Riêng đề tài nghiên cứu về đặc điểm nguồn khách dưới góc độ phân tích cụ thể trên phạm vi Tỉnh Quảng Ngãi chưa có nghiên cứu nào chi tiết. Do đó “ Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi” là đề tài mới, chưa có nghiên cứu tiền nhiệm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Đưa ra các giải pháp thu hút khách du lịch tới Tỉnh Quảng
Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu
hút khách du lịch của điểm đến.
Nêu rõ đặc điểm nguồn khách; thực trạng thu hút khách du lịch đến Tỉnh Quảng Ngãi
Đưa ra một số giải pháp để tăng cường thu hút khách du lịch đến Tỉnh Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 1
- Phương Tiện Vận Chuyển Khách Du Lịch Tới Điểm Đến Du Lịch.
- Điều Kiện Về An Ninh, Chính Trị Của Đất Nước
- Đầu Tư, Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Xã Hội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Và Cơ Sở Kỹ Thuật Của Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Nghiên cứu đặc điểm của nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi dưới góc độ vĩ mô.
- Về không gian
Theo địa giới hành chính Quảng Ngãi phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các tỉnh Gia Lai, Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích 5.152,95 km².
- Về thời gian
Số liệu hiện trạng từ năm 2009 hết năm 2015
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tư liệu để đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2015. Với phương pháp thực địa giúp phân tích các tư liệu một cách sát thực hơn tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ngãi. Từ đó phân tích đặc điểm nguồn khách đến Quảng Ngãi, tìm ra những hạn chế trong công tác thu hút khách du lịch của Tỉnh và đề ra các phương pháp thu hút nhiều khách du lịch đến với Quảng Ngãi.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch đối với sự phát triển của điểm đến du lịch trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Với nguồn khách du lịch quốc tế, nội địa tập trung phân tích rõ đặc điểm: Về động cơ, mục đích, đối tượng, khả năng chi trả của khách khi tới du lịch Quảng Ngãi.
- Đề tài đã phân tích rõ thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch mà ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm giúp ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tăng cường thu hút khách du lịch đến trong thời gian tới.
7. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch của điểm đến.
Chương 2. Thực trạng nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
CỦA ĐIỂM ĐẾN
1. 1. Một số lý luận cơ bản về KDL và điểm đến du lịch
1.1.1. Khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, KDL là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch gồm có khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
- Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam ra ngước ngoài du lịch.
1.1.2. Điểm đến du lịch
Lý do đi du lịch của con người rất đa dạng và khác nhau. Họ đi du lịch để thỏa mãn trí tò mò, khám phá, thư giãn, tìm hiểu... Họ rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến địa phương, vùng, lãnh thổ, quốc gia khác... mà không vì mục đích khác ngoài đi du lịch. Nơi mà họ đến gọi chung là điểm đến du lịch.
1.1.2.1. Khái niệm
Dưới mỗi góc độ nghiên cứu có mỗi quan điểm khác nhau về điểm đến du
lịch
- Đứng dưới góc độ địa lý: Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du
khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của mình.
- Đứng ở góc độ kinh tế: Điểm đến du lịch du lịch là một vùng, một nơi hoặc một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cư ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Nói cách
khác, điểm đến du lịch là bất cứ địa điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch và có hoạt động du lịch phát triển.
Vì vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch là những khu vực địa lý rộng hơn điểm thu thu hút / hấp dẫn và bao gồm một số điểm hấp dẫn cùng các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ cần thiết cho khách du lịch. Sự tồn tại của điểm hấp dẫn là điều kiện để kích thích phát triển thành nơi đến du lịch. Và nơi đến phát triển lại làm nảy sinh các điểm hấp dẫn bổ sung để khai thác thị trường khách có hiệu quả hơn.
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến
Các điểm đến được hình thành bởi 3 nhóm yếu tố sau:
- Nhóm 1: Các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch như vị trí địa lý, giá trị tài nguyên du lịch, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội (chính sách của Nhà nước, bầu không khí chính trị, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự quảng bá du lịch...). Tài nguyên và vị trí của điểm du lịch là điều kiện đầu tiên quyết định sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch. Dù tài nguyên nhân tạo hay tự nhiên hoặc các sự kiện đều có tác dụng gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách du lịch. Bên cạnh đó, sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cơ quan có liên quan, các nhân tố kinh tế chính trị xã hội thuận tiện cho du lịch phát triển để tạo nên hình ảnh đặc biệt, riêng biệt của điểm đến du lịch.
- Nhóm 2: Các yếu tố đảm bảo sự đi lại của khách đến điểm du lịch như hệ thống phương tiện giao thông vận tải hiện có và khả năng phát triển trong tương lai. Để một nơi đến tồn tại và phát triển cần phải dự vào các yếu tố giao thông. Các phương tiện giao thông và hệ thống đường sá nối liền với các thị trường gửi khách góp phần hình thành nên điểm đến. Và trong bản thân của nơi đến cũng cần các dịch vụ vận chuyển phong phú để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Nhóm 3: Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu lưu trú và ăn uống trong thời gian khách lưu lại tại điểm du lịch như hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở phục vụ vui chơi giải trí... Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của nơi đến không chỉ
cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo ấn tượng khó quên về một nét văn hóa phi vật chất của đời sống người dân bản xứ. Sự thay đổi da dạng của các cơ sở cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các dịch vụ bổ sung của điểm đến như các dịch vụ tiện nghi, các hoạt động bổ sung (dù không phải chỉ riêng có ở điểm du lịch mà có thể có tại nơi khách sinh sống nhưng lại mong muốn tham gia các hoạt động trong chuyến du lịch). Khả năng cung cấp các tiện nghi, các dịch vụ bổ sung cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành Du lịch, tính chất của một ngành kinh tế tổng hợp của hoạt động du lịch. Quy mô của điểm đến tăng lên sẽ kích thích các tiện nghi, dịch vụ bổ sung tăng theo.
1.1.2.3. Đặc điểm của điểm đến du lịch
- Tính phụ thuộc vào các giá trị của tài nguyên du lịch: Thông qua số lượng, mật độ nguồn tài nguyên để xác định khả năng khai thác thu hút khách cho điểm du lịch. Trong du lịch, việc khai thác nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào giá trị của chúng. Với các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, cảnh quan, hệ sinh vật... của nguồn tài nguyên chúng góp phần tạo nên nét đặc trưng trong sản phẩm du lịch của mỗi vùng. Từ đó hình thành nên đặc điểm của điểm du lịch.
- Tính không tách biệt: Trong du lịch, sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm, khách du lịch phải đến tận nơi có tài nguyên du lịch để cảm nhận giá trị vẻ đẹp của điểm đến. Đây là một trong những đặc điểm không thể tách biệt được nguồn tài nguyên và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, cũng như không thể di dời, hoán đổi vị trí cho nhau. Chỉ khi nào khách du lịch đến tại điểm du lịch thì hoạt động sản xuất ra sản phẩm du lịch của vùng đó mới diễn ra. Đây chính là đặc điểm của điểm du lịch. Do tính không tách biệt này nên sẽ tạo ra đặc tính không thể dự trữ (nếu sản phẩm không được khách du lịch tiêu dùng hôm nay thì sẽ không thể cất trữ để hôm sau đem ra bán lại); tính thời vụ (mức giá xác định cho sản phẩm của điểm du lịch vào mùa cao điểm phải đủ để bù đắp
chi phí cho mùa thấp điểm)... Việc dự báo khả năng, đặc tính của thị trường phải đảm bảo tính chính xác để đầu tư xây dựng điểm đến du lịch.
- Tính đa dụng: Một điểm đến du lịch phải có cả nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng và hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất tốt thì mới đủ điều kiện để phát triển du lịch. Hai thành phần này không chỉ phục vụ nhu cầu của khách du lịch mà còn phục vụ đời sống của dân cư sở tại một cách trực tiếp và gián tiếp. Từ đó tạo ra sự thay đổi bộ mặt địa phương. Thực tế các công trình hạ tầng chung xây dựng phục vụ đời sống dân cư sẽ được dùng cho du lịch khi kinh doanh du lịch bắt đầu hoạt động. Chỉ có các công trình dùng riêng cho hoạt động du lịch như khách sạn, công viên chủ đề... là các công trình chỉ tồn tại khi có hoạt động du lịch. Mặt khác các công trình này không chỉ phục vụ riêng cho du lịch mà các ngành nghề khác cũng tham gia sử dụng. Điều này tạo nên tính đa dạng của điểm đến.
- Tính bổ sung: Thực chất đây là một mối quan hệ ràng buộc nhau trong khi tiến hành kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch có sự kết hợp của nhiều thành phần (có cả hàng hóa, dịch vụ, giá trị tài nguyên...), có sự tham gia của nhiều nhà kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, công ty lữ hành...) nên rất khó đánh giá chất lượng sản phẩm. Các yếu tố này bổ sung cho nhau để tạo nên một sản phẩm tốt, tạo nên dấu ấn của một điểm du lịch tốt. Kiểm soát chất lượng của chúng là một vấn đề khó khăn cần có sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch này.
1.2. Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách
1.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch
Các nội dung nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch bao gồm: Độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân đầu người, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc… Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch, các nhà quản lý điểm đến có thể đưa ra
những chiến lược quảng bá, phát triển du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của điểm đến phù hợp với nhu cầu khách.
1.2.2. Các đặc điểm về tiêu dùng du lịch
1.2.2.1. Động cơ và mục đích đi du lịch của khách du lịch
- Động cơ đi du lịch của khách:
Con người khi có khả năng về kinh tế và có thời gian nhàn rỗi, nhưng chưa chắc họ đã đi du lịch nếu như họ chưa có động cơ đi du lịch. Theo các nhà tâm lý “Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ ra nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta đi du lịch, đi đâu, theo loại hình du lịch nào, điều này thường được biểu hiện ra bằng các hình thức như nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm điều mới lạ”.
Để nắm bắt được động cơ du lịch của mọi người nhằm kích thích họ đi du lịch theo các loại hình du lịch, các nhà tâm lý đã chia làm năm loại động cơ chủ yếu sau:
+ Động cơ tái hồi sức khoẻ: Thông qua du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, tham quan..v.v để giải toả tâm lý căng thẳng và phục hồi sức khoẻ.
+ Động cơ về giao tiếp xã hội: Thông qua du lịch để thăm người thân, bạn bè, thăm lại nơi đã từng ở và công tác, tiếp xúc với các dân tộc khác nhau, khảo sát xã hội..v.v.
+ Động cơ về mở rộng kiến thức về văn hoá: Thông qua du lịch để tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tôn giáo tín ngưỡng.
+ Động cơ về thể hiện mình: Thông qua du lịch để đi khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, hội thảo..v.v tạo ra sự chú ý của mọi người đối với mình.
+ Động cơ về kinh tế: Thông qua du lịch để tìm hiểu thị trường, tìm các cơ hộ đầu tư, xây dựng các mối quan hệ kinh doanh..v.v nhằm đạt mục đích kinh tế.