thánh địa của thiên chúa giáo…v.v. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia.

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 3

+ Vui chơi, giải trí: Vui chơi, giải trí là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người sau những ngày lao động mệt mỏi nhằm nghỉ dưỡng phục hồi thể lực và tinh thần. Để thoả mãn nhu cầu của con người, đã hình thành một ngành công nghiệp giải trí phục vụ con người bao gồm: các nhà hát biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các rạp chiếu phim, các vũ trường, các casino (trung tâm đánh bạc), các cuộc cá cược cho đua ngựa, các công viên chuyên đề ..v.v. Nhiều nước đã hình thành những trung tâm Casino lớn và nổi tiếng để thu hút khách du lịch đến giải trí như: Macao (Trung Quốc), Lavegas (Mỹ)..v.v.

1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển khách du lịch tới điểm đến du lịch.

- Du lịch bằng hàng không: Đây là loại hình du lịch mà phần lớn khách du lịch sử dụng. Với khách du lịch sử dụng phương tiện bằng đường hàng không như máy bay thì khách thường có khả năng chi trả cao cho chuyến đi.

- Du lịch bằng đường bộ: Số lượng khách du lịch đi bằng ô tô rất lớn, đây là một loại hình được lựa chọn nhiều nhất. Khi lựa chọn du lịch bằng đường bộ với phương tiện vận chuyển là ô tô sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, và đây là loại hình được đa phần khách trong nước lựa chọn vì phù hợp với khả năng chi trả của khách.

+ Du lịch bằng đường sắt: Các phương tiện vận tải đường sắt được hiện đại hoá với tiện nghi sang trọng, tốc độ nhanh và an toàn đang cạnh tranh nguồn khách du lịch với các hãng hàng không. Khách hàng lựa chọn phương tiện du lịch này có khả năng chi trả rất cao và đề cao tính an toàn của dịch vụ.

+ Du lịch bằng tàu biển: Loại hình du lịch này phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ, ngày nay đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khách du lịch đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là những người giàu có không chỉ về tiền bạc mà cả về thời gian.

+ Du lịch bằng tàu thuỷ: Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những vùng có nhiều sông và với những con sông chảy qua nhiều quốc gia như sông Đanuyt (Châu Âu), sông MêKông (châu Á)..v.v. Khách du lịch đi trên du thuyền này đi tham quan các quốc gia có dòng sông đi qua. Loại hình du lịch bằng đường thuỷ này rất phát triển khi kết hợp với loại hình du lịch tham quan Văn hoá-Lịch sử. Khách lựa chọn phương tiện du lịch này thường là các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ, giáo viên….

* Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trước hết bằng xe ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ như: Xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng acquy, cáp treo..v.v. Các nhà kinh doanh du lịch còn tạo ra nhiều phương tiện vận chuyển mang tính chất đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn để tạo ra sức thu hút khách. Đồng thời dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển khách chọn sẽ đánh giá được khả năng chi trả của khách hàng trong chuyến đi.

1.2.2.3. Nhu cầu của du khách

Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu đi du lịch của con người càng cao. Du lịch giờ đây không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, giàu có trong xã hội mà nó ngày càng được đại chúng hoá. Con người đi du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do nhịp sống hiện đại hoá căng thẳng nên người ta muốn nghỉ ngơi, do ô nhiễm môi trường, do cuộc sống lao động lặp đi lặp lại thường xuyên, do lây lan tâm lý... Tuy nhiên nhu cầu du lịch lại phụ thuộc vào nhiêu yếu tố: Tính thời vụ, cảnh quan thiên nhiên, tình hình kinh tế, chính trị...Chính bởi nhiều lý do mà nhu cầu du lịch được coi là: Nhu cầu thứ yếu đặc biệt, bởi nhu cầu này chỉ được thoả mãn khi có 2 điều kiện nơi nào có tài nguyên du lịch và cơ sở vật

chất kỹ thuật. Nhu cầu thứ yếu cao cấp: Đòi hỏi người đi du lịch phải có khả năng chi trả cao hơn bình thường, có thời gian rỗi và trình độ dân trí. Bởi nhu cầu du lịch là nhu cầu có thiên hướng đến sự hưởng thụ. Nhu cầu có tính tổng hợp cao. Có nghĩa là nó đòi hỏi được đáp ứng ba nhóm nhu cầu sau:

-Nhu cầu thiết yếu: Đây là nhu cầu cơ bản của con người như: nhu cầu ăn, uống, ở, đi lại… Tuy không có vai trò quyết định trong việc tạo ra động cơ, động lực thúc đẩy con người phát sinh nhu cầu đi du lịch nhưng nó luôn tồn tại trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đặc biệt, lúc đi du lịch, nhu cầu này của khách cần được đáp ứng với chất lượng cao hơn so với ngày thường ở nơi cư trú thường xuyên.

- Nhu cầu đặc trưng: Như nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, thưởng thức cái đẹp, tìm hiểu, giao tiếp… Nhu cầu này tạo ra nguyên nhân của chuyến đi du lịch, tạo động cơ du lịch và đó chính là mục đích du lịch. Dựa vào nhu cầu đặc trưng để xây dựng các dịch vụ đúng nhu cầu của khách du lịch.

- Nhu cầu bổ sung: Là loại nhu cầu phát sinh trong quá trình du lịch, ngoài hai nhu cầu trên như thẩm mỹ, thông tin, làm đẹp… Xây dựng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu này theo đúng mong muốn của khách du lịch giúp tìm ra được giải pháp để tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách du lịch, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh du lịch.

Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và đặc trưng, các nhà quản lý du lịch cần chú ý đến nhu cầu bổ sung để tạo ra tính đa dạng, dị biệt của sản phẩm du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn, quyết định khả năng cạnh tranh, thu hút của sản phẩm du lịch.

1.2.2.4. Độ dài thời gian lưu trú của du khách

Độ dài thời gian lưu trú của khách du lịch hiện qua số ngày/ đêm lưu lại của khách du lịch nhằm phản ánh rõ hơn nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Dựa vào chỉ tiêu này các nhà quản lí du lịch sử dụng để làm công tác quy hoạch, lập kế hoạch cho điểm du lịch, vùng du lịch.

Tại điểm du lịch, số lượt đến của khách du lịch bằng nhau nhưng thời gian lưu lại nhiều hơn thì lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Nói cách khác, sự tăng lên của số lượt khách chưa hẳn sẽ kéo theo sự tăng lên của số ngày khách vì nó còn phụ thuộc vào thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tăng lên sẽ làm cho số ngày khách tăng. Quá trình tăng trưởng này phụ thuộc vào sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại điểm du lịch và sự đa dạng về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp du lịch.

Tổng ngày khách lưu lại = Tổng số lượt đến của khách x Thời gian lưu trú bình quân của khách

1.2.2.5. Chi tiêu của du khách

Số lượng tiền KDL chi tiêu phản ánh cầu du lịch một cách có ý nghĩa nhất nhưng lại rất khó xác định do KDL bị quên hoặc cố tình giấu bớt các khoản đã chi tiêu. Vì thế mà có một số cách để tính như sau:

+ Ước tính chi tiêu của KDL qua số ngày / đêm lưu lại của KDL và số tiền chi tiêu bình quân mỗi ngày của KDL.

Số lượng tiền KDL đã chi tiêu = Tổng số ngày / đêm lưu lại của KDL x Bình quân chi tiêu mỗi ngày của KDL

Hoặc :

Số lượng tiền KDL đã chi tiêu = Số lượt đến của KDL x Bình quân số ngày lưu lại của một KDL x Bình quân chi tiêu mỗi ngày của một KDL.

Như vậy, chi tiêu của KDL tăng lên khi số lượt khách đến tăng, thời gian lưu lại bình quân của KDL dài hơn hoặc khách bị kích thích chi tiêu trong một ngày nhiều hơn.

+ Ước tính chi tiêu của KDL thông qua thuế: Từ các khoản thuế nhà nước thu được trên các hoạt động kinh doanh du lịch và thuế suất chi từng hoạt động, từ đó xác định tổng doanh thu của các hoạt động kinh doanh du lịch và suy ra tổng số tiền khách du lịch chi tiêu.

1.2.2.6. Tính thời vụ trong tiêu dùng du lịch

Thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hằng năm của cung và cầu, các dịch vụ hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định. Đây là hiện tượng phổ biến, khách quan, phụ thuộc vào từng loại khách, mức độ khai thác tài nguyên du lịch và các điều kiện đón tiếp phục vụ khách, loại hình du lịch và cả điều kiện phát triển du lịch của quốc gia, địa phương.

Tính thời vụ trong tiêu dùng du lịch được hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như các nhân tố mang tính tự nhiên (khí hậu, thời tiết, thể loại tài nguyên du lịch...), các nhân tố mang tính kinh tế xã hội tổ chức kỹ thuật (thời gian rỗi, thói quen du lịch, sự quần chúng hóa trong du lịch, tập tục, sự sẵn sàng đón tiếp khách...), cả những nhân tố mang tính tâm lý và một số nhân tố khác như sự phân bổ hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí, chính sách giá, chính sách tuyên truyền quảng cáo...

Trong kinh doanh du lịch, để hạn chế tính thời vụ, người ta có thể sử dụng một số biện pháp như nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa khả năng đón tiếp, sử dụng tích cực các động lực kinh tế, các biện pháp tuyên truyền quảng cáo... Nhằm kéo dài mùa vụ du lịch của loại hình du lịch nào đó hoặc đa dạng hóa loại hình và xác định các điều kiện cho mùa du lịch thứ hai...

Tóm lại: Việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách là nhằm đưa ra sản phẩm dịch vụ, hàng hoá phù hợp đạt hiệu quả cao, đáp ứng được mức độ thoả mãn của khách. Điều đó đồng nghĩa với việc kinh doanh đạt hiệu quả.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút KDL của điểm đến du

lịch


1.3.1. Các nhân tố vĩ mô

1.3.1.1. Giá trị của nguồn tài nguyên du lịch

Nguồn tài nguyên và giá trị của chúng đối với hoạt động du lịch là nhân tố

đầu tiên quyết định khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch. Số lượng, chất lượng, mật độ, danh tiếng, sự công nhận, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường gửi khách, sức chứa của điểm du lịch... là các chỉ số để đo lường khả

năng sử dụng nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch, là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển du lịch của vùng, quốc gia. Thể loại tài nguyên đồng thời cũng là nhân tố góp phần quyết định loại hình du lịch, tính thời vụ của dòng khách và của điểm du lịch. Nói cách khác, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành nên sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch và là một bộ phận cấu thành nên tổ chức lãnh thổ du lịch. Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của tài nguyên du lịch tạo nên sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch, làm tăng thêm độ hấp dẫn, khả năng thu hút khách du lịch.

Tài nguyên du lịch chia làm 2 loại cơ bản :

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Địa hình và vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn và hệ động thực vật.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Di sản và di tích, lễ hội và các làng nghề, các đối tượng gắn liền với dân tộc học, các sự kiện.

1.3.1.2. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia

Quan điểm phát triển du lịch của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển du lịch của quốc gia đó. Chính sách quản lí của nhà nước có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ hoạt động du lịch. Thông qua các công cụ quản lý của mình, nhà nước có thể đề ra các đường lối khuyến khích phát triển du lịch, ban hành các chính sách và biện pháp đồng bộ, tiến hành thực hiện cơ chế quản lý gọn nhẹ, hoàn thiện hệ thống pháp luật từ khâu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến khâu thực thi, kiểm tra giám sát thực hiện chúng. Điều này, một mặt tạo nhận thức xã hội để kết hợp đồng bộ các hoạt động định hướng cho du lịch phát triển; một mặt tạo sự an toàn, tiện lợi nhắm làm tăng thêm sức hấp dẫn, sức thu hút và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

Các chính sách phát triển du lịch của quốc gia, của vùng có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực thúc đẩy du lịch rất lớn như chiến lược phát triển du lịch quốc gia trong mỗi giai đoạn đã xây dựng các chiến lược về sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, giữ gìn và tôn tạo phát triển tài nguyên du

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 23/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí